Kiểm tra học kỳ I – Năm học : 2013 – 2014 môn hóa học – Lớp 12 – Chương trình chuẩn

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1128Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I – Năm học : 2013 – 2014 môn hóa học – Lớp 12 – Chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kỳ I – Năm học : 2013 – 2014 môn hóa học – Lớp 12 – Chương trình chuẩn
Sôû Giaùo Duïc Tp Hoà Chí Minh KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC : 2013 – 2014
Tröôøng THPT Maïc Ñónh Chi MÔN HÓA HỌC – LỚP 12– CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Mã đề 248
 Ñeà coù 03 trang , goàm 40 caâu , Thôøi gian laøm baøi : 60 phuùt 
	 TỪ 12A5 , 12A6 , 12A13 à 12A24 (P14 à 22 và P26à 38)
Chuù yù: HS khoâng söû duïng baûng tuaàn hoaøn.
Cho: Al=27; Cr =52 ; Ag =108 ; Fe=56 ; Zn=65 ; Mg=24; Cu=64; O=16; N=14; H=1; Cl=35,5 ; C=12; S =32. 
01. Hãy cho biết polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
	A. Polietilen.	B. Cao su Buna.	C. Amilopectin.	D. xenlulozơ.
02. Glucozơ lần lượt tác dụng với : Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (1); Cu(OH)2/OH-, to (2); dd AgNO3/NH3, to (3); dd Br2 (4); H2/Ni, to (5). Những trường hợp phản ứng mà trong đó glucozơ bị oxi hoá là
 	A. 3, 4, 5. 	B. 3, 4. 	C. 2, 3, 4. 	D. chỉ có 5.
03. Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, tO), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là 
	A. glucozơ, saccarozơ. 	B. glucozơ, sobitol. 	C. glucozơ, fructozơ. 	D. glucozơ, etanol. 
04. Cho sơ đồ phản ứng : Thuốc súng không khói ¬ X ® Y ® Sobitol . Vậy X , Y lần lượt là 
 	A. xenlulozơ, glucozơ. 	B. tinh bột , etanol.	C. mantozơ, etanol. D. saccarozơ , etanol.
05. Một polime có các ứng dụng sau đây: làm vật liệu cách điện, da giả, vải che mưa . Polime đó là
	A. Tơ Lapsan.	B. Poli (vinylclorua) (PVC).	
	C. Nilon–6. 	D. Thủy tinh hữu cơ (PMMA).
06.Trong sơ đồ sau: X à Y à Polietilen, thì X không thể là
	A. CH CH. 	B. CH3– CH2– OH. 	C. CH3 – CH3. 	D. CH2=CHCl.
07. Dùng phản ứng tráng gương có thể nhận biết được cặp chất nào sau đây?
	A. Saccarozơ và glucozơ.	B. Glucozơ và fructozơ.
	C. Saccarozơ và glixerol.	D. Ancol etylic và glixerol.	
08. Cho các chất sau: saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, fructozơ, glixerol. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit tạo ra glucozơ là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4. 
09. Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là
	A. 60%.	B. 40%.	C. 80%.	D. 54%.
10. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
	A. 26,73. 	B. 33,00. 	C. 25,46. 	D. 29,70.
11. Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y. Trung hòa hết lượng axit trong dung dịch Y rồi cho phản ứng ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thì thu được 8,64 gam Ag. Thành phần % về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là: 
	A. 97,14%. 	B. 24,35%.	C. 51,28 %.	D. 48,72%.
12. Khối lượng phân tử của “thuỷ tinh hữu cơ” là 21500 đvC, số mắt xích trong phân tử “thủy tinh hữu cơ” là: 
	A. 251 mắt xích. 	B. 215 mắt xích. 	C.173 mắt xích. 	D. 83 mắt xích. 
13. Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại? 
	A. 1s22s22p63s23p4. 	B. 1s22s22p2. 	C. 1s22s22p5. 	D. 1s22s22p63s1. 
14. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có điện tích hạt nhân bằng 12. Vị trí nào sau đây đúng với nguyên tố X?
	A. Ô thứ 12 , chu kỳ 2 , nhóm IIA.	B. Ô thứ 12 , chu kỳ 3, nhóm IIA.
	C. Ô thứ 12 , chu kỳ 2 , nhóm IIIA. 	D. Ô thứ 12 , chu kỳ 2, nhóm IIB.
15. Kim loại cứng nhất và kim loại dẫn điện tốt nhất lần lượt là:
	A. Kim cương và sắt.	B. Vonfram và đồng.	C. Crom và vàng. 	D. Crom và bạc.	
16. Chọn câu sai 
 	A. Kim loại có tính dẻo cao nhất là Au. 	 
 	B. Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên chủ yếu bởi các electron tự do.
 	C. Kim loại nặng nhất là chì (Pb).	 
 	D. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là vonfam (W).
17. Có các cặp chất sau : (1) Ni và dd MgSO4 ; (2) Sn và dd Pb(NO3)2 ; (3) Ni và dd CuSO4 ; (4) Fe và dd FeCl3 ; (5) Cu và dd Fe(NO3)3 ; (6) Ag và dd H2SO4 loãng . Số cặp chất phản ứng được với nhau là :
	A. 3. 	B. 2. C. 5. 	D. 4. 
18. Cặp chất không phản ứng với nhau là:
	A. Fe và CuSO4.	B. Mg và AgNO3.	C. Al và MgCl2.	D. Fe(NO3)2 và AgNO3.
19. Tính chất hoá học chung của kim loại là tính chất nào sau đây?
 	A. Dễ bị oxi hoá.	B. Dễ bị khử. 	C. Dễ nhận electron.	D. Dễ nhường proton.
20. Có phản ứng hóa học: Mg + CuSO4 ® MgSO4 + Cu. Phương trình nào dưới đây biểu thị sự oxi hóa của phản ứng hóa học trên?
	A. Mg2+ + 2e ® Mg.	B. Mg ® Mg2+ + 2e.	C. Cu2+ + 2e ® Cu.	D. Cu ® Cu2+ + 2e.
21. Trong các trường hợp sau trường hợp nào không thu được muối Fe3+?
	A. Cho kim loại Fe vào dd H2SO4 đặc, nóng, dư.	B. Cho kim loại Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
	C. Cho kim loại FeO vào dd HNO3 loãng, dư.	D. Cho kim loại Fe (dư) vào dung dịch HNO3 loãng.
22. Cho phản ứng sau đây : Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu. Phản ứng này cho thấy :
	A. Zn có tính khử yếu hơn Cu.	B. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.
	C. Cu2+ có tính oxi hóa yếu hơn Zn2+.	D. Cu khử được Zn2+ thành Zn. 
23. Nhúng lần lượt từng kim loại Cu , Fe, Ag vào từng dung dịch CuSO4 , FeSO4 , Fe2(SO4)3 . Số phản ứng xảy ra là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
24. Hãy sắp xếp các ion Cu2+, Hg2+, Fe2+, Pb2+ , Ca2+ theo chiều tính oxi hoá giảm dần?
	A. Ca2+ > Fe2+ > Pb2+ > Hg2+ > Cu2+.	B. Hg2+ > Cu2+ > Pb2+ > Fe2+ > Ca2+.
	C. Ca2+ > Fe2+ > Cu2+ > Pb2+ > Hg2+.	D. Ca2+ > Fe2+ > Pb2+ > Cu2+ > Hg2+.
25. Cho 2 cặp oxi hoá khử: Fe3+/Fe2+ và Cu2+/Cu . Phản ứng xảy ra giữa 2 cặp là :
 	A. Cu + 3Fe2+ 2Fe3+ + Cu. 	B. 2Fe2+ + Cu2+ 2Fe3+ + Cu. 
 	C. Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu. 	D. Cu + 2Fe3+ 2Fe2+ + Cu2+ .
26. Zn có thể khử được tất cả các ion nào sau đây trong dung dịch?
 	A. Ag+, Cu2+, Pb2+. 	B. Cu2+, Al3+, Pb2+.	C. Ag+, Mg2+, Cu2+. D. Ba2+, Fe2+, Pb2+.
27. Hiện tượng xảy ra khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 là
A. bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu. 
B. bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.
C. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh. 
 D. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ.
28. Dây sắt nguyên chất bị gỉ nhanh hơn trong trường hợp nào sau đây?
	A. Để nơi ẩm ướt ngoài không khí.	
	B. Ngâm trong dầu ăn
	C. Quấn vào 1 sợi dây Cu và để ngoài không khí ẩm.	
 	D. Quấn vào 1 sợi dây Zn và để ngoài không khí ẩm.
29. Câu nào đúng trong các câu sau? 
Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra 
A. sự oxi hóa ở cực dương. 	
B. sự khử ở cực âm.
C. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm. 
D. sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương. 
30. Bột Ag có lẫn tạp chất là Fe, Cu, Pb. Muốn có Ag tinh khiết, có thể ngâm hỗn hợp này vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. X là
	A. NaOH.	B. HCl.	C. H2SO4.	D. AgNO3.
31. Câu nào sau đây là đúng?
	A. Tính khử: Al < Zn < Na. 	
	B. Tính oxi hóa: Ag+ > Cu2+ > Fe3+.
 	C. Dung dịch AgNO3 không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2.
	D. Khi nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4 thì thấy khối lượng lá kẽm giảm. 
32. Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp gồm Ag và Cu (hỗn hợp X)
	(a) Cho X vào một lượng dư dung dịch AgNO3.	(b) Cho X vào một lượng dư dd HNO3 (đặc).
	(c) Cho X vào một lượng dư dd HCl . 	(d) Cho X vào một lượng dư dd FeCl3.
Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxi hóa là
	A. (a), (d).	B. (a).	C. (a), (b).	D. (d).
33. Có 2 ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Cho vào ống nghiệm (1) một miếng nhỏ Na, ống nghiệm (2) một đinh Fe đã làm sạch. Hãy cho biết, ion Cu2+ bị khử thành Cu trong thí nghiệm nào?
	A. (1). 	B. (2). 	C. (1) và (2). 	D. không bị khử.
34. Cho 4,8g một kim loại R hóa trị II tan hoàn toàn trong dd HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại R là
A. Zn. 	B. Mg.	C. Fe.	D. Cu.
35. Đốt cháy hết 1,08g một kim loại hóa trị III trong khí Cl2 thu được 5,34g muối clorua của kl đó. Kim loại đó là 
	A. Zn.	B. Al.	C. Cr.	D. Fe.
36. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dd HNO3 thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3. Thể tích hỗn hợp X ở đktc là
	A. 1,369 lít.	B. 2,737 lít.	C. 2,224 lít.	D. 3,3737 lít.
37. Cho 10g hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dd H2SO4 loãng (dư). Sau pư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc), dd X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:
	A. 4,4g. 	B. 3,4g.	C. 5,6g.	D. 6,4g.
38. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4, sau phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa sạch, sấy khô, và cân lại thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,2g. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là
 	A. 1.25M. 	B. 0,5M. 	C. 0,75M. 	D. 1M.
39. Cho 14,5 gam hỗn hợp (Mg, Fe, Zn) vào dd H2SO4 loãng dư tạo ra 6,72 lít H2 (đkc). Khối lượng muối sunfat thu được là (gam):
	A. 43,3.	B. 43,9. 	C. 44,5.	D. 34,3.
40. Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 34,44. 	B. 47,4. 	C. 12,96. 	D. 30,18.
------ HẾT ------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HK1_HOA_12_1314_THPT_MAC_DINH_CHI_HCM.doc