PHÒNG GD & ĐT DUY TIÊN TRƯỜNG THCS CHÂU GIANG (df_hearder) KIỂM TRA TIẾT 45 - NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN CÔNG NGHỆ 7 – 7 Thời gian làm bài : 45 Phút Mã đề 157 Họ tên :............................................................... Lớp : ................... Điểm Lời phê Ý kiến phụ huynh Phần trắc nghiệm Câu 1 (0.25điểm): Cây lúa dễ bị đổ, cho nhiều hạt lép, năng suất thấp là do bón nhiều: A. Phân chuồng B. Đạm C. Kali D. Lân Câu 2 (0.25điểm): Côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn phá hoại mạnh nhất ở giai đoạn: A. Trứng B. Nhộng C. Sâu trưởng thành D. Sâu non Câu 3 (0.25điểm): Biến đổi nào sau đây ở cơ thể vật nuôi là đúng với sự sinh trưởng A. Tinh hoàn sản xuất tinh trùng B. Buồng trứng của con cái bắt đầu sinh sản ra trứng C. Trọng lượng lợn tăng thêm 7 kg D. Gà trống gáy Câu 4 (0.25điểm): Loại rau quả nào sau đây đều là lương thực: A. Cà phê, mía, bông B. Các loại rau quả C. Lúa, ngô, khoai D. Lúa, khoai tây, su hào Câu 5 (0.25điểm): Ưu điểm của biện pháp sinh học là: A. Thực hiện đơn giản B. Hiệu quả cao, chi phí thấp C. Hiệu quả cao, không ô nhiễm môi trường D. Thực hiện rộng rãi, tiêu diệt sâu bệnh nhanh Câu 6 (0.25điểm): Phân lân, phân kali, phân NPK ..thuộc nhóm phân bón: A. Phân hữu cơ B. Phân vi sinh C. Phân hóa học D. Phân chuồng Câu 7 (0.25điểm): Phân chuồng, phân lân, phân rác thuộc nhóm phân: A. Phân hóa học B. Phân vi sinh C. Phân khó hoà tan D. Phân hữu cơ Câu 8 (0.25điểm): Sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể vật nuôi gọi là : A. Sự sinh trưởng B. Sự phát dục C. Sự sinh sản D. Sự lớn lên Câu 9 (0.25điểm): Tình hình rừng sau khi khai thác trắng là: A. Cây gỗ, cây tái sinh còn nhiều B. Rừng có khả năng tự phục hồi C. Đất bị xói mòn, trơ sỏi đá D. Độ che phủ của tán rừng vẫn còn Câu 10 (0.25điểm): Để phát triển chăn nuôi toàn diện cần phải A. Đa dạng về loại vật nuôi và qui mô chăn nuôi B. Tăng cường đầu tư quản lí cơ sở vật chất C. Chuyển giao khoa học kĩ thuật vào sản xuất D. Tăng cường khả năng làm việc của người chăm sóc Câu 11 (0.25điểm): Mục đích của việc gieo trồng đúng thời vụ để phòng trừ sâu bệnh hại là: A. Tránh thời kì sâu bệnh phát triển mạnh B. Làm thay đổi điều kiện sống và thức ăn của sâu bệnh C. loại trừ mầm mống sâu, bệnh hại D. Loại trừ nơi ẩn náu của sâu bệnh Câu 12 (0.25điểm): Vườn Quốc gia,khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng: A. Rừng sản xuất B. Rừng tái sinh C. Rừng phòng hộ D. Rừng đặc dụng Câu 13 (0.25điểm): Muốn phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao cần áp dụng: A. Biện pháp thủ công B. Phối hợp kiểm dịch thực vật và canh tác C. Tổng hợp và vận dụng thích hợp các biện pháp D. Biện pháp hoá học Câu 14 (0.25điểm): Yếu tố nào không gây ra bệnh cây: A. Nấm B. Sâu C. Vi rút D. Vi khuẩn Câu 15 (0.25điểm): Đặc điểm nào sau đây thuộc loại khai thác trắng: A. Giữ lại những cây gỗ tốt B. Chặt toàn bộ cây rừng trong một lần C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3-4 lần khai thác D. Chặt cây già, phẩm chất kém Câu 16 (0.25điểm): Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản gọi là: A. Chọn ghép B. Chọn phối C. Nhân giống D. Chọn giống II. Phần tự luận Câu 17 (2điểm): Em hãy nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất ? Câu 18 (2điểm): Những điều kiện để công nhận là giống vật nuôi? Câu 19 (2điểm): Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ là gì ? ------ Bài làm ------ . .
Tài liệu đính kèm: