Kiểm tra học kì I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học - Lớp 12 - Mã đề: H23

pdf 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 887Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học - Lớp 12 - Mã đề: H23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học - Lớp 12 - Mã đề: H23
Trang 1/2 – Mã đề H23 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 
QUẢNG NAM Môn: HÓA HỌC - LỚP 12 
(Đề có 02 trang) 
Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (8 điểm) 
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là kim cương. 
 B. Ở điều kiện thường, tất cả kim loại đều tồn tại ở trạng thái rắn. 
 C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là vàng. 
 D. Nguyên tử kim loại thường có số electron lớp ngoài cùng ít. 
 Câu 2. Thủy phân 10,260 gam saccarozơ với hiệu suất 80%, trung hoà axit rồi cho toàn bộ hỗn hợp 
sau phản ứng tráng bạc hoàn toàn, thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là 
 A. 16,200. B. 10,368. C. 5,184. D. 12,960. 
 Câu 3. Phát biểu nào dưới đây đúng? 
 A. Chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng hiđro hoá. 
 B. Este có nhiệt độ sôi cao hơn ancol có cùng số nguyên tử cacbon. 
 C. Phản ứng giữa CH3COOH và C2H5OH (có H2SO4 đặc, t
0
) xảy ra hoàn toàn. 
 D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng este hóa. 
 Câu 4. Trong dung dịch, cặp chất nào dưới đây không xảy ra phản ứng hoá học? 
 A. Fe + Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2 + AgNO3. C. Fe + CuSO4. D. Ag + Cu(NO3)2. 
 Câu 5. Cho lá Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, có khí thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào 
thì A. tốc độ thoát khí tăng. B. phản ứng ngừng lại. 
 C. tốc độ thoát khí giảm. D. tốc độ thoát khí không đổi. 
 Câu 6. Este (X) có công thức phân tử C4H8O2. Biết X có phản ứng tráng bạc và thủy phân (X) thu 
được một ancol bậc 1. Công thức cấu tạo của X là 
 A. HCOOCH(CH3)2. B. CH3CH2COOCH3. C. HCOOCH2CH2CH3. D. CH3COOCH2CH3. 
 Câu 7. Đun nóng 8,14 gam metyl axetat trong 100ml dung dịch KOH 1,4M. Khi phản ứng kết thúc, 
cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
 A. 10,36. B. 12,46. C. 13,02. D. 10,78. 
 Câu 8. Cho các dung dịch hoặc chất lỏng sau: glucozơ, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, etyl axetat. 
Thuốc thử để phân biệt chúng là 
 A. dung dịch I2 và Cu(OH)2/OH
-
. B. Cu(OH)2/OH
-
 và dung dịch AgNO3/NH3. 
 C. dung dịch I2 và quỳ tím. D. dung dịch I2 và dung dịch AgNO3/NH3. 
 Câu 9. Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 8) tác dụng vừa đủ với dung dịch 
Y gồm 0,05 mol NaNO3, 0,1 mol KNO3 và HCl. Khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch G 
chứa m gam muối, 2,8 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu 
ngoài không khí, tỉ khối của T so với H2 là 12,2. Giá trị của m gần nhất với 
 A. 45. B. 47. C. 51. D. 53. 
 Câu 10. Chất không có phản ứng với dung dịch NaOH là 
 A. Gly-Ala. B. (C17H35COO)3C3H5. C. C6H5NH2. D. H2N-CH2-COOH. 
 Câu 11. Glucozơ không phản ứng với 
 A. dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. B. Cu(OH)2/OH
-
. 
 C. H2O/H
+, đun nóng. D. nước brom. 
 Câu 12. Cho 1,3 gam Zn vào 100ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,15M, khi phản 
ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 
 A. 1,2900. B. 2,2600. C. 2,4325. D. 2,4225. 
 Câu 13. Hợp chất tripanmitin có công thức cấu tạo thu gọn là 
 A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C15H29COO)3C3H5. 
 C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5. 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
MÃ ĐỀ: H23 
Trang 2/2 – Mã đề H23 
 Câu 14. Cacbohiđrat có nhiều nhất trong nước ép của cây mía là 
 A. glucozơ. B. amilozơ. C. fructozơ. D. saccarozơ. 
 Câu 15. Giải pháp thực tế nào dưới đây sai? 
 A. Dùng dung dịch axit clohiđric để rửa ống nghiệm đựng anilin. 
 B. Không nên hút thuốc lá vì thuốc lá có nicotin (một loại amin) rất độc. 
 C. Dùng giấm để khử mùi tanh của cá (biết mùi tanh đó do các amin gây ra). 
 D. Dùng nước lạnh để làm sạch hết nhớt của lươn (biết chất nhớt đó là protein). 
 Câu 16. Một đoạn polibutađien có phân tử khối trung bình bằng 108540. Hệ số polime hoá của 
đoạn polibutađien này có giá trị là 
 A. 1871. B. 1737. C. 2048. D. 2010. 
 Câu 17. Peptit X mạch hở có dạng CxHyN4Ot, được tạo bởi axit glutamic và một α-aminoaxit no, 
mạch hở, có một nhóm -NH2, một nhóm- COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol X, thu được 5,376 
lít CO2 (đktc). Đun 0,15 mol X với 500 ml dung dịch KOH 2,2M, khi kết thúc phản ứng cô cạn dung 
dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với 
 A. 104. B. 112. C. 114. D. 116. 
 Câu 18. Cacbohiđrat X có phản ứng tráng bạc nhưng không làm mất màu nước brom. Cacbohiđrat 
X là A. glucozơ. B. fructozơ. C. tinh bột. D. saccarozơ. 
 Câu 19. Hợp chất CH3CH2NH2 có tên gọi là 
 A. đimetylamin. B. etylamin. C. propylamin. D. metylamin. 
 Câu 20. Cho 16,4610 gam một amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 
29,8127 gam muối. Công thức cấu tạo của X là 
 A. CH3CH2NH2. B. CH3CH2CH2NH2. C. CH3CH2-NH-CH3. D. CH3NH2. 
 Câu 21. Dung dịch của chất nào dưới đây làm xanh quì tím? 
 A. Glyxin. B. Lysin. C. Axit glutamic. D. Alanin. 
 Câu 22. Thủy phân hoàn toàn 7,26 gam este X được tạo bởi phenol đơn chức bằng dung dịch 
NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng chỉ thu được hơi nước và hỗn hợp Y gồm hai muối 
khan. Đốt cháy hoàn toàn Y cần 9,744 lít O2 (đktc), thu được 6,36 gam Na2CO3, 8,064 lít CO2 (đktc) 
và 2,7 gam H2O. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Y gần nhất với 
 A. 37%. B. 45%. C. 41%. D. 39%. 
 Câu 23. Các monome dùng để điều chế tơ nilon-6,6 là 
 A. HOOC-[CH2]4-COOH và H2N-[CH2]4-NH2. B. HOOC-[CH2]4-COOH và H2N-[CH2]6-NH2. 
 C. HOOC-[CH2]6-COOH và H2N-[CH2]4-NH2. D. HOOC-[CH2]6-COOH và H2N-[CH2]6-NH2. 
 Câu 24. Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), poliacrilonitrin, nilon-6, polibutađien, polietilen, 
nilon-6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là 
 A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. 
 II. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (2 điểm) 
Câu 1: (1,0 điểm) Từ hai chất riêng biệt: MgCO3 và Cu(OH)2, hãy chọn phương pháp thích hợp và 
viết phương trình hóa học điều chế Mg và Cu. 
Câu 2: (1,0 điểm) Cho chất X có công thức phân tử C3H4O2 và các phản ứng sau: 
 (1) (X) + NaOH  (A) + (B) 
(2) (A) + H2SO4 loãng  (C) + (D) 
 (3) (C) + AgNO3 + NH3 + H2O  (E) + Ag + NH4NO3 
(4) (B) + AgNO3 + NH3 + H2O  (F) + Ag + NH4NO3 
Xác định công thức cấu tạo của X, C, E và F. 
Cho biết nguyên tử khối: Na=23; K=39; Ag=108; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Zn=65; Fe=56; Cu=64; 
Al=27; C=12; O=16; S=32; H=1; N=14. 
--------------------------HẾT--------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfH23.pdf