Ngày soạn : 29/11/2015 Ngày kiểm tra : Tuần 18. Tiết PPCT: 36 KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN : SINH HỌC - KHỐI 7 Thời gian làm bài: 45 phút 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: - Nhằm đánh giá mức tiếp thu của học sinh qua các chương đã học: ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, ngành giun đũa, ngành thân mềm và ngành chân khớp. b. Về kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tư duy tổng hợp. c. Về thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức cao trong học tập. 2. Chuẩn bị: a. Chuẩn bị của học sinh: ôn tập kiến thức trong các chương b.Chuẩn bị của gíao viên: *Ma trận đề: Tên chủ đề (nội dung, chương ...) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Ngành động vật nguyên sinh (5 tiết) 20%= 2 điểm So sánh được trùng roi với thực vật Câu 1 100%=2 điểm Chủ đề 2: Ngành ruột khoang (3 tiết) 10%= 1 điểm Nêu được đặc điểm chung của nghành ruột khoang Câu 2 100%= 1 điểm Chủ đề 3: Các ngành giun (8 tiết) 30%= 3 điểm Trong số các đặc điểm chung của giun tròn đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng. Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào ? Trình bày được biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người Câu 3a 33.3%=1 điểm Câu 3b 33,3%= 1 điểm Câu 3c 33,4%= 1điểm Chủ đề 4: Ngành thân mềm (4 tiết) 10%= 1điểm Giải thích thực tế: về sự có mặt của trai trong ao cá. Câu 4 100%= 1 điểm Chủ đề 5: Ngành chân khớp (7 tiết) 30%= 3 điểm Đặc điểm nổi bật để nhận biết châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung Hiểu và tìm được đặc điểm thể hiện chân khớp đa dạng về môi trường sống Liên hệ thực tế trong nuôi tôm Câu 5a 33.3 %=1 điểm Câu 5c 33.3 %=1 điểm Câu 5b 33.4%=1 điểm Tổng số câu : 5 Tổng số điểm 100%= 10điểm Tổng số ý: 3 ý Số điểm: 3 đ Tỉ lệ: (30%) Tổng số ý: 3 ý Số điểm: 4 đ Tỉ lệ: (40%) Tổng số ý: 2 ý Số điểm: 2 đ Tỉ lệ:(20%) Tổng số ý: 1 ý Số điểm: 1 đ Tỉ lệ: (10%) * Đề kiểm tra Câu 1: (2 điểm) Trùng roi giống và khác thực vật ở những điểm nào ? Câu 2: (1 điểm) Cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung? Câu 3: (3 điểm) a. Trong số các đặc điểm chung của Giun tròn, đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng ? b. Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào? c. Nêu 4 biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ? Câu 4: (1 điểm) Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao ? Câu 5: (3 điểm) a. Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ? b. Vì sao khi nuôi tôm càng xanh ở ao hồ người dân thường "tỉa tôm " (giữ lại tôm đực, loại bỏ tôm cái ) c. Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về môi trường sống ? * Đáp án và biểu điểm Câu Đáp án Biểu điểm 1 - Giống thực vật: + Có cấu tạo tế bào, cũng gồm nhân, chất nguyên sinh có chứa chất diệp lục trong tế bào nên khả năng tự dưỡng. + Tế bào có thành xenlulozơ - Khác nhau: Trùng roi Thực vật - Thuộc giới động vật -Có khả năng tự di chuyển bằng roi - Có khả năng dị dưỡng - Thuộc giới thực vật -Không có khả năng tự di chuyển -Không có khả năng dị dưỡng 0.5 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 2 - Ruột khoang sống bám (Thủy tức, hải quỳ, san hô) và ruột khoang bơi lội tự do (Sứa) có đặc điểm chung sau : + Cơ thể đều có đối xứng tỏa tròn. + Thành cơ thể có 2 lớp tế bào :Lớp ngoài, lớp trong, giữa là tầng keo. + Đều có tế bào gai tự vệ +Ruột dạng túi: Miệng vừa nhận thức ăn, vừa thải bã. 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0,25 điểm 3a b c. * Đặc điểm: + Cơ thể hình giun + Thuôn hai đầu +Mình tròn (tiết diện ngang tròn ) * Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt : - Làm tơi xốp đất, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất - Làm tăng độ màu mỡ cho đất, do phân và chất bài tiết cơ thể giun thải ra. Các biện pháp chủ yếu phòng chống giun đũa kí sinh: - Giữ vệ sinh ăn uống - Uống thuốc tẩy giun định kì - Có ý thức bảo vệ môi trường sống (không phóng uế bừa bãi,..) - Diệt trừ triệt để ruồi nhặng (Nếu học sinh nêu biện pháp khác, đúng vẫn được tính điểm) 0.25 điểm 0.25 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0,25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 4 Vì: Ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá, khi mưa cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao. 1 điểm 5a b c. - Ba đặc điểm đó là : + Cơ thể có ba phần rõ rệt : Đầu, ngực, bụng + Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân, thường có 2 đôi cánh + Thở bằng ống khí - Khi nuôi tôm càng xanh nguời dân thường giữ lại tôm đực, loại bỏ tôm cái vì : + Trong cùng 1 lứa : Tôm đực lớn hơn tôm cái. + Giảm mật độ tôm ở mức độ vừa phải. * Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như: - Ở nước là chân bơi - Ở cạn là chân bò - Ở trong đất là chân đào bới. - Phần phụ miệng thích nghi với các dạng thức ăn khác nhau: rắn, lỏng 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 3. Tiến trình tổ chức kiểm tra a. Ổn định lớp b. Tổ chức kiểm tra - Phát đề. - Thu bài KT c. Dặn dò Về nhà xem lại bài. d. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến của đồng nghiệp hoặc của cá nhân (qua góp ý) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Duyệt của tổ Người ra đề Trần Thị Hương Phòng GD&ĐT Hòn Đất KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2015 – 2016 Trường THCS Bình Giang Môn: Sinh học Khối: 7 Lớp 7/ Thời gian 45 phút (không kể giao đề) Họ và tên: ................................... Điểm Lời nhận xét Đề bài Câu 1: (2 điểm) Trùng roi giống và khác thực vật ở những điểm nào? Câu 2: (1 điểm) Cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung? Câu 3: (3 điểm) a. Trong số các đặc điểm chung của Giun tròn, đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng? b. Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào? c. Nêu 4 biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người? Câu 4: (1 điểm) Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao? Câu 5: (3 điểm) a. Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung? b. Vì sao khi nuôi tôm càng xanh ở ao hồ người dân thường "tỉa tôm" (giữ lại tôm đực, loại bỏ tôm cái) c. Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về môi trường sống? Bài làm Giới hạn ôn tập sinh 7 - học kì I Năm học : 2015 - 2016 Bài 4 : Trùng roi : Câu 1,2 trang 19/sgk Bài 10 : Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang : Câu 1,2 trang 38/sgk Bài 14 :Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của nghành giun tròn : Câu 1,2 trang 52/sgk Bài 15 : Giun đất : Câu 2,3 trang 55/sgk Bài 18 : Trai sông : Câu 2,3 trang 64/sgk Bài 22 : Tôm sông : Câu 3 trang 76/sgk Bài 26 : Châu chấu : Câu 1,2 trang 88/sgk Bài 29 : Câu 2 trang 98 Bài 12: Câu2,3 trang 49 Giáo viên Trần Thị Hương
Tài liệu đính kèm: