Kiểm tra học kỳ I môn: Sinh học 8 năm học: 2015 - 2016

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 910Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I môn: Sinh học 8 năm học: 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kỳ I môn: Sinh học 8 năm học: 2015 - 2016
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Sinh học 8
Năm học: 2015 - 2016
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
 - Đánh giá được mức dộ nắm vững kiến thức của HS trong học kỳ I.
 - HS nắm được kiến thức về vận đông, Tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa ở người
 - HS tự điều chỉnh được cách học của mình.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng làm bài cho học sinh 
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập
II. Đồ dùng
1. Giáo viên: Ra đề 
2. Học sinh: chuẩn bị đồ dùng học tập
III. Tổ chức giờ học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra 
* Ma trận đề kiểm tra
Chủ đề
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cấp độ cao
Chương 1: Khái quát cơ thể người
Khái niệm phản xạ, cung phản xạ
Số câu hỏi :1
(2,0đ)
1 câu
( 2,0đ)
Chương 2: Vận động
thành phần hóa học và tính chất của xương
vì sao người lớn khi bị té thì dễ bị gãy xương hơn trẻ em
Số câu hỏi :1
(2,5đ)
0,5 câu
( 1,0đ)
0,5 câu
( 1,0đ)
Chương 3: Tuần hoàn
các hoạt động chủ yếu của bạch cầu để bảo vệ cơ thể
Số câu hỏi 1 Số (2,5 đ)
1 câu
( 2,5đ)
Chương 4: Hô hấp
các cơ quan trong hệ hô hấp ở người
Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp
Số câu hỏi 1
Số (2,0đ)
0,5câu
( 1đ)
0,5 câu
( 1,0 đ)
Chương 5: Tiêu hóa
quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng
khi nhai cơm lâu trong miệng ta có cảm giác vị ngọt
Số câu hỏi 1
Số (1,5đ)
0,5câu
( 1đ)
0,5 câu
( 0,5 đ)
Tổng số câu 5
Tổng số điểm10
1,5 câu
(3 đ)
2 câu
(4,5đ)
1,5 câu
(2,5 đ)
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG PĂK 
TRƯỜNG THCS HÒA ĐÔNG 
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- Năm học 2015-2016
 Môn: Sinh học - Lớp 8
 Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Thế nào là phản xạ ? cung phản xạ ? (2 điểm)
Câu 2: Nêu thành phần hóa học và tính chất của xương ? giải thích vì sao người lớn khi bị té thì dễ bị gãy xương hơn trẻ em ? ( 2 điểm )
Câu 3: Nêu quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng ?vì sao khi nhai cơm lâu trong miệng ta có cảm giác vị ngọt ? ( 1,5 điểm )
Câu 4: Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu để bảo vệ cơ thể? (2,5 điểm)
Câu 5: Nêu các cơ quan trong hệ hô hấp ở người và chức năng của chúng? Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại. (2,0 điểm)
 ĐÁP ÁN : 
Câu1 : - phản xạ : là phản ứng của cơ thể trả lờic các kích thích nhận được của
 môi trường thông qua hệ thần kinh. ( 1 đ)
Cung phản xạ :con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh gọi là một cung phản xạ .Một cung phản xạ gồm 3 nơ ron : hướng tâm ,trung gian và ly tâm . ( 1đ )
Câu 2 : Thành phần hóa học của xương: gồm 2 thành phần chính là cốt giao và muối can xi . ( 0,5 đ )
 Tính chất của xương là rắn chắc và đàn hồi nhờ sự kêt hợp của hai thành phần này . ( 0,5 đ )
 Người lớn khi bị té thường hay bị gãy xương hơn trẻ con là vì xương người lớn tỉ lệ muối can xi nhiều hơn phần cốt giao nên xuong giòn và dễ gãy . ( 1 đ )
Câu 3 : sự biến đổi thức ăn ở trong khoang miêng :
 + Biến đổi lí học: gồm các họat động: tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn có tác dụng làm ướt, mềm, nhuyễn thức ăn và tạo viên thức ăn để dễ nuốt. (0,5đ)
 + Biến đổi hóa học: trong nước bọt có enzim amilaza biến đổi một phần tinh bột (chín)thànhđườngmantôzơ. (0,5đ)
 - Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có có cảm giác ngọt vì: 
 Tinh bột trong cơm chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantôzơ và tác động lên gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giac ngọt. (0,5đ)
Câu 4: 
Đợt
Nguyên nhân
Loại bạch cầu bảo vệ
Hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu
1
(0,75đ)
Các vi sinh vật xâm nhập cơ thể.
Bạch cầu trung tính (tiểu thực bào) và bạch cầu mô nô (đại thực bào)
Thực bào: Hình thành chân giả để bắt, nuốt vi khuẩn vào trong tế bào, rồi tiêu hoá chúng.
2
(0,75đ)
Các vi sinh vật thoát được sự thực bào.
Bạch cầu lim phô B. 
(Tế bào B)
Vô hiệu hoá kháng nguyên: Tiết kháng thể, gây kết dính các kháng nguyên của vi khuẩn, virus,... để vô hiệu hoá chúng.
3
(1,0đ)
Các vi khuẩn, virus thoát được tế bào B.
Bạch cầu lim phô T
(Tế bào T)
Phá huỷ tế bào nhiễm: Nhận diện, tiếp xúc với các tế bào bị nhiễm vi khuẩn, virus, tiết ra các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm. 
Câu 5: 
- Hệ hô hấp gồm 2 phần: 
 + Đường dẫn khí gồm các cơ quan: Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản. 
Có chức năng: Dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và tham gia bảo vệ phổi. (0,5đ)
 + Hai lá phổi: Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài (0,5đ)
- Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại: 
+ Xây dựng môi trường trong sạch, không khạc nhổ bừa bãi, không xả rác..(0,25đ)
+ Không hút thuốc lá. (0,25đ)
+ Đeo khẩu trang khi làm việc nơi nhiều bụi. (0,25đ)
+ Trồng nhiều cây xanh. (0,25đ)
 GIÁO VIÊN 
 TRẦN THỊ NỮ 

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ KIÊM TRA HOC KY I SINH 8 NỮ 2015-2016.doc