Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Sở GD & ĐT Phú Yên

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Sở GD & ĐT Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Sở GD & ĐT Phú Yên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG PT DTNT TỈNH
( Đề thi có 06 trang )
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi Khoa học xã hội môn : Lịch Sử
Thời gian : 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1. Hãy chọn câu đúng nhất để viết tiếp về Iuri Gagarin:
Iuri Gagarin là:
a/. Người đầu tiên bay lên sao hỏa 
b/. Người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo
c/. Người đầu tiên bay vào vũ trụ
d/. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
Câu 2. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?
a/. Đứng thứ nhất trên thế giới 	b/. Đứng thứ hai trên thế giới
c/. Đứng thứ ba trên thế giới 	d/. Đứng thứ tư trên thế giới
Câu 3. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
a/. Hòa bình, trung lập
b/. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
c/. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
d/. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước (Liên Xô) và bước đầu trở thành hệ thống thế giới:
a/. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
b/. Sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
c/. Sự ra đời của nước Cộng hòa Ấn Độ
d/. Câu a và b
Câu 5. Hoàn cảnh của nhân dân các nước Đông Âu khi bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH:
a/. Cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu
b/. Các nước đế quốc tiến hành bao vây về kinh tế, can thiệp về chính trị
c/. Các thế lực chống CNXH vẫn còn tồn tại và ra sức chống phá
d/. Cả a, b, c,
Câu 6. Những thiếu sót và sai lầm cơ bản mà công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu đã phạm phải là:
a/. Rập khuôn một cách giáo điều theo mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô,
b/. Chủ quan, duy ý chí, không tuân theo quy luật khách quan của lịch sử.
c/. Thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội và vi phạm pháp chế XHCN.
d/. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế.
Câu 7. Vị tổng thống đầu tiên của Liên Xô là:
a/. Lênin. 	b/. Xtalin.
c/. Goocbachốp 	d/. Enxin.
Câu 8. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:
a/. Đã xây dựng một mô hình về CNXH chưa đúng đắn, chưa phù hợp,
b/. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới.
c/. Những sai lầm về chính trị và tha hóa về phẩm chất đạo đức của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
d/. Hoạt động chống phá của các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước.
Câu 9. Điều kiện cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc là:
a/. Lực lượng cách mạng Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai phát triển mạnh,
b/. Được sự giúp đỡ của Liên Xô.
c/. Tác động của phong trào cách mạng thế giới.
d/. Nhân dân trong nước ủng hộ lực lượng cách mạng.
Câu 10. Thời gian thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
a/. Tháng 10 – 1948 	b/. Tháng 10 - 1949
c/. Tháng 10 – 1950 	d/. Tháng 10 - 1951.
Câu 11: Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức ở đâu? Ngày tháng năm nào?
a/ Hà Nội – 9/2/1930
b/ Quảng Châu (TQ) – 01/5/1930
c/ Cửu Long (Hương Cảng) – 06/01/1930
d/ Ma Cao (TQ) – 03/2/1930
Câu 12: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp nào?
a/ Chủ Nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh 
b/ Chủ Nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
c/ Chủ Nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân
d/ Chủ Nghĩa Mác – Lênin với phong trào yêu nước Việt Nam
Câu 13: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta là ai?
a/ Nguyễn Ái Quốc b/ Trần Phú
c/ Trường Chinh d/ Lê Duẫn
Câu 14: Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và luận cương chính trị tháng 10/1930 do Trần Phú soạn thảo?
a/ Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN
b/ Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc trước, đánh đổ phong kiến sau
c/ Nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam là chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo
d/ Câu a và c đúng
Câu 15: Đảng Cộng sản Việt Nam được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?
a/ 02/1930 b/ 05/1930
c/ 10/1930 d/ 03/1935
Câu 16: Tháng 12/1927, Việt Nam Quốc dân đảng – Chính đảng của giai cấp tư sản Việt Nam, được thành lập. Lãnh tụ của Đảng là ai?
a/ Phan Bội Châu b/ Phan Châu Trinh
c/ Ngô Gia Tự d/ Nguyễn Thái Học 
Câu 17: Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 – 1939 là gì?
a/ Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày
b/ Đánh đuổi thực dân Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập
c/ Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình
d/ Các câu trên đều đúng
Câu 18: Trong cao trào dân chủ 1936 – 1939, Đảng đã vận dụng nhiều hình thức đấu tranh phong phú để biểu dương lực lượng. Nhân ngày Quốc tế Lao động 01/5/1938, một cuộc mit tinh khổng lồ của 2,5 vạn người đã diễn ra với khẩu hiệu đòi tự do lập hội, đòi giảm thuế, chống phát xít, Cuộc mit tinh diễn ra tại đâu?
a/ Quảng trường nhà Đấu xảo (Hà Nội)
b/ Quảng trường Ba Đình (Hà Nội)
c/ Phủ Khâm Sai
d/ Nhà hát lớn
Câu 19: Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (3/1935) đã diễn ra ở đâu?
a/ Cao Bằng b/ Hương Cảng(TQ)
c/ Ma Cao (TQ) d/ Tân Trào.
Câu 20: Từ ngày 27 đến 31/3/1935, đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Ma Cao(TQ). Ai là người chủ trì đại hội?
a/ Lê Hồng Phong b/ Nguyễn Ái Quốc 
c/ Nguyễn Văn Cừ d/ Hà Huy Tập
Câu 21: Tại đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản diễn ra ở Matxcơva (LX), đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do ai dẫn đầu đến dự?
a/ Nguyễn Ái Quốc b/ Phạm Văn Đồng
c/ Lê Hồng Phong d/ Nguyễn Văn Cừ
Câu 22: Từ tháng 3/1938 đến tháng 8/1941, ai là Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương?
a/ Trường Chinh b/ Hà Huy Tập
c/ Nguyễn Văn Cừ d/ Lê Hồng Phong
Câu 23: Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn diễn ra vào ngày tháng năm nào?
a/ 27/9/1940 b/ 23/11/1940
c/ 13/01/1941 d/ 10/5/1941
Câu 24: Ngày 13/01/1941, binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An) đã nổi dậy chiếm đồn, đánh chiếm Đô Lương, rồi lên ô tô kéo về Vinh. Cuộc binh biến này do ai lãnh đạo?
a/ Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn)
b/ Nguyễn Văn Cừ 
c/ Nguyễn Văn Cung (Đội Cung)
d/ Lương Ngọc Quyến 
Câu 25: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng tại Bắc Pó (Cao Bằng), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra trong khoảng thời gian nào?
a/ Từ 10 đến 19/5/1941 b/ Từ 15 đến 19/5/1941
c/ Từ 10 đến 19/5/1942 d/ Từ 10 đến 19/5/1943
Câu 26: Sau 30 năm bôn ba, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc vào thời gian nào?
a/ 28/01/1941 b/ 10/5/1941
c/ 19/5/1941 d/ 22/12/1944
Câu 27: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng (05/1941) được tổ chức tại đâu?
a/ Tân Trào b/ Tuyên Hóa
c/ Bắc Pó d/ Bắc Sơn 
Câu 28: Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng Công Sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh đã được thành lập nhằm tập hợp quần chúng vào một mặt trận thống nhất đánh đổ thực dân phong kiến giải phóng dân tộc. Mặt trận Việt Minh được thành lập vào ngày tháng năm nào?
a/ 19/5/1941 b/ 22/12/1944
c/ 14/8/1945 d/ 16/8/1945
Câu 29: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong các cuộc khởi nghĩa nào?
a/ K/n Bắc Sơn b/ K/n Ba Tơ
c/ K/n Nam Kì d/ Binh biến Đô Lương 
Câu 30: Tổ chức nào được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam?
a/ Việt Nam giải phóng quân 
b/ Cứu quốc quân 
c/ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944)
d/ Vệ quốc đoàn
Câu 31: Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được ra đời. Ngay sau khi thành lập, Đội đã đánh thắng những trận nào?
a/ Thái Nguyên b/ Phay Khắt – Nà Ngần
c/ Việt Bắc d/ Biên giới
Câu 32: Ai là người được giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12/1944?
a/ Văng Tiến Dũng b/ Phạm Văn Đồng
c/ Võ Nguyên Giáp d/ Trường Chinh
Câu 33: Ngày 04/6/1945, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập và được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. Khu giải phóng Việt Bắc gồm một phần những tỉnh nào?
a/ Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Tây, Tuyên Quang, Thái Nguyên
b/ Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên
c/ Hưng Yên, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên
d/ Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái
Câu 34: Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, nhiều phong trào đấu tranh đã liên tục nổ ra. Ở Quảng Ngãi, tù chính trị Ba Tơ nổi dậy chiếm đồn giặc, thành lập chính quyền cách mạng, tổ chức đội du kích Ba Tơ  Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào ngày tháng năm nào?
a/ 09/3/1945 b/ 11/3/1945
c/ 14/8/1945 d/ 16/8/1945
Câu 35: Chiều ngày 16/8/1945, một đội quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã tiến về giải phóng nơi nào?
a/ Cao Bằng b/ Quảng Nam
c/ Thái Nguyên d/ Thanh Hóa
Câu 36: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945, có 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất (18/8/1945). Đó là những tỉnh nào?
a/ Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam
b/ Bắc Cạn, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam 
c/ Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tỉnh, Quảng Nam
d/ Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Ngãi
Câu 37: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945, cuộc khởi nghĩa ở thủ đô Hà Nội giành được toàn thắng vào thời gian nào?
a/ 14/8/1945 b/ 16/8/1945
c/ 19/8/1945 d/ 23/8/1945
Câu 38: Ngày 25/8/1945, địa phương nào đã giành được chính quyền?
a/ Huế b/ Đà Nẵng
c/ Hà Nội d/ Sài Gòn ( Phú Yên 24/8/1945)
Câu 39: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại đâu? Ngày tháng năm nào?
a/ Tân Trào – 14/9/1945
b/ Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) – 02/9/1945 
c/ Khu Đấu Xão (HN) – 02/9/1945
d/ Phủ Khâm Sai – 19/9/1945
Câu 40: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc họp nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
a/ Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
b/Chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam
c/ Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
d/ Cả a,b và c
-------Hết -------

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_DTNTT.doc