KIỂM TRA MỘT TIẾT LỊCH SỬ LỚP 12, NĂM HỌC 2015-2016 I-Chủ đề: Chủ đề 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU ( 1945-1991). LIÊN BANG NGA (1991-2000) Chủ đề 2: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á Chủ đề 3: NƯỚC MĨ Chủ đề 4: CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỮA SAU THẾ KỈ XX II- Chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương tình giáo dục phổ thông hiện hành: Chủ đề 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU ( 1945-1991). LIÊN BANG NGA (1991-2000) - Những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng CNXH ở LXô và Đông Âu từ 1945 đến những năm 70, ý nghĩa của những thành tựu . - Quan hệ hợp tác toàn diện giữa LX và các nước XHCN Đông Âu - Cuộc khủng hoảng của chế độ XHCN ở LX và các nước Đông Âu, nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở các nước này - Tình hình Liên Bang Nga từ 1991-2000 Chủ đề 2: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á - Những nét chung về khu vực Đông Bắc Á và những biến đổi to lớm của khu vực này sau chiến tranh thế giới thứ hai - Những vấn đề cơ bảm về Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai + Sự thành lập nước CHND Trung Hoa, ý nghĩa + Tình hình Trung Quốc trong 20 năm không ổn định ( 1959-1978) + Đường lối cải cách mở cữa và những thành tựu chính mà TQ đạt được từ 1978-2000 . Chủ đề 3: NƯỚC MĨ -Trình bày được sự phát triển về kinh tế, khoa học - kĩ thuật của nước Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó của nước Mĩ - Trình bày được những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Chủ đề 4: CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỮA SAU THẾ KỈ XX - Hiểu được cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay diễn ra mạnh mẽ là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người - Tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX: - Hiểu được thế nào là toàn cầu hoá. Trình bày được những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX III. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập trong chủ đề Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU ( 1945-1991). LIÊN BANG NGA (1991-2000) Công cuộc khôi phục kinh tế ( 1945-1950) Liên Xô tiếp tục xây dựng CNXH ( từ 1950 đến nữa đầu những năm 70) Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu Vai trò của Liên Xô đối với quốc tế từ 1945-1991. LBNga từ 1991-nay CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á - Những nét chung về khu vực Đông Bắc Á Sự thành lập, nước CHDC ND Trung hoa Đường lối cải cách, mở của Thành tựu Ý nghĩa của nước CHDC ND Trung hoa ra đời Ý nghĩa của những thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách và mở cữa Việt Nam học tập được gì từ công cuộc cải cách mở cữa của Trung Quốc NƯỚC MĨ Nêu được tình hình kinh tế của Mĩ từ 1945-1973 Giải thích được nguyên nhân quan trọng giúp cho nền kinh tế Mĩ phát triển CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỮA SAU THẾ KỈ XX Nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ Xu thế TCH Rút ra được những tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ Liên hệ trách nhiệm của bản thân truớc những tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa IV-HỆ THỐNG CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO CÁC MỨC ĐÃ MÔ TẢ Đề ra: Câu 1:Nêu những thành tựu đạt được của Liên Xô trong giai đoạn từ 1950 đến nữa đầu những năm 70, những thành tựu đạt được đó có ý nghĩa gì đối với Liên xô và đối với thế giới, chính sách đối ngoại của Liên Xô trong giai đoạn này? ( 2.5 điểm) Câu 2: Tình hình kinh tế của Mĩ từ 1945-1973 có sự phát triển như thế nào. nguyên nhân giúp cho kinh tế Mĩ phát triển? ( 2.5 điểm) Câu 3: Nguồn gốc, đặc điểm, tác động của cách mạng khoa học – công nghệ ?. ( 3.0 điểm) Câu 4: Liên hệ trách nhiệm của bản thân em truớc những tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ?. ( 2.0 điểm) HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM Câu Nội dung chính cần trả lời Điểm Câu 1 2.5 - Thành tựu: + Công nghiệp: trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới( sau Mĩ), đi đầu thế giới về công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân + Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hằng năm trong những năm 60 là 16% + Khoa học- kĩ thuật: 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo, 1961 phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh trái đất mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người 1.5 - Ý nghĩa: củng cố và tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô Viết, nâng cao uy tín và địa vị của LX trên trường quốc tế, là chổ dựa của phong trào cách mạng thế giới 0.5 - Đối ngoại: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, giúp đỡ các nước XHCN 0.5 Câu 2 2..5 * Về kinh tế: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai kt Mĩ phát triển mạnh mẽ - Biểu hiện: + Sản lượng CN chiếm 56% sản lượng CN thế giới (1948) + Sản lượng nông nghiệp 1949= 2 lần tổng sản lượng Anh, Pháp,Đức, ITLA, Nhật cộng lại + Nắm trên 50% tàu bè đi lại trên biển, chiếm ¾ dự trữ vàng thế giới,chiếm 40% tổng sp kt thế giới => Trong hơn hai thập kỉ sau chiến tranh Mĩ trở thành nước tư bản giàu nhất, là trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới 1.25 - Nguyên nhân: + Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tntn phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao và nhiều khả năng sáng tạo. + Ở xa chiến trường,không bị chiến tranh tàn phá, nước Mĩ được yên ổn phát triển kt, làm giàu nhờ bán vũ khí và các phương tiện quân sự cho các nước tham chiến. + Mĩ áp dụng thành công những tiến bộ kh-kt để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp lí cơ cấu kt + Kinh tế Mĩ có khả năng cạnh tranh lớn và có hiệu quả + Các chính sách và biện pháp điều tiết của chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất 1.25 Câu 3 3.0 * Nguồn gốc: Xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về v/c và tinh thần ngày càng cao của con người * Đặc điểm:khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học và kĩ thuật có sự liên kết chặt chẻ, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học 1.0 * Tác động: - Tích cực: + Tăng năng suất lao động + Không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng sống của con người + Đòi hỏi thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục + Kinh tế- văn hóa- giáo dục thế giới có sự giao lưu quốc tế hóa ngày càng cao - Hạn chế: gâu ra những hậu quả mà con người chưa thể khắc phục được: + Ô nhiễm môi trường + Tai nạn lao động, tai nạn giao thông + Bệnh tật + Vũ khí hủy diệt 2.0 Câu 4S Liên hệ: -Tích cực học tập tốt để có thể tiếp cận, ứng dựng khoa học công nghệ - Tham gia bảo vệ môi trường.. - Phòng chống dịch bệnh - Không lạm dụng những sản phẩm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ 2.0
Tài liệu đính kèm: