Kiểm tra học kỳ I môn : Vật lý - Khối : 8 thời gian làm bài: 45 phút

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I môn : Vật lý - Khối : 8 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kỳ I môn : Vật lý - Khối : 8 thời gian làm bài: 45 phút
Ngày soạn : 29/11/2015
Ngày kiểm tra : /12/2015
Tuần 18, tiết ppct 18 
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn : Vật lý - Khối : 8
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
1. Mục tiêu: 
Về kiến thức: Củng cố lại kiến thức về chuyển động cơ học, lực cơ học, công thức tính áp suất, công cơ học.
Về kỹ năng: Kiểm tra kỹ năng giải bài tập chuyển động cơ học, tính được áp suất của chất rắn, công cơ học, vận dụng lý thuyết để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
Về thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm bài tập.
2. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức.
b. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng trọng số, ma trận đề, đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
NỘI DUNG
T
SỐ TIẾT
LT
TỈ LỆ THỰC DẠY
TRỌNG SỐ CỦA BÀI KT
SỐ LƯỢNG CÂU
ĐIỂM SỐ
TỔNG SỐ CÂU
LT
VD
LT
VD
LT
VD
Chuyển động cơ học
3
3
2.1
0.9
13.125
5.625
0,5 câu
0,5 câu
2 đ
1 câu
Lực cơ
3
3
2.1
0.9
13.125
5.625
0,5 câu
0,5 câu
2 đ
1 câu
Áp suất
5
4
2.8
2.2
17.5
13.75
1 câu
1 câu
3 đ
2 câu
Lực đẩy acsimet - sự nổi - công cơ học
5
3
2.1
2.9
13.125
18.125
1 câu
1 câu
3 đ
2 câu
TỔNG
16
13
9.1
6.9
56.9
43.1
3 câu
3 câu
10đ
6 câu
MA TRẬN ĐỀ
Tên chủ đề
Nội dung bài 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chuyển động cơ học 
Nêu được công thức tính vận tốc 
(câu 6 a)
Vận dụng công thức v = s : t để làm bài tập (câu 6 b)
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1/2 câu
1đ
50%
1/2 câu
1đ
50%
1 câu
2đ
20%
Lực cơ học 
Lấy ví dụ về lực ma sát (câu 5a)
Vận dụng được sự cân bằng lực -quán tính để giải thích (câu 5b)
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1/2 câu 
1đ
50%
 1/2 câu 
1đ
50%
1 câu
2đ
20%
Áp suất 
Giải thích được nguyên tắc là tăng hoặc giảm áp suất (câu 3)
Vận dụng công thức tính áp suất để giải bài tập (câu 4)
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
1đ
33,33%
1 câu
2đ
66,66%
2 câu
3đ
30%
Lực đẩy Ac-si-mét
Sự nổi - Công cơ học
Nêu được công thức tính công cơ học (câu 1a)
So sánh lực đẩy Acsimet.
(câu 1b)
Vận dụng công thức tính công cơ học để làm bài tập.
(câu 2)
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ % 
 1/2câu
1đ
10%
1/2 câu 
1đ
50%
1 câu
1đ
50%
2 câu
3đ
30%
Tổng số câu
Tổng số 
Tỉ lệ
1 câu
2 đ
20%
2 câu
3 đ
30%
3 câu
5 đ
50%
6 câu
10 đ
100%
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: (2 điểm)
a) Viết công thức tính công cơ học? Nêu ý nghĩa và đơn vị? 
b) Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nó tác dụng vào vật nào là lớn nhất, vật nào bé nhất?
Câu 2: (1 điểm)
 Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe đi được 1000 m. Tính công lực kéo của đầu tàu?
Câu 3: (1 điểm)
 Tại sao mũi kim may quần áo lại nhọn?
Câu 4: (2 điểm)
 Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
Câu 5: (2 điểm)
 a) Lấy một ví dụ về lực ma sát tượt. Một ví dụ về lực ma sát lăn. 
 b) Đặt một chén nước lên góc của một tờ giấy mỏng. Hãy tìm cách rút tờ giấy ra mà không làm dịch chén. Giải thích cách làm đó.
Câu 6: (2 điểm)
 a) Viết công thức tính vận tốc? Cho biết ý nghĩa và đơn vị của từng đại 
lượng?
 b) Một ôtô đi từ A đến B cách nhau 72 km mất thời gian 1 giờ 30 phút. Tính vận tốc trung bình trên đoạn đường AB?
Đáp án – điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
a/ A = F . s 
 A là công của lực F
 F là lực tác dụng vào vật
 s là quãng đường vật dịch chuyển
b/Lực đẩy tác dụng vào vật bằng nhôm là lớn nhất. 
 Lực đẩy tác dụng vào vật bằng đồng nhỏ nhất.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
 0,5đ
0,5đ
2
Tóm tắt
F = 5000 N 
s = 1000 m 
A = ?	
 Giải.
Áp dụng công thức A= F . s = 5000 . 1000 = 5.106 J
Vậy công của lực kéo đầu tàu là 5.106 J 	
0,25đ
0,5đ
0,25đ
3
Mũi kim nhọn làm giảm diện tích tiếp xúc làm tăng áp suất nên dễ dàng đâm xuyên qua vải.
1đ
4
Tóm tăt 
m = 64kg nên P = 640N 
S = 4.8cm2 = 0,0032m2
p = ? 
Giải
 Áp dụng công thức p = P : S
P = 
 Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt 
 đất là 200 000N/m2 
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,75đ
5
a/HS lấy 2 ví dụ của lực ma sát trượt, ma sát lăn.
b/ Phải rút thật nhanh mảnh giấy thì ta không làm dịch chuyển. Vì lực quán tính đã giữ chén ở một chỗ.
1đ
1đ
6
v = , trong đó : 
v là vận tốc (đơn vị km/h)
s là quãng đường đi được (đơn vị km)
 t là thời gian để đi hết quãng đường đó (đơn vị h) 
b/Tóm tắt 
t = 1 giờ 30 phút = 3/2 giờ 
s = 72 km
v = ? km/h
 Giải
Vận tốc trung bình trên đoạn đường AB là
v = (km/h)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
3.Tiến trình tổ chức kiểm tra học kì :
Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số học sinh
Tổ chức kiểm tra. (45 phút)
Phát đề, HS làm bài, GV giám sát, thu bài
Dặn dò : Xem lại kiến thức
Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến của đồng nghiệp hoặc của cá nhân:
 Giáo viên ra đề
 Ninh Thị Lan
Phòng GD&ĐT Hòn Đất	KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2015 – 2016
	Trường THCS Bình Giang 	Môn: Vật lí - Khối: 8
Lớp 8/ 	Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
Họ và tên: ............................................
Điểm 
Lời nhận xét 
Đề bài
Câu 1: (2 điểm)
a) Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét? Nêu ý nghĩa và đơn vị? 
b) Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nó tác dụng vào vật nào là lớn nhất, vật nào bé nhất?
Câu 2: (1 điểm) Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe đi được 1000 m .Tính công lực kéo của đầu tàu?
Câu 3: (1 điểm) Tại sao mũi kim may quần áo lại nhọn?
Câu 4: (2 điểm) Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất?
Câu 5: (2 điểm)
 a) Lấy một ví dụ về lực ma sát có ích. Một ví dụ về lực ma sát có hại. 
 b) Đặt một chén nước lên góc của một tờ giấy mỏng. Hãy tìm cách rút tờ giấy ra mà không làm dịch chén. Giải thích cách làm đó.
Câu 6: (2 điểm)
 a) Viết công thức tính vận tốc? Cho biết ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng?
 b) Một ôtô đi từ A đến B cách nhau 72 km mất thời gian 1 giờ 30 phút. Tính vận tốc trung bình trên đoạn đường AB?
Bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HK_I_Vat_li_8_nam_hoc_2015_2016.doc