UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2009 – 2010 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: HÓA HỌC – LỚP 12 THPT I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (24 câu, từ câu 1 đến câu 24) Câu 1: Cho 10,56 gam etyl axetat phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối khan thu được là A. 7,2 gam. B. 11,52 gam. C. 9,84 gam. D. 8,88 gam. Câu 2: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là A. Fe. B. Al. C. Ag. D. Cu. Câu 3: Khi khử hoàn toàn glucozơ thì sản phẩm thu được là A. ancol etylic. B. hexan. C. phức đồng – glucozơ. D. axit glutamic. Câu 4: Đun nóng dung dịch chứa 21,6 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng bạc thu được là A. 12,96 gam. B. 38,88 gam. C. 6,48 gam. D. 25,92 gam. Câu 5: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là A. tơ tằm. B. tơ capron. C. tơ visco. D. tơ nitron. Câu 6: Cho 14,75 gam một amin đơn chức Y tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z. Làm bay hơi dung dịch Z thu được 23,875 gam muối khan. Công thức phân tử của Y là A. C3H9N. B. C4H11N. C. C2H7N. D. CH5N. Câu 7: Chất X là - amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,25M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,55 gam muối khan. X là A. phenylalanin. B. Valin. C. Glyxin. D. Alanin. Câu 8: Thuốc thử dùng để phân biệt Val-Gly-Ala với Gly-Ala là A. dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch NaCl. D. Cu(OH)2/OH- Câu 9: Polietilen có công thức là A. (-CH2-CH2-)n. B. (-CH2-CHCl-)n. C. (-CH2-CHCH3-)n D. (-CF2-CF2-)n Câu 10: Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch A. NaCl. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaOH. Câu 11: Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là A. Al, Mg, K, Fe. B. Fe, Mg, Al, K. C. Fe, Al, Mg, K. D. Fe, Al, K, Mg. Câu 12: Chất béo là trieste của axit béo với A. glicogen. B. glyxin. C. glixerol. D. etylen glicol. Câu 13: Tinh bột và xenlulozơ là A. monosaccarit. B. đisaccarit. C. đieste. D. polisaccarit. Câu 14: Cho các chất sau: tinh bột, protein, saccarozơ, xenlulozơ. Số chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng có tạo ra glucozơ là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 15: Trong các chất sau: C6H5NH2, NH3, (C6H5)2NH, C2H5NH2. Chất có lực bazo yếu nhất là A. C6H5NH2. B. (C6H5)2NH. C. NH3. D. C2H5NH2. Câu 16: Xà phòng hóa hoàn toàn 13,35 gam một chất béo cần vừa đủ 45 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 11,01 gam. B. 12,93 gam. C. 15,15 gam. D. 13,77 gam. Câu 17: Etyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là A. C2H5COOCH=CH2. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOC2H5. D. CH2=C(CH3)COOC2H5 Câu 18: Cho hỗn hợp gồm bột Fe, Mg vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X là A. MgSO4, FeSO4, CuSO4 dư. B. MgSO4, CuSO4 dư. C. FeSO4, MgSO4. D. FeSO4, CuSO4 dư. Câu 19: Cho 21,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sau khi phản ứng kết thúc thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu là A. 60,75%. B. 39,25%. C. 7,85%. D. 92,15%. Câu 20: Tơ nilon 6,6: (-NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO-)n kém bền với nhiệt, với axit và kiềm, ít thấm nước được dùng dệt vải may mặc. Tơ nilon 6,6 thuộc loại A. tơ polieste. B. tơ poliamit. C. tơ thiên nhiên. D. tơ vinylic. Câu 21: Có các chất sau: Vinyl axetat, metyl axetat, metyl acrylat, isopren. Chất không thể tham gia phản ứng trùng hợp là A. metyl axetat. B. metyl acrylat. C. Vinyl axetat. D. isopen. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 5,92 gam một este X đơn chức thu được 5,376 lít khí CO2 (đktc) và 4,32 gam nước. Công thức phân tử của X là A. C2H4O2. B. C3H4O2. C. C3H6O2. D. C4H8O2. Câu 23: Cho 21,6 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 6,72 lít khí N2O là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Kim loại đó là A. Al. B. Zn. C. Na. D. Mg. Câu 24: Hòa tan m gam Fe bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và V lít khí H2 bay ra (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của m và V lần lượt là A. 16,8 gam; 7,47 lít. B. 4,2 gam; 1,68 lít. C. 8,4 gam; 6,72 lít. D. 16,8 gam; 6,72 lít. II. PHẦN RIÊNG (6 câu) Phần A. Theo chương trình chuẩn (6 câu, từ câu 25 đến câu 30) Câu 25: Cho dãy các kim loại: Na, K, Fe, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4 Câu 26: Cho bột đồng vào các dung dịch sau: ZnCl2, HNO3, NaOH, Fe2(SO4)3. Số dung dịch mà bột đồng bị hòa tan là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 27: Cho 1,95 gam kim loại M có hóa trị II tác dụng với lượng dư dung dịch HCl sinh ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là A. Fe. B. Mg. C. Ca. D. Zn. Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 2,46 gam hỗn hợp gồm Al, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X va 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 10,02 gam. B. 6,14 gam. C. 9,9 gam. D. 4,94 gam. Câu 29: Thuốc thử dùng để phân biệt glucozơ và fructozơ là A. Cu(OH)2/NaOH, t0. B. dung dịch nước brom. C. dung dịch CH3COOH/H2SO4 đặc. D. dung dịch AgNO3/NH3. Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 1,1 gam chất hữu cơ X thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam nước.Cho 4,4 gam X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 1M thì tạo 4,8 gam muối. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC3H7. D. C2H5COOCH3 Phần B. Theo chương trình nâng cao (6 câu, từ câu 31 đến câu 36) Câu 31: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là A. poli(vinyl clorua). B. nhựa bakelit C. glicogen. D. amilopectin. Câu 32: Nguyên tác chung để điều chế các kim loại là A. khử oxit kim loại bằng Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao. B. khử ion kim loại thành kim loại tự do. C. điện phân dung dịch muối clorua kim loại. D. khử ion kim loại trong dung dịch muối. Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 15,15 gam hỗn hợp Y gồm Al, Zn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Thể tích khí O2 (đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 15,15 gam hỗn hợp Y là A. 4,48 lít. B. 7,84 lít. C. 9,33 lít. D. 5,04 lít. Câu 34: Cho biết phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong pin điện hóa Fe – Cu là: Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu. Biết E0pin (Fe-Cu) = 0,78V và E0Cu2+/Cu = + 0,34V. Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa khử E0Fe2+/Fe có giá trị là A. 1,12V. B. 0,44V. C. -0,44V. D. -1,12V. Câu 35: Cho các chất: isopropylamin, etylamin, anilin, alanin. Số chất tác dụng được với axit nitrơ (điều chế từ NaNO2 và HCl) giải phóng ra khí nitơ là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 36: Este đơn chức X có tỉ khối so với CH4 là 5,375. Cho 12,9 gam X tác dụng với 250ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 18,1 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOC2H5. B. CH2=CHCOOCH3. C. CH3COOCH3. D. CH3COOCH=CH2. KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN: HÓA HỌC – LỚP 12 THPT I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (24 câu, từ câu 1 đến câu 24) Câu 1: Chất CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH có tên gọi là A. axit -2-amino-3-metylpentanoic B. axit -3-amino-2-metylbutanoic. C. axit -2-amino-3-metylbutanoic D. axit -3-metyl-3-aminobutanoic Câu 2: X là một α-aminoaxit chứa một nhóm –NH2. Cho 15,45 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 20,925 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3CH2CH(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)COOH C. H2NCH2COOH D. CH3[CH2]4CH(NH2)COOH. Câu 3: Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức no, đồng phân của nhau, khi trộn 0,1 mol hỗn hợp X với lượng O2 vừa đủ rồi đốt cháy thì thu được 0,6 mol gồm CO2 và hơi nước. Công thức phân tử của hai este là A. C4H8O2. B. C3H6O2 C. C5H10O2. D. C3H8O2. Câu 4: Trong quá trình ăn mòn hóa học các kim loại, xảy ra phản ứng A. oxi hóa – khử. B. hóa hợp. C. trao đổi proton. D. phân hủy. Câu 5: Phát biểu không đúng là A. Alanin có thể tác dụng với C2H5OH, HCl, KOH. B. Để phân biệt glucozơ và lòng trắng trứng có thể dùng Cu(OH)2. C. Saccarozơ là đường không khử. D. Poli(etylen-terephtalat) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp. Câu 6: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. C6H5NH2 + H2SO4.B. C6H5NH3Cl + NaOH(dd)C. C6H5NH2 + NaOH(dd). D. C6H5NH2 + Br2(dd) Câu 7: Metyl metacrylat có công thức cấu tạo thu gọn là A. CH2=C(CH3)COOCH3 B. CH3CH(CH3)COOCH=CH2. C. CH3COOCH(CH3)CH3. D. CH2=CHCOOCH3 Câu 8: Lên men m gam glucozơ sản phẩm khí thu được cho qua bình chứa nước vôi trong lấy dư thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là (biết hiệu suất phản ứng lên men là 60%) A. 22,50 gam. B. 13,50 gam. C. 8,10 gam. D. 32,40 gam. Câu 9: Cho 9,1 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được784 ml khí X không màu (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với CH4 bằng 2,75. Kim loại M là A. Fe. B. Zn. C. Al. D. Mg. Câu 10: Cho các kim loại sau: Zn, Fe, Cu, Ag. Kim loại vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch FeCl2 là A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Zn. Câu 11: Xà phòng hóa hoàn toàn một chất béo bằng dung dịch NaOH vừa đử, thu được 135,9 gam muối của một axi béo và 13,8 gam glixerol. Công thức của chất béo là A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5.C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5 Câu 12: Sau 1 thời gian phản ứng giữa các cặp oxi hóa – khử Zn2+/Zn và Cu2+/Cu trong dung dịch, nhận thấy A. khối lượng của kim loại Zn tăng. B. nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng. C. nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch tăng. D. khối lượng của kim loại Cu giảm. Câu 13: Đun nóng hỗn hợp phenol và fomandehit theo tỉ lệ mol 1 : 1,2 có xúc tác kiềm thu được A. nhựa rezit. B. nhựa rezol. C. nhựa bakelit. D. nhựa novolac. Câu 14: Tripeptit mạch hở là peptit trong phân tử chứa A. 3 liên kết peptit và gồm 3 gốc α-aminoaxit B. 3 liên kết peptit và gồm 2 gốc α-aminoaxit C. 2 liên kết peptit và gồm 3 gốc α-aminoaxit D. 2 liên kết peptit và gồm 2 gốc α-aminoaxit Câu 15: Cho các loại tơ: tơ tằm, tơ capron, bông, tơ nitron, tơ xenlulozơ axetat, tơ nilon-6,6. Số tơ thuộc loại tơ tổng hợp là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 16: Có 5 dung dịch đựng trong 5 ống nghiệm riêng biệt: Fe(NO3)3, NH4Cl, CuCl2, Al(NO3)3, Na2CO3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 5 ống nghiệm trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Khi xà phòng hóa một este X có công thức phân tử C4H6O2 thu được một muối và một ancol no. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH=CHCH3.C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH2CH=CH2. Câu 18: Sản phẩm của phản ứng thủy phân chất nào sau đây không cho phản ứng tráng bạc? A. H2C=CHCOOCH3. B. CH3COOCH=CH2.C. HCOOCH=CH2. D. HCOOC2H5. Câu 19: Phát biểu không đúng là A. Tơ visco, tơ axetat được sản xuất từ nguyên liệu là xenlulozơ. B. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O. C. Tính bazơ của anilin mạnh hơn amoniac. D. Dung dịch fructozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong amoniac. Câu 20: Cho 12,18 gam hỗn hợp gồm metyl axetat và metyl acrylat tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được là A. 13,39 gam. B. 13,02 gam. C. 12,30 gam. D. 13,38 gam. Câu 21: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na kim loại là A. 3. B. 2. C. 6. D. 4. Câu 22: Cho các chất: saccarozơ (1), glucozơ (2), protein (3), anilin (4), xenlulozơ (5), etyl axetat (6). Những chất tham gia phản ứng thủy phân là A. (1), (3), (5), (6). B. (3), (4), (5), (6). C. (1), (2), (3), (5). D. (2), (3), (4), (6). Câu 23: Cho 10,56 gam este no, đơn chức X mạch không phân nhánh tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn, được 11,36 gam chất rắn khan Y và 0,12 mol một ancol Z. X có tên gọi là A. metylaxetat. B. propylfomat. C. metylpropionat. D. etylaxxetat. Câu 24: Hòa tan m gam Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 1,12 lít hỗn hợp khí N2O, NO (đktc) có tỉ khối so với oxi bằng 1,2. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Giá trị của m là A. 2,16 gam. B. 3,60 gam. C. 3,00 gam. D. 2,04 gam. II. PHẦN RIÊNG (6 câu) Phần A. Theo chương trình chuẩn (6 câu, từ câu 25 đến câu 30) Câu 25: Để phân biệt các dụng dịch: etylamin, glyxin, axit axetic, anilin cần dùng thuốc thử là A. quỳ tím. B. dung dịch NaOH.C. quỳ tím, dung dịch brom. D. dung dịch brom. Câu 26: Từ glucozơ điều chế polietilen (PE) theo sơ đồ sau: C6H12O6 C2H5OH C2H4 PE. Để thu được 11,2 kg PE theo sơ đồ trên thì khối lượng glucozơ cần dùng là (hiệu suất của cả quá trình là 80%) A. 30,0 kg. B. 115,2 kg. C. 45,0 kg. D. 22,8 kg. Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 25,0 g hỗn hợp hai kim loại X và Y (X có hóa trị II và Y có hóa trị III) bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 14,56 lít khí (đktc) va dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 37,40 gam. B. 56,20 gam. C. 149,80 gam. D. 87,40 gam. Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Bakelit là cao su tổng hợp. B. Các đipeptit không có phản ứng màu biure. C. Glyxin làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. D. Nilon-6,6 thuộc loại polieste. Câu 29: Cho 6,16 gam hỗn hợp M gồm ba kim loại Cu, Al và Mg ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Z gồm các oxit có khối lượng 13,76 gam. Thể tích dung dịch HCl 2,5M vừa đủ để phản ứng hết Z là A. 380 ml. B. 250 ml. C. 190 ml. D. 450 ml. Câu 30: Dãy các kim loại không tác dụng được với muối sắt II, nhưng tác dụng được với muối sắt III là A. Fe, Al. B. Cu, Ag. C. Fe, Cu. D. Al, Ag. Phần B. Theo chương trình nâng cao (6 câu, từ câu 31 đến câu 36) Câu 31: Hòa tan m gam một hỗn hợp gồm Al và Cu (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 1) vào dung dịch HNO3 1M (loãng), thu được 12,32 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và thể tích dung dịch HNO3 đã dùng lần lượt là A. 39,42 và 2,2 lít. B. 7,25 và 6,6 lít. C. 21,75 và 1,56 lít D. 21,75 và 2,2 lít. Câu 32: Điện phân với điện cực trơ dung dịch muối clorua của một kim loại hóa trị II với cường độ dòng điện 2A. Sau thời gian 1351 giây, thấy khối lượng catot tăng 0,896 gam. Muối clorua của kim loại đó là A. NiCl2 B. CuCl2. C. FeCl2. D. ZnCl2. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin E bằng lượng không khí vừa đủ, thu được 13,44 lít khí CO2, 16,2 gam nước và 96,32 lít khí N2. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Công thức phân tử của amin E là (giả sử không khí chỉ có N2 và O2, trong đó O2 chiếm 20% thể tích) A. C3H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C4H11N. Câu 34: Cho các kim loại sau: Na, Mg, Ba, Ca, K, Be, Li. Số kim loại có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 35: Trong cầu muối của pin điện hóa Zn – Cu, xảy ra sự di chuyển của các A. nguyên tử Cu.B. electron. C. ion. D. nguyên tử Zn. Câu 36: Dãy các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là A. tơ capron, poli(metyl metacrylat), cao su isopren.B. tơ lapsan, poli(vinyl axetat), tơ teflon. C. tơ nitron, cao su buna, poli(phenol-fomandehit) D. poli(vinyl clorua), tơ capron, nilon-6. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I _NĂM HỌC 2012_2013_ SỞ GĐTTTHUẾ Môn: hóa học_lớp 12 THPT I – PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (24 câu, từ câu 1 đến câu 24) Câu 1: Anilin phản ứng được với dung dịch A. NaCl B. HCl. C. Na2CO3. D. NaOH. Câu 2: Trong các chất sau: C6H5NH2, (C2H5)2NH, NH3, (C6H5)2NH, C2H5NH2, CH3NH2. Chất có lực bazơ mạnh nhất là A. C2H5NH2. B. (C2H5)2NH. C. CH3NH2. D. (C6H5)2NH Câu 3: Khi xà phòng hóa triolein thu được sản phẩm là A. C17H33COONa và glixerol. B. C17H33COOH và glixerol. C. C17H35COONa và glixerol. D. C15H31COONa và glixerol. Câu 4: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? A. Tơ visco. B. Tơ xenlulozơ axetat. C. Tơ nitron. D. Tơ Nilon-6,6. Câu 5: Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hidroxyl? A. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhidrit axetic. B. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan. C. Thực hiện phản ứng tráng bạc. D. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2. Câu 6: Cho 7,725 gam một α-aminoaxit no X (có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl) tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 10,4625 gam muối. Công thức của aminoaxit X là A. H2NCH2CH2CH2COOH.B. H2NCH2COOH. C. CH3CH(NH2)COOH.D. CH3CH2CH(NH2)COOH. Câu 7: Phát biểu không đúng là A. Dung dịch saccarozơ có phản ứng tráng gương. B. Triolein không tác dụng với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường). C. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ. D. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Câu 8: Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag. (b) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng. (c) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. (d) Chất béo nhẹ hơn nước nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (e) Etylamin trong nước không phản ứng với dung dịch NaOH. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5 Câu 9: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 3,75 lít rượu (ancol) etylic 460 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 75% và khối lượng riêng của rượu (ancol) etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) A. 3,24 kg. B. 5,0 kg. C. 6,0 kg. D. 4,32 kg. Câu 10: R là kim loại tác dụng được với dung dịch muối Fe(NO3)3, M là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng. Hai kim loại R và M theo thứ tự lần lượt là A. Fe, Cu. B. Mg, Ag. C. Ag, Mg. D. Cu, Fe. Câu 11: Cacbohydrat thuộc loại polisaccait là A. saccarozơ. B. fructozơ. C. glucozơ. D. xenlulozơ. Câu 12: Từ axit terephtalic và etylen glycol có thể tổng hợp trực tiếp được polime nào sau đây? A. (-CO-C6H4-O-CO-C2H4-O-)n. B. (-CO-C2H4-O-CO-C6H4-O-)n. C. (-CO-C6H4-CO-O-C2H4-O-)n. D. (-CO- C2H4-CO-O-C6H4-O-)n. Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào dung dịch H2SO4 loãng lấy dư, thu được 13,44 lít H2 (đktc). Phần % khối lượng của Fe trong hỗn hợp là A. 50,45% B. 75,68% C. 36,49% D. 24,32% Câu 14: Công thức tổng quát của este tạo bởi mọt axit cacboxylic no, đơn chức và một ancol no, đơn chức (cả axit và ancol đều mạch hở) là A. CnH2nO. B. CnH2n+1COOCmH2m+1.C. CnH2nO3. D. CnH2n-2O2. Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 7,44 gam hỗn hợp gồm hai este đơn chức, mạch hở tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic không no (có 1 nối đôi C=C) kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) thu được 36 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đàu đã thay đổi như thế nào? A. Giảm 5,04 gam. B. Tăng 28,56 gam. C. Tăng 14,28 gam. D. Giảm 15,12 gam. Câu 16: Axit α-aminopropionic có công thức là A. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH. B. CH3-CH(CH3)-COOH. C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-COOH. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 7,44 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức no liên tiếp, cho toàn bộ sản phẩm vào vào dung dịch nước vôi trong thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X. Loại bỏ kết tủa, đun nóng dung dịch lại thấy xuất hiện thêm 15 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử của hai amin đơn chức no là A. C3H9N, C4H11N. B. CH5N, C2H7N. C. C2H7N, C3H9N. D. C4H11N, C5H13N. Câu 18: Polime X có công thức (-NH-[CH2]5-CO-)n. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. X chỉ được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng. B. X thuộc loại poliamit. C. Phần trăm cacbon trong X không thay đổi với mọi giá trị của n. D. X có thể kéo sợi. Câu 19: Cho 8,1 gam bột nhôm vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp 15,24 gam FeCl2 và 40,5 gam CuCl2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là A. 27,60 gam. B. 25,92 gam. C. 24,80 gam. D. 26,46 gam. Câu 20: Cho quỳ tím vào dung dịch của từng amino axit sau: Valin, axit glutamic, glyxin, alanin, lysin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là A. 4. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính oxi hóa và tính khử. B. Tính chất vật lí chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao. C. Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra sự oxi hóa ở cực âm và s
Tài liệu đính kèm: