TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN HOÁ HỌC - LỚP 10 NĂM HỌC 2015- 2016 Thời giam làm bài 45 phút Họ và tên: ........................................................................................... Lớp 10....... Điểm: Lời phê: Mã đề 245 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Học sinh chọn đáp án đúng và khoanh tròn, bôi đen. Câu 1: Điều khẳng định nào sau đây là sai ? A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron. C. Số khối A bằng tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N). D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 6 gam một kim loại M hóa trị II vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lit khí H2 (đktc). Kim loại M là: A. Zn (65) B. Mg (24) C. Fe (56) D. Ca (40) Câu 3: Anion X có phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tố X thuộc: A. nhóm IIA, chu kì 4 B. nhóm VIIA, chu kì 3 C. nhóm VIIIA, chu kì 3 D. nhóm VIA, chu kì 3 Câu 4: Trong tự nhiên nguyên tố clo có hai đồng vị 35Cl và 37Cl, nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,48. Số nguyên tử đồng vị 35Cl có trong 200 nguyên tử clo là ? A. 132 B. 48 C. 76 D. 152 Câu 5: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: A. K, Mg, N, Si. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, Si, N. D. N, Si, Mg, K. Câu 6: Nhóm hợp chất nào sau đây chỉ có liên kết ion : A. Na2O , CO , BaO . B. BaO , CaCl2 , BaF2 . C. CS2 , H2O , HF . D. CaO, CH4, NH3 . Câu 7: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số hiệu nguyên tử của R là: A. 56 B. 30 C. 26 D. 24 Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai: A. Điện hóa trị có trong hợp chất ion. B. Điện hóa trị bằng số cặp electron dùng chung. C. Cộng hóa trị có trong hợp chất cộng hóa trị D. Cộng hóa trị bằng số cặp electron dùng chung. Câu 9: Trong phản ứng hóa học: Cl2 + 2NaBr à 2NaCl + Br2 . Cl2 đóng vai trò: A. chất bị khử B. chất bị oxi hóa C. chất vừa bị oxi hóa, vừa bị khử D. chất không bị oxi hóa, không bị khử. Câu 10: Cation R+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron đầy đủ của R là A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p63s23p63d1 D. 1s22s22p63s23p64s1 II- TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1: (2 điểm) Biết nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. a) Viết cấu hình electron và xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của R? b) Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của oxit bậc cao, của hiđroxit và hợp chất khí với hiđro của R? Câu 2: (2 điểm) Cân bằng PTHH của các phản ứng oxi hoá- khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron ( xác định chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử, quá trình oxi hóa). a) Cu + H2SO4 đ, n CuSO4 + SO2 + H2O b) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + NH4NO3 + H2O Câu 3: (1 điểm) Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH4. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 53,3% về khối lượng. Xác định nguyên tố R ? Học sinh không sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học ------------- Hết------------- TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN HOÁ HỌC - LỚP 10 NĂM HỌC 2015- 2016 Thời giam làm bài 45 phút Họ và tên: ........................................................................................... Lớp 10....... Điểm: Lời phê: Mã đề 442 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Học sinh chọn đáp án đúng và khoanh tròn, bôi đen. Câu 1: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), Na (Z = 11), Al (Z = 13), Mg (Z = 12). Dãy các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là: A. K, Na, Mg, Al B. Mg, Na, K, Na C. Al, Mg, Na, K D. Na, K, Mg, Al Câu 2: Những điều khẳng định nào sau đây không phải bao giờ cũng đúng? A. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân. B. Trong nguyên tử số proton bằng số nơtron. C. Trong nguyên tử số proton trong hạt nhân bằng số e ở lớp vỏ nguyên tử. D. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Na mới có 11 proton. Câu 3: Trong phản ứng hóa học: 2NO2 + 2NaOH à NaNO2 + NaNO3+ H2O. NO2 đóng vai trò: A. chất bị khử B. chất bị oxi hóa C. chất vừa bị oxi hóa, vừa bị khử D. chất không bị oxi hóa, không bị khử. Câu 4: Nhóm hợp chất nào sau đây chỉ có liên kết cộng hoá trị : A. CS2 , H2O , HF . B. BaO , CaCl2 , BaF2 . C. Na2O , CO , BaO . D. CaO, CH4, NH3 . Câu 5: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị là A. 27%. B. 50%. C. 54%. D. 73%. Câu 6: Anion X2- có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron đầy đủ của X là A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s23p3 Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 1,61 gam một kim loại M thuộc nhóm IA vào nước, sau phản ứng thu được 2,576 lit khí H2 (đktc). Kim loại M là: A. Li(7) B. Na (23) C. K(39) D. Rb(85) Câu 8: Nguyên tố A ở nhóm IIIA và nguyên tố B ở nhóm VIIA , công thức hợp chất tạo bởi A và B có thể là : A. A2B B. AB3 C. A3B D. AB Câu 9: Cho các phát biểu sau: Có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn. (2) Các nguyên tố s và p đều thuộc nhóm A. (3) Các nguyên tố d và f đều là kim loại (gọi là kim loại chuyển tiếp) (4) Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận electron. (5) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, flo (F) là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất. A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 10: Tổng số hạt p, n, e của một nguyên tử bằng 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Số khối của nguyên tử đó . A. 188 B. 108 C. 150 D. 148 II- TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1: (2 điểm) Biết nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. a) Viết cấu hình electron và xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của R? b) Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của oxit bậc cao, của hiđroxit và hợp chất khí với hiđro của R? Câu 2: (2 điểm) Cân bằng PTHH của các phản ứng oxi hoá- khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron ( xác định chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử, quá trình oxi hóa) a) MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O b) FeI2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + I2 + H2O. Câu 3: (1 điểm) Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. trong hợp chất khí của nó đối với hyđro có 82,35% R về khối lượng. Xác định nguyên tố R ? Học sinh không sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học ------------- Hết------------- ĐÁP ÁN - KIỂM TRA HKI - MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÃ ĐỀ 245 I. TRẮC NGHIỆM (5đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A D B D C B C B A D II. TỰ LUẬN ( 5 đ) Câu Nội dung Điểm 1. (2,0đ) - Viết cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3 , Z+ = 15+ - CTPT R2O5, H3RO4, RH3 (HS ghi R là P cũng được) - Viết công thức cấu tạo 3 chất trên. 1,00đ 0,5đ 0,5đ 2. (2,0đ) Mỗi phản ứng 1điểm x 2 - Xác định số oxi hóa - Chất khử, chất oxi hóa - Quá trình khử, quá trình oxi hóa. - Thế hệ số vào pứ a) Cu + 2 H2SO4 đ, n CuSO4 + SO2 + 2H2O b) 11Al + 42 HNO3 → 11 Al(NO3)3 + 3 NO + 3 NH4NO3 + 15 H2O Lưu ý: Xác định số oxi hóa sai, không chấm. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 3. (1,0đ) Ứng với công thức RH4 => CT oxit bậc cao là RO2 %O = 53,3% => %R = 46,7% Lập tỉ lệ => MR = 28 , R là nguyên tố Si Nếu không xác định được tên nguyên tố -0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ MÃ ĐỀ 442 I. TRẮC NGHIỆM (5đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C B C A D C A B D B II. TỰ LUẬN ( 5 đ) Câu Nội dung Điểm 1. (2,0đ) - Viết cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5 , Z+ = 17+ - CTPT R2O7, HRO4, RH (HS ghi R là Cl cũng được) - Viết công thức cấu tạo 3 chất trên. 1,00đ 0,5đ 0,5đ 2. (2,0đ) Mỗi phản ứng 1điểm x 2 - Xác định số oxi hóa - Chất khử, chất oxi hóa - Quá trình khử, quá trình oxi hóa. - Thế hệ số vào pứ a) MnO2 + 4 HCl MnCl2 + Cl2 + 2 H2O b) 2 FeI2 + 6 H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3 SO2 + 2 I2 + 6 H2O. Lưu ý: Xác định số oxi hóa sai, không chấm. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 3. (1,0đ) Ứng với công thức R2O5 => CT hợp chất khí với hiđro là RH3 %R = 82,35% => %H = 17,65% Lập tỉ lệ => MR = 14 , R là nguyên tố N Nếu không xác định được tên nguyên tố -0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ
Tài liệu đính kèm: