Kiểm tra học kì 2 Vật lí 7

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 995Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì 2 Vật lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì 2 Vật lí 7
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN 
TỔ : TỰ NHIÊN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Cư Mta , ngày tháng năm 2014
KIỂM TRA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 7
I. Mục đích của đề kiểm tra 	
1. Phạm vi kiến thức
	Từ tiết 20 đến tiết 35 theo phân phối chương trình
2. Mục đích
	- Kiểm tra việc lắm kiến thức đã học trong học kì 2
	- Nắm được kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy và học.	
3. Hình thức
	Kết hợp TNKQ và TL (30% TNKQ, 70% TL)
II. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
1. Bảng trọng số và số câu hỏi
Nội dung
Tổng số tiết
Tiết LT
Chỉ số 
Trọng số
Số câu
Điểm số
LT
VD
LT
VD
LT
VD
LT
VD
Chủ đề 1: Nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích. Dòng điện, nguồn điện. Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại. Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện.
6
5
3,5
2,5
23,3
16,7
4
2
2,5
2,5
Chủ đề 2: Các tác dụng của dòng điện.
2
2
1,4
0,6
9,3
4
2
1
Chủ đề 3: Cường độ dòng điện. Hiệu điện thế. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện. An toàn điện. 
7
4
2,8
4,2
18,7
28
2
2
1,5
2,5
Tổng
15
11
7,7
7,3
51,3
48,7
8
4
5
5
2. Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao hơn
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1
-Nêu được hai biểu hiện của vât nhiễm điện. Có thể làm nhiễm điện bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
-Nêu được có hai loại điện tích.Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau.
-Nhận biết nguồn điện: pin, ac quy.
-Nhận biết chất dẫn điện, chất cách điện. 
- Nhận biết được một vật nhận thêm êlectrôn sẽ nhiễm điện âm, vật mất êlectrôn sẽ nhiễm điện dương.
-Vẽ được sơ đồ mạch điện kín gồm: nguồn điện, công tắc, dây dẫn, bóng đèn.
- Xác định được chiều dòng điện trong mạch điện.
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ
3
1,5 đ
15%
1
1đ
10%
1
1,5đ
15%
1
1đ
10%
6
5đ
50%
Chủ đề 2
.
-Nhận biết được tác dụng nhiệt của dòng điện,biểu hiện tác dụng từ của dòng điện.
-Phát hiện được dòng điện chạy qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên. Chỉ ra được dụng cụ điện hoạt động dựa trên tác nhiệt, tác dụng từ.
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1đ
10%
2
1đ
10%
Chủ đề 3
-Nhận biết đơn vị đo cường độ dòng điện, đơn vị đo hiệu điện thế.
- Đổi được đơn vị cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
- Hiêu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp bằng hiệu điện thế giũa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U= U1+U2
- Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc sóng song bằng tổng cường độ dòng điện qua các đoạn mạch rẽ: I= I1+I2
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
1đ
10%
2
2,5đ
25%
4
4
40%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
6
4đ
40%
2
1đ
10%
4
5đ
50%
12
10
100%
PGD-ĐT HUYỆN M’DRĂK
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN 	
KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÍ 7
Thời gian: 45 phút
Họ và tên:..............................................................................................................lớp:..................
Phần I. Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa bị nhiễm điện.
 	A. Phơi ngoài nắng. 	C. Nhúng vào nước ấm.
 	B. Cọ xát vào vải khô. 	D. Đặt gần nguồn điện.
Câu 2: Vật nào sau đây được coi là nguồn điện:
A. Pin, ắc quy	B. Pin, bàn là
C. Ắc quy, quạt điện	D. Bếp điện; nam châm điện
Câu 3: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút
A. các vụn đồng	B. các vụn sắt
C. các vụn giấy	D. các vụn nhựa
Câu 4: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt:
A. Hạt nhân	B. Hạt nhân và êlectrôn 	
C. Êlectrôn	D. Không có loại hạt nào cả.
Câu 5: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo ra các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như: 
A. Điện thoại, quạt điện 	B. Mô tơ điện, máy bơm nước.
C. Bàn là, bếp điện. 	D. Máy hút bụi, nam châm điện.
Câu 6: Ampe kế là dụng cụ dùng để đo:
A. Hiệu điện thế	B. Nhiệt độ	C. Khối lượng	D. Cường độ dòng điện
Phần II. Tự luận (7đ)
Câu 7: (1đ) Điền từ thích hợp vào chỗ trống
	Chất dẫn điện là chất cho dòng điện..(1)
	Chất cách điện là chất .(2).. dòng điện đi qua.
Câu 8: (1đ) Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một (1)..
	Đơn vị đo hiệu điện thế là (2).
Câu 9: (1đ) Đổi các đơn vị sau:
a) 150 mA =A 	b) 25 kV =.V 
Câu 10: (1,5đ) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Một bộ nguồn điện gồm 2 pin mắc nối tiếp; dây dẫn; công tắc đóng và một bóng đèn sợi đốt. Xác định chiều dòng điện chạy trong mạch.
Câu 11: (1,5đ)
 Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ, ampe kế A1 chỉ 0,1A, ampe kế A2 chỉ 0,2A.
 a) Số chỉ ampe kế A1, A2 cho biết gì? 
 b)Tính số chỉ ampe kế A? 
Câu 12: (1đ) Hãy giải thích tại sao trên các mép cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi sau lâu ngày sử dụng?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Mỗi câu trả lời đúng 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
A
B
C
C
D
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 7: (1đ)
	1: đi qua (0,5đ)
	2: không cho (0,5đ)
Câu 8: (1đ)
	1: hiệu điện thế (0,5đ)
	2: vôn (V) (0,5đ)
Câu 9: (1đ)
150 mA = 150.0,001 A = 0,15A (0,5đ)
25kV = 25. 1000 = 25 000 V (0,5đ)
Câu 10: (1,5đ)
- Vẽ được sơ đồ (1đ)
	- Chỉ được chiều dòng điện (0,5đ)
Câu 11: (1,5đ)
- Ampe kế A1 chỉ 0,1 A cho biết độ lớn cường độ dòng điện qua đèn Đ1 là: I1 = 0,1 A (0,5đ)
	- Ampe kế A2 chỉ 0,2 A cho biết độ lớn cường độ dòng điện qua đèn Đ2 là: I2 = 0,2 A (0,5đ)
	- Số chỉ ampe kế A: I = I1 + I2 = 0,1 + 0,2 = 0,3 A (0,5đ)
Câu 12: (1đ)
Trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi, vì khi quay cánh quạt sẽ cọ xát với không khí nên nó bị nhiễm điện và hút được các hạt bụi.

Tài liệu đính kèm:

  • dockthk2-vl7.doc