SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG (Đề thi có 06 trang) KIỂM TRA CUỐI CẤP THPT NĂM 2015 Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 475 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể? (1) Một đàn sói sống trong rừng. (2) Một lồng gà bán ngoài chợ. (3) Đàn cá rô phi đơn tính sống dưới hồ. (4) Một tổ ong mật trên cây. (5) Một rừng cây. Phương án đúng là: A. (2), (3), (5). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (5). D. (2), (4), (5). Câu 2: Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen, F1 đồng loạt lông vằn. Cho F1 giao phối tự do với nhau, F2 có 75% gà lông vằn, 25% gà lông đen (lông đen chỉ có ở gà mái). Cho biết tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Kết luận nào sau đây là không đúng ? A. Gà trống lông vằn F1 có kiểu gen dị hợp. B. Lông vằn trội hoàn toàn so với lông đen. C. Màu sắc lông di truyền liên kết với giới tính. D. Gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính Y. P : trống XDXD x mái XdY F1 : 1XDXd (trống) : 1XDY (mái) F1xF1 cho F2 : 1XDXD : 1XDXd : 1XDY : 1XdY 3 vằn (mái + trống) : 1 đen (mái) Câu 3: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hydrô bị đột biến thành alen a. Khi cặp gen Aa tự nhân đôi 2 lần môi trường nội bào cung cấp 1089 nuclêôtit lại ađênin và 1611 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là A. Mất một cặp A-T. B. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. C. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. D. Mất một cặp G-X. Gen A: N=900, A=T=181, G=X=269 Nhu cầu Nu khi cặp gen bình thường (AA) tự nhân đôi: Atd = Ttd = (22 -1) x 181 x2 = 1086 Gtd = Xtd = (22 -1) x 269 x 2 = 1614 Nhu cầu Nu của gen ĐB nhân đôi giảm 3 cặp G-X và tăng 3 căp A-T so với gen bình thường (ứng với hệ số nhân 21 – 1). Nên ĐB thuộc dạng Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. Khi đó nhu cầu Nu của cặp gen Aa nhân đôi là: A*td = T*td = (22 -1) x 181 + (22 -1) x 182 = 1089 G*td = X*td = (22 -1) x 269 + (22 -1) x 268 = 1611 Câu 4: Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là A. Tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu. B. Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. C. Tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu. D. Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen. Câu 5: Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể (NST) khác nhau. Theo lý thuyết, phép lai giữa AaBbDD x aaBbDd thu được đời con có số cá thể mang kiểu gen đồng hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ là A. 12,5% B. 37,5% C. 87,5% D. 50% (½ x 2/4 x ½) + (½ x 2/4 x ½) + (½ x 2/4 x ½) = 3/8 = 0.375 = 37.5% Câu 6: Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết tính trạng do gen nằm trên NST giới tính Y quy định là A. Chỉ biểu hiện ở giới đực. B. Luôn di truyền theo dòng mẹ. C. Luôn di truyền theo dòng bố. D. Được di truyền thẳng ở giới dị giao tử. Câu 7: Cho các dữ kiện sau: (1) Enzim cắt axit amin mở đầu. (2) Ribôxom tách thành hai tiểu phần lớn và bé. (3) Chuỗi polipeptit hình thành cấu trúc bậc cao hơn. (4) Ribôxom gặp bộ ba kết thúc trên mARN thì dừng lại. Trình tự đúng trong diễn biến của giai đoạn kết thúc dịch mã là: A. 4→3→1→2 B. 4→1→3→2 C. 4→2→1→3 D. 4→2→3→1 Câu 8: Ở người, bệnh P do một alen lặn nằm trên NST giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên Y, alen trội biểu hiện bình thường. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh P lấy một người chồng có anh trai bị bệnh P. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai mắc bệnh này. Tính xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh P của cặp vợ chồng này ? A. B. C. D. Em trai vợ bệnh nên KG XpY nên mẹ vợ XPXp Þ vợ có xác suất KG ½ XPXP ½ XPXp Þ tần số alen ¾ XP, ¼ Xp. Chồng không bệnh có KG XPY Þ tần số alen ½ XP, ½ Y Þ xác suất con đầu lòng bị bệnh ½ Y x ¼ Xp = 1/8 XpY. Câu 9: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ NST trong tế bào này có ký hiệu là A. 2n – 1 – 1. B. 2n – 2. C. 2n – 2 hoặc 2n – 1 – 1. D. 2n – 1 + 1 Câu 10: Khi giao phấn giữa hai hai cây cùng loài đều dị hợp tử hai cặp gen, thu được thế hệ lai có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 5,44%. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 21,76%. (Đúng) Ab/aB x AB/ab cho 0,1088 ab x 0.5ab = 0.0544 ab/ab B. Hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 46,65%. (Đúng) AB/ab x AB/ab cho 0,23325 ab x 0,23325 ab » 0.0544 ab/ab C. Hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 32%. (Đúng) AB/ab x Ab/aB cho 0,34325 ab x 0,16 ab » 0.0544 ab/ab D. Hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 30%. (Sai) Không có kết quả phù hợp yêu cầu đề Câu 11: Cho các mối quan hệ sau: (1) Địa y. (2) Trùng roi sống trong ruột mối. (3) Cây nắp ấm bắt côn trùng. (4) Chim sáo và trâu rừng. (5) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. Có mấy mối quan hệ thuộc mối quan hệ cộng sinh? A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 12: Nhận định nào sau đây về cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở Opêron Lac là đúng A. Khi môi trường có Lactôzơ thì các gen Z, Y, A không phiên mã. B. Khi môi trường không có Lactôzơ thì các gen Z, Y, A được phiên mã. C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra ba phân tử mARN khác nhau. D. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra một phân tử mARN chung. Câu 13: Ở một loài thực vật, trong phép lai một cây hoa đỏ với một cây hóa trắng mang kiểu gen đồng hợp tử lặn thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ: 3 cây hoa trắng. Có thể kết luận màu sắc hoa được quy định bởi A. Hai cặp gen không alen tương tác theo kiểu gen lặn át chế. B. Hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp C. Hai cặp gen không alen tương tác bổ sung D. Màu sắc do một cặp gen qui định. Kiểu tương tác: tương tác bổ sung tỉ lệ 9 : 7 A: trắng; a: trắng; B: trắng; b: trắng; A-B- : đỏ P:AaBb (Đỏ) x aabb (trắng) F1: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb 1 Đỏ : 3 trắng Câu 14: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. Ổ sinh thái. B. Môi trường. C. Giới hạn sinh thái. D. Sinh cảnh. Câu 15: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có 5 alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y. Biết rằng không có đột biến, theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể là A. 15 B. 20 C. 40 D. 60 Vì gen trên vùng tương đồng của NST X và Y nên áp dụng giống NST thường Giới cái : Tổng số KG = r (r+1)/2 = 5 (5+1)/2 =15 kiểu XA1XA1, XA1XA2, XA1XA3, XA1XA4, XA1XA5, XA2XA2, XA2XA3, XA2XA4, XA2XA5, XA3XA3, XA3XA4, XA3XA5, XA4XA4, XA4XA5, XA5XA5. Giới đực : Tổng số KG = r x r = 5x5 = 25 kiểu (vì có Trao đổi giữa X và Y) XA1YA1, XA1YA2, XA1YA3, XA1YA4, XA1YA5, XA2YA1, XA2YA2, XA2YA3, XA2YA4, XA2YA5, XA3YA1, XA3YA2, XA3YA3, XA3YA4, XA3YA5, XA4YA1, XA4YA2, XA4YA3, XA4YA4, XA4YA5, XA5YA1, XA5YA2, XA5YA3, XA5YA4, XA5YA5. Tổng cộng 15 + 25 = 40 kiểu Câu 16: Trong kỹ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta có thể sử dụng hai loại thể truyền là A. Virut và NST nhân tạo. B. Plasmit và nấm men. C. Plasmit và virut. D. Plasmit và NST nhân tạo. Câu 17: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng: (1) Nuclêôtit hiếm có thể bắt cặp sai trong nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit. (Đúng) (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (Đúng) (3) Đột biến điểm là dạng đột biến liên quan đến nhiều cặp nuclêôtit. (Sai, chỉ 1 cặp) (4) Đột biến gen tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. (Đúng) (5) Mức độ gây hại của đột biến gen phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường. (Đúng) (6) Hóa chất 5-Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T. (sai, A-T thành G-X mới đúng) A. 5 B. 6 C. 3 D. 4 Câu 18: Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể ? A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Di nhập gen. Câu 19: Trong chu trình sinh địa hóa, sinh vật đóng vai trò là cầu nối giữa quần xã và môi trường là A. Sinh vật phân hủy. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật sản xuất. Câu 20: Cho các thành tựu sau : (1) Tạo giống cà chua có gen làm chín qủa bị bất hoạt. (Công nghệ gen) (2) Tạo giống dâu tằm tam bội. (Gây ĐB) (3) Tạo giống lúa hạt gạo vàng có khả năng tổng hợp β-carôten trong hạt. (Công nghệ gen) (4) Tạo giống dưa hấu tam bội. (Gây ĐB) Các thành tựu được tạo ra bằng công nghệ gen là: A. (1) và (4) B. (2) và (3) C. (3) và (4) D. (1) và (3) Câu 21: Kiểu gen của P là x . Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn. Khoảng cách trên bản đồ di truyền của hai locut gen A và B là 8 cM. Tỉ lệ kiểu hình (A-B-) được mong đợi ở thế hệ F1 là bao nhiêu? A. 66,25% B. 51,16% C. 71,16% D. 56,25% 3 (0.46) 2 + (0.46) x (0.04) + 2 (0.04) 2 = 0.7116 = 71.16% (Có thể lập bảng để kiểm tra lại kết quá) Câu 22: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, kết luận nào sau đây là đúng ? A. Các cá thể có ngoại hình giống nhau có mức phản ứng giống nhau. (Sai, vì KG có thể khác nhau) B. Trong cùng một giống thuần chủng, các cá thể có mức phản ứng giống nhau. (Sai, vì KG không hoàn toàn giống nhau) C. Mức phản ứng phụ thuộc vào kiểu gen của cơ thể và môi trường sống. (Đúng) D. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng hơn tính trạng số lượng. (Sai, nói ngược lại) Câu 23: Người ta sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh? A. Chọc dò dịch ối lấy tế bào đem phân tích NST giới tính X. B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào đem phân tích NST thường. C. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phân tích ADN. D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phân tích Prôtêin. Câu 24: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào? A. Phiên mã (Trong nhân TB) B. Dịch mã (Trong TBC) C. Nhân đôi nhiễm sắc thể (Trong nhân TB) D. Tự nhân đôi ADN (Trong nhân TB) Câu 25: Ở một loài thực vật, biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Trong quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen. Xét phép lai P: (Aa,bb,Dd) x (aa,Bb,Dd). Trong đó chưa biết sự phân bố của các cặp gen trên các cặp NST. Nếu F1 xuất hiện 8 loại kiểu hình, kết luận nào sau đây là đúng ? A. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng hoặc 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST tương đồng. Trường hợp này là tổng của hai trường hợp B. Và D. Nên đầy đủ nhất B. Chắc chắn 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng. (Đúng. Một cặp phân li độc lập cho 2 KH, 2 cặp LKG và HVG có thể cho 4 KH. Tổng ccoojng tối đa 2 x 4 = 8 KH) C. Chắc chắn 3 cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng. (Sai. LK 3 cặp gen, mỗi bên chỉ cho 2 loại giao tử nên tối đa có 4 KH) D. Chắc chắn 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST tương đồng. (Đúng. 3 cặp gen PLĐL cho 23 = 8 KH) Câu 26: Trong quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn người hóa thạch: (1) Homo erectus; (Người đứng thẳng) (2) Homo habilis; (Người khéo léo) (3) Homo sapiens. (Người hiện đại) Trật tự tiến hoá đúng là: A. 1→2→3. B. 3→2 →1. C. 1→3→2. D. 2→1→3. Câu 27: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lý thuyết, phép lai P: AAaa x Aa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ A. B. C. D. (1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa) x (1/2A, 1/2a) Đồng hợp: 2 x 1/6 x ½ = 2/12 Dị hợp: 1-2/12 = 5/6 Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng về hiện tượng liên kết gen? A. Liên kết gen hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp. B. Các gen trên cùng một NST thường di truyền cùng nhau trong phân bào. C. Số nhóm gen liên kết của một loài bằng số NST trong bộ NST đơn bội của loài đó. D. Liên kết gen hoàn toàn đảm bảo sự di truyền ổn định của từng nhóm tính trạng. Câu 29: Ở một loài thực vật cho cây thuần chủng hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ phân li là 9 cây hoa trắng : 6 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa vàng, tính theo lý thuyết tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai này là A. 2 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. B. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa vàng. C. 1 cây hoa trắng : 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. D. 2 cây hoa trắng : 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. Tương tác bổ sung tỉ lệ 9 : 6 : 1 9A-B- : 9 trắng 3aaB- : 3 đỏ 3A-bb : 3 đỏ 1aabb : 1 vàng Lai phân tích : P : AaBb (trắng) x aabb (vàng) FB : 1AaBb (1 trắng) 1aaBb : 1Aabb (2 đỏ ) : 1aabb (1 vàng) Câu 30: Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây là sai ? A. Diễn ra trên qui mô của quần thể, thời gian lịch sử tương đối ngắn. B. Kết quả là sự hình thành loài mới. C. Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. D. Tiến hóa nhỏ trải qua hàng triệu năm, hình thành các nhóm phân loại trên loài. (Sai. Phát biểu này của Tiến hóa lớn) Câu 31: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu. (2) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa, cắt đứt liên kết hydrô, tách rời hai mạch đơn của gen và để lộ mạch gốc. (3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch gốc để liên kết các ribônuclêôtit tự do với các nuclêôtit trên mạch gốc của gen. (4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì dừng quá trình phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện đúng theo trình tự là: A. (1) → (2) → (3) →(4). B. (2) → (1) → (4) → (3). C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (1) → (3) → (2) → (4). Câu 32: Ở người, hội chứng và bệnh di truyền nào sau đây không liên quan đến đột biến số lượng NST ? A. Bệnh ung thư máu. (ĐBCTNST, mất đoạn) B. Hội chứng Tơcnơ. (ĐBSLNST, thể 1) C. Hội chứng Đao. (ĐBSLNST, thể 3) D. Hội chứng Claiphentơ. (ĐBSLNST, thể 3) Câu 33: Nội dung chủ yếu của qui luật phân li độc lập là A. Sự giao phối giữa các cá thể làm hạn chế biến dị tổ hợp. B. Sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác. C. Ở F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỉ lệ 1 : 1. D. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 ứng với công thức (1:2:1)n. Câu 34: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là A. Cạnh tranh. B. Ký sinh. C. Ức chế-cảm nhiễm. D. Vật ăn thịt - con mồi. Câu 35: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: XDXd x XDY cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 1%. Tính theo lí thuyết, tần số hoán vị gen và tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh dài, mắt đỏ bằng A. 20% và 31,75%. B. 36% và 6,75%. C. 16% và 15,75%. D. 32% và 34,25%. Gọi tỉ lệ ruồi thân đen cánh cụt F1 là k thì ab/ab XdY = 0.01. k x ¼ = 0.01. Þ k = 0.04 Ta có: 0.08 ab x 0.5 ab = 0.04 ab/ab (HVG ở giới cái với f=16%) Khi đó: Đen, cụt, đỏ = 3 x 0.21 x 0.25 = 0.1575 = 15.75% (Có thể lập bảng để kiểm tra lại) Câu 36: Một gen có 1200 nuclêôtit và 30% ađênin. Do đột biến chiều dài của gen giảm đi 10,2 A0 và kém7 liên kết hydrô so với gen ban đầu. Tính số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần. A. A=T= 1080; G=X= 720 B. A=T= 1074; G=X= 717 C. A=T= 1440; G=X= 960 D. A=T= 1432; G=X= 956 Gen bình thường: A = T = 360; G = X = 240 10,2Ao /3.4Ao = 3 cặp Nu. Nên gen ĐB mất 1 bộ ba gồm 2 cặp A – T và 1 cặp G – X. Khi gen ĐB nhân đôi: Atd = Ttd = 358 (22 – 1) = 1074 Gtd = Xtd = 239 (22 – 1) = 717 Câu 37: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai? A. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái thường xảy ra đối với các loài ít di động. B. Hình thành loài bằng con đường địa lý thường diễn ra một cách chậm chạp, qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp. C. Hình thành loài mới có thể diễn ra cùng khu vực địa lý hoặc khác khu vực địa lý. D. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật. Câu 38: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) không làm thay đổi thành phần gen trên NST gồm: A. Đột biến đảo đoạn, chuyển đoạn trong một NST. B. Đột biến mất đoạn, chuyển đoạn trong một NST. C. Đột biến đảo đoạn, chuyển đoạn giữa hai NST. D. Đột biến đảo đoạn, chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 39: Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A qui định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Quần thể nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền ? A. Quần thể gồm toàn cây hoa trắng. 100% aa nên thế hệ sau vẫn 100% aa nên cân bằng di truyền B. Quần thể gồm toàn cây hoa hồng. 100% Aa, chưa cân bằng di truyền, ngẫu phối qua 1 thế hệ mới cân bằng di truyền C. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và hoa trắng. AA và aa có thể giao phấn, chưa xác định được tần số alen, nên chưa cân bằng di truyền Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và hoa hồng. Aa và aa có thể tự thụ phấn và giao phấn, chưa xác định được tần số alen, nên chưa cân bằng di truyền Câu 40: Cho sơ đồ phả hệ sau: Nam bình thường Nam bị bệnh Nữ bình thường Nữ bị bệnh Bệnh di truyền ở người được mô tả trong sơ đồ phả hệ trên do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là A. B. C. D. Dễ dàng biện luận đẻ nhận thấy gen gây bệnh lặn, nằm trên NST thường. Từ đó suy ra ngay KG của một số người trong gia đình. Người vợ bệnh có KG aa. Chồng không bệnh có xác suất KG 1/3AA : 2/3Aa Nên xác suất sinh con bị bênh là 1/3a x 1a = 1/3 xác suất sinh con gái bị bênh là ½ x 1/3 = 1/6 Câu 41: Điểm chung giữa quy luật di truyền phân li độc lập và di truyền tương tác gen là: (1) Đều làm xuất hiện biến dị tổ hợp. (2) Đều có tỷ lệ phân ly kiểu gen ở F2 giống nhau. (3) Đều có sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các gen không alen. (4) Đều có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 giống nhau. (Sai, VD: 9 : 3 : 3 : 1 và 9 : 7) Phương án đúng là: A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 1 , 2, 3, 4. Câu 42: Phát biểu nào sau đây về NST giới tính là đúng? A. Ở tất cả các loài, NST giới tính chỉ gồm một cặp, giống nhau ở giới đực và giới cái. B. Trên NST giới tính, ngoài các gen qui định tính đực, cái còn có các gen qui định tính trạng thường. C. Ở tất cả động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính là XX, đực là XY. D. NST giới tính chỉ tồn tại ở tế bào sinh dục, không tồn tại ở tế bào sinh dưỡng. Câu 43: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng hạt trắng. Cho cây dị hợp 4n tự thụ phấn thu được F1 đồng tính hạt đỏ. Kiểu gen của cây bố, mẹ là? A. AAAa x AAAa B. AAaa x AAAA C. AAAa x AAAA D. AAaa x AAAa Chỉ có phép lai A. là tự thụ phấn, các phép lai còn lại B., C. D. đều giao phấn Câu 44: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cây thấp nhất cao 100cm, cứ có 1 alen trội thì cây cao thêm 5cm. Cho cây (P) dị hợp về cả 3 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Ở F1 có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình cao 110cm ? A. 5 kiểu gen. B. 4 kiểu gen. C. 7 kiểu gen. D. 6 k
Tài liệu đính kèm: