Tài liệu trắc nghiệm về Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12

doc 32 trang Người đăng dothuong Lượt xem 529Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu trắc nghiệm về Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu trắc nghiệm về Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
CHƯƠNG: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
I. CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG: gồm 2 phần
1. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử: gồm các quá trình:
- Tự nhân đôi AND (tự sao)
- Phiên mã (tổng hợp ARN)
- Dịch mã (sinh T/h Pr)
- Điều hòa hoạt động gen.
2. Biến dị: gồm
- Đột biến gen
- Đột biến cấu trúc NST
- Đột biến số lượng NST
II. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:
1. Gen, mã di truyền, cơ chế tự x 2 ADN
a. Mức độ biết, thông hiểu:
- Thế nào là mã di truyền, các đặc điểm của mã di truyền, số lượng mã di truyền, số lượng mã di truyền mã hóa aa, số lượng mã di truyền không mã hóa aa là những mã nào?
- Quá trình tự nhân đội AND: 
+ Diễn ra ở đâu trong TB?
+ Các loại enzim tham gia, chức năng của từng loại enzim là gì?
+ Cơ chế tự nhân đôi?
+ Quá trình tự x 2 diễn ra theo nguyên tắc nào?
+ Kết quả?
+ Ý nghĩa?
b. Mức độ vận dụng – vận dụng cao
- Cấu trúc không phân mảnh của gen ở sinh vật nhân sơ, phân mảnh của gen ở sinh vật nhân thực có ý nghĩa gì?
- Tại sao mã di truyền là mã bộ 3?
- Các mã di truyền cùng mã hóa cho 1 loại axitamin (mã thái hóa) có đặc điểm gì (thường gần giống nhau, chỉ khác nhau ở nu thứ 3) ?
- Tai sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn?
- Quá trình tự x2 của virus diễn ra theo nguyên tắc nào?.........................
- Đặc điểm khác biệt giữ nhân đội AND ở Sv nhân sơ và sinh vật nhân thực là gì?.......................
2. Phiên mã 
a. Mức độ biết, thông hiểu:
- Cơ chế phiên mã? Chiều mả mạch khuôn tổng hợp ARN? chiều tổng hợp ARN?
- Sự khác nhau giữa phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
- Phiên mã diễn ra theo nguyên tắc nào?............................
- Kết quả của quá trình phiên mã?...................
b. Mức vận dụng, vận dụng cao
- Điều gì xảy ra nếu gen quy định ARN bị biến đổi vùng điều hòa hoặc vùng kết thúc?
3. Dịch mã
a. Mức độ biết, thông hiểu
- Diễn ra ở đâu trong tế bào?....................
- Kết quả?..................................................
- Vai trò của polyribôxôm trong dịch mã?.....................................
b. Mức độ vận dụng, vận dụng cao
- Xác định được sự khác nhau giữa 2 dạng bài tập:
4. Điều hòa hoạt động gen
 Mức độ biết, thông hiểu
- Thế nào là điều hòa hoạt động của gen?................................
- Giải thích được điều hòa hoạt động gen trong môi trường có Lactozơ (chất cảm ứng) và không có Lactozơ?
5. Đột biến gen:
a. Mức độ biết, thông hiểu:
- Khái niệm ĐBG, ĐB điểm?...................................
- Đặc điểm của ĐBG?...........................................
- Thể ĐB là gì?.....................................................
- Hậu quả mã đột biến gen, đột biến gen có ý nghĩa như thế nào với tiến hóa và chọn giống?
b. Mức vận dụng – vận dụng cao:
- Để gây ĐBG, phải tác động tác nhân ĐB vào pha nào của kỳ trung gian trong chu kỳ tế bào sẽ đạt hiệu quả cao nhất, vì sao?.....................................
- Trong các dạng ĐB điểm, dạng nào gây hậu quả lớn nhất, vì sao?.............................................
- Tại sao hầu như ĐB thay thế cặp nu thường ít gây hại cho thể ĐB?.................................................
- Thay thế cặp nu thứ mấy của mã di truyền sẽ ít ảnh hưởng đến cấu trúc của phân từ Prôtein nhất, vì sao?
6. Nhiễm sắc thể và ĐB cấu trúc NST
a. Mức độ biết, thông hiểu
- Tại sao mỗi NST lại xoắn theo nhiều cấp độ khác nhau?...........................................
- Thế nào là ĐB cấu trúc NST? gồm mấy dạng? hậu quả và ý nghĩa của từng dạng?
- Dạng ĐB cấu trúc nào không làm thay đổi hàm lượng AND trên 1 NST?
b. Mức độ vận dụng – vận dụng cao:
- Tại sao AND ở tế bào nhân thực có kích thước lớn nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân TB?...................
- Tại sao phần lớn các dạng ĐB cấu trúc NST thường có hại, thậm chí gây chết cho thể ĐB?...............
7. Đột biến số lượng NST
a. Mức độ biết – thông hiểu
- Có mấy dạng ĐBSL NST, là những dạng nào?...............................
- Thế nào là ĐB lệch bội, đa bội?
- Hậu quả và ý nghĩa của ĐB lệch bội, đa bội?
- Vai trò của đột biết đa bội trong chọn giống, tiến hóa?
- Phân biệt được thể tự đa bội và dị đa bội?
b. Mức vận dụng – vận dụng cao
- Tại sao lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể ĐB hơn là ĐB đa bội?
- Tại sao Hội chứng Đao ở người là hội chứng phổ biến nhất trong các hội chứng liên quan đến ĐBSLNST?
- Tại sao thể song nhị bội được coi như 1 loài mới?
- Làm thế nào để tạo ra thể tự đa bội?
CHƯƠNG : QUY LUẬT DI TRUYỀN
QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LY
I. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen:
1. Phương pháp phân tích di truyền giống lai:
- Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng. 
- Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2, F3. 
- Bước 3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả. 
- Bước 4: Chứng minh giả thuyết bằng thực nghiệm.
2. Phương pháp phân tích con lai của Menđen:
- Tỷ lệ phân ly ở F2 xấp xỉ 3:1. 
- Cho các cây F2 tự thụ phấn rồi phân tích tỷ lệ phân ly ở F3 Menđen thấy tỷ lệ 3: 1 ở F2 thực chất là tỷ lệ 1:2:1
II. Hình thành học thuyết khoa học:
- Mỗi tính trạng đều do 1 cặp nhân tố di truyền quy định và trong tế bào các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau. 
- Giao tử chỉ chứa 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền. 
- Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau 1 cách ngẫu nhiên
- Mỗi giao tử chỉ chứa 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền do đó sẽ hình thành 2 loại giao tử và mỗi loại chiếm 50%( 0,5). 
- Xác suất đồng trội là 0,5X 0,5=0,25 (1/4) 
- Xác suất dị hợp tử là 0,25+ 0,25=0,5 (2/4) 
- Xác suất đồng lặn là 0,5X 0,5=0,25 (1/4) 
3. Quy luật phân ly:
- Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. 
- Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào cơ thể con 1 cách riêng rẽ không hoà trộn vào nhau. 
- Khi hình thành giao tử các alen phân ly đồng đều về các giao tử cho ra 50% giao tử chứa alen này và 50% giao tử chứa alen kia. 
III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly:
- Trong TB sinh dưỡng, các gen và các NST luôn tồn tại thành từng cặp
- Mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định trên NST được gọi là locut. 
- Khi giảm phân tạo giao tử, các thành viên của 1 cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng cũng phân li đồng đều về các giao tử.
QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP
I. Thí nghiệm lai hai tính trạng:
1. Nội dung QL PLĐL của Menden: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
II. Cơ sở tế bào học:
- Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì khi giảm phân, các gen sẽ phân li độc lập với nhau.
III. Ý nghĩa của các quy luật Menđen
- Dự đoán trước được kết quả lai. 
- Là cơ sở khoa học giả thích sự đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên. 
- Bằng phương pháp lai có thể tạo ra các biến dị tổ hợp mong muốn trong chăn nuôi trồng trọt.
TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I. Tương tác gen
- Khái niệm :là sự tác tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. Bản chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng trong quá trình hình thành kiểu hình. 
1. Tương tác bổ sung..
Khái niệm : Tương tác bổ sung là kiểu tương tác trong đó các gen cùng tác động sẽ hình thành một kiểu hình mới.
Ví dụ : A-B- quy định hoa đỏ ; kiểu : A-bb; aaB- ; aabb quy định hoa trắng.
	P : AaBb x AaBb => F1 Cho tỷ lệ kiểu hình 9 Hoa đỏ: 7 Hoa trắng
 2. Tương tác cộng gộp:
Khái niệm: Là kiểu tương tác trong đó mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên 1 chút ít.
Ví dụ: Màu da người ít nhất do 3 gen (A,B,C) nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau chi phối. 
- Phần lớn các tính trạng số lượng (năng suất) là do nhiều gen quy định tương tác theo kiểu cộng gộp quy định. 
II. Tác động đa hiệu của gen:
1. Khái niệm: Một gen ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác gọi là gen đa hiệu. 
Ví dụ: 	- HbA hồng cầu bình thường
- HbS hồng cầu lưỡi liềm ® gây rối loạn bệnh lý trong cơ thể
Tất cả những trường hợp trên không phủ nhận mà chỉ mở rộng thêm học thuyết Menden.
LIÊN KẾT GEN 
1. Liên kết gen 
- Mỗi NST gồm một phân tử ADN. Trên một phân tử chứa nhiều gen, mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên ADN (lôcut) ® các gen trên một NST di truyền cùng nhau ® nhóm gen liên kết. 
- Số nhóm gen liên kết = số lượng NST trong bộ đơn bội (n). 
2. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen
- Các gen trên cùng 1 NST luôn di truyền cùng nhau. Trong tự nhiên nhiều gen khác nhau giúp sinh vật thích nghi với môi trường có thể được tập hợp trên cùng NST giúp duy trì sự ổn định của loài. 
- Trong chọn giống có thể gây đột biến chuyển đoạn, chuyển những gen có lợi vào cùng 1 NST tạo ra các giống có các đặc điểm mong muốn. 
HOÁN VỊ GEN
1. KN :
- Hiện tượng các gen alen đổi chỗ cho nhau trên cặp NST tương đồng gọi là HVG.
2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen:
- Trong giảm phân tạo giao tử xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo đều giữa 2 NST trong cặp tương đồng ® hoán vị gen. 
- Tần số hoán vị gen (f%) = ∑ tỷ lệ giao tử hoán vị. 
- Tần số hoán vị gen (f%)» 0% - 50% (f% £ 50%)
- Các gen càng gần nhau trên NST thì f % càng nhỏ và ngược lại f % càng lớn. 
3. Ý nghĩa của hiện tượng hoán vị gen:
- Do hiện tượng hoán vị gen ® tạo ra nhiều loại giao tử ® hình thành nhiều tổ hợp gen mới tạo nguồn nguyên liệu biến dị di truyền cho quá trình tiến hoá và công tác chọn giống. 
- Căn cứ vào tần số hoán vị gen ® trình tự các gen trên NST (xây dựng được bản đồ gen). 
- Quy ước 1% hoán vị gen =1 cM(centimoocgan).
- Bản đồ di truyền giúp dự đoán tần số tổ hợp gen mới trong các phép lai, có ý nghĩa trong công tác chọn giống và nghiên cứu khoa học: giảm thời gian chọn đôi giao phối
DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
I. Di truyền liên kết với giới tính
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
a. NST giới tính
- Là NST chứa các gen quy định giới tính. Có thể có gen quy định tính trạng thường.
- Cặp NST giới tính có thể tương đồng (ví dụ XX) hoặc không tương đồng (ví dụ XY).
- Trên cặp NST giới tính XY đoạn tương đồng (giống nhau giữa 2 NST) và những đoạn không tương đồng (chứa các gen khác nhau đặc trưng cho NST đó)
b. Một số cơ chế TBH xác định giới tính bằng NST giới tính.
+ Dạng XX và XY
- ♀ XX, ♂ XY: Người, lớp thú, ruồi giấm...
- ♂ XX, ♀ XY: Chim, bướm...
+ Dạng XX và XO: Châu chấu ♀ XX, ♂ XO
2. Sự di truyền liên kết với giới tính:
a. Gen trên NST X
Đặc điểm: 
- Kết quả lai thuận và nghịch khác nhau.
- Gen quy định nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y nên con đực (XY) chỉ có 1 gen lặn là được biểu hiện ra kiểu hình. 
- Tính trạng xuất hiện ở cả 2 giới nhưng tỷ lệ không đều nhau.
- Có hiện tượng di truyền chéo 
b. Gen trên NST Y
Đặc điểm : Gen nằm trên NST Y không có alen trên X.
- Tính trạng chỉ biểu hiện ở một giới (chứa NST Y).
- Có hiện tượng di truyển thẳng (Truyền 100% cho giới dị giao tử)
c. Ý nghĩa của sự di truyền liên kết với giới tính:
- Phát hiện sớm giới tính của vật nuôi nhờ các gen quy định các tính trạng dễ nhận biết lk giới tính giúp chăn nuôi hiệu quả cao.
II. Di truyền ngoài nhân
1.Biểu hiện:
- Kết quả lai thuận, nghịch khác nhau.
- Con lai luôn có kiểu hình giống mẹ.
2. Giải thích
- Khi thụ tinh giao tử đực chỉ truyền nhân cho trứng.
- Các gen nằm trong tế bào chất (trong ty thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng.
- Kiểu hình của đời con luôn giống mẹ.
Kết luận: Có 2 hệ thống di truyền là di truyền trong nhân và di truyền ngoài nhân (di truyền theo dòng mẹ)
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Gen (ADN) ® mARN ® Pôlipeptit	® Prôtêin ® tính trạng.
II. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường: 
- Nhiều yếu tố của MT có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen.
III. Mức phản ứng của kiểu gen
1. Khái niệm
- Tập hợp những kiểu hình khác nhau của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của kiểu gen.
2. Đặc điểm
- Hiện tượng 1 kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện MT khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình(thường biến).
- Thường biến giúp SV thích nghi trước sự thay đổi ĐK MT.
- Mỗi kiểu gen có mức phản ứng khác nhau trong các môi trường sống khác nhau.
- Tính trạng có hệ số di truyền thấp là tính trạng có mức phản ứng rộng; thường là các tính trạng số lượng (năng suất, sản lượng trứng...)
- Tính trạng có hệ số di truyền cao ® tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là các tính trạng chất lượng (Tỷ lệ Protein trong sữa hay trong gạo...)
- Ý nghĩa:
CHƯƠNG III : DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
A- Mức độ nhận biết và thông hiểu: (Mức 1, 2)
I. Các đặc trưng di truyền của quần thể
- Đặc trưng DT của QT: đặc trưng bởi vốn gen của QT, biểu hiện thông qua tần số alen, tần số kiểu gen
- Tần số alen : Là tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. 
- Tần số kiểu gen : Là tỉ lệ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
1. Quần thể tự thụ phấn.
Nếu ở thế hệ xuất phát : xAA + yAa + zaa = 1, sau n thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen như sau:
	Đồng hợp trội AA= x + y()/2 ; Dị hợp Aa = y ; 
	Đồng hợp lặn aa = z + y()/2
Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn sau n thế hệ thay đổi theo chiều hướng tỉ lệ thể dị hợp giảm dần tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên.
2. Quần thể giao phối gần (giao phối cận huyết)
Giao phối gần là hiện tượng các cá thể có quan hệ huyết thống giao phối với nhau. Giao phối giao phối cận huyết dẫn đến làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể thay đổi theo chiều hướng tỉ lệ thể dị hợp giảm dần tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên. 
Vận dụng để giải thích hiện tượng thoái hoá giống ở ĐV, TV, cấm kết hôn gần ở người
III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
1. Quần thể ngẫu phối
Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. (QT được coi là ngẫu phối hay không tuỳ thuộc từng tính trạng)
Trong quần thể ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn trong QT làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen (thành phần kiểu gen) của quần thể tuân theo công thức sau: p2 + 2pq + q2 = 1
Định luật Hacđi - Vanbec
Trong 1 quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức:	
p2 + 2pq +q2 =1
Điều kiện nghiệm đúng
- Quần thể phải có kích thước lớn
- Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có chọn lọc tự nhiên)
- Không xảy ra đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch.
- Quần thể phải được cách li với các quần thể khác (không có sự di - nhập gen).
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
I - Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
1. MỨC 1, 2 :
Câu 1 : Luật Hôn nhân và gia đình cấm không cho người có họ hàng gần (trong vòng 3 đời) kết hôn với nhau vì có thể xuất hiện hiện tượng
A. Sức sống kém, dễ chết non.	B. Dễ mắc các bệnh tật di truyền.
C. Thoái hóa giống.	D. Trí tuệ kém phát triển.
Câu 2 : Hiện tượng giao phối có lựa chọn và tự phối có đặc điểm là
A. Tạo biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
B. Làm cho tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể bị thay đổi qua các thế hệ.
C. Lựa chọn kiểu hình khác giới thích hợp với mình.
D. Làm thay đổi tần số của các alen qua các thế hệ.
Câu 3 : Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng cách
A. Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
B. Tỉ lệ % số giao tử trong quần thể.
C. Tỉ lệ số kiểu gen của giao tử trong alen đó ở quần thể.
D. Tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể.
Câu 4 : Nhận định nào dưới đây về quần thể tự phối là không đúng?
A. Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. Thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử.
C. Tự phối giữa các kiểu gen đồng hợp giống nhau cho ra các thế hệ con cháu giống thế hệ ban đầu.
D. Thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
CHƯƠNG IV- ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
A- Mức độ nhận biết và thông hiểu:
BÀI 18- CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG DỰA TRÊN
NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Lai các dòng thuần chủng.
- Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.
- Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ tạo ra dòng thuần, chọn lọc sẽ được kiểu gen mong muốn (dòng thuần).
II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao
Khái niệm ưu thế lai
Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai
Giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử. kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, aabbcc ,AAbbCC, AABBcc
3. Phương pháp tạo ưu thế lai
- Tạo dòng thuần : Cho tự thụ phấn qua 5 - 7 thế hệ.
- Lai khác dòng: Lai các dòng thuần chủng để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất.
Ưu điểm: Con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế.
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian.
- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
B- Mức độ vận dụng và vận dụng cao:
- Giải thích được các bước tạo giống thuần chủng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, vận dụng các bước vào ví dụ minh họa tạo một giống cây cụ thể.
- Giải thích được tại sao ưu thế lai chỉ biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần ở đời sau? Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tiễn trồng trọt ở địa phương.
BÀI 19- TẠO GIỐNG MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN
VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
A- Mức độ nhận biết và thông hiểu
I. Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến
1. Quy trình: gồm 3 bước
+ Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến
+ Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn
+ Tạo dòng thuần chủng
- Lưu ý : phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với vi sinh vật
2. Một số thành tựu tạo giống ở việt nam
- Xử lí các tác nhân đột biến lí hoá thu được nhiều chủng vsv, lúa, đậu tương. Có nhiều đặc tính quý.
- Sử dụng cônxisin tạo được cây dâu tằm tứ bội.
- Táo gia lộc xử lí NMU táo má hồng cho năng suất cao.
II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào
1. Công nghệ tế bào thực vật
- Nuôi cấy mô, tế bào.
- Lai tế báo sinh dưỡng hay dung hợp tế bào trần.
- Nuôi cấy hạt phấn, noãn chư thụ tinh.
2. Công nghệ tế bào động vật
a. Nhân bản vô tính động vật
- Cá thể được nhân bản từ tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục, chỉ cần tế bào chất của noãn bào.
Ví dụ các bước tiến hành nhân bản vô tính ở cừu Dolly
+ Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân, nuôi trong phòng thí nghiệm.
+ Tách tế bào trứng và loại bỏ nhân của cừu khác.
+ Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân.
+ Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo để trứng phát triển thành phôi.
+ Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ để nó mang thai sinh cừu Dolly
Ý nghĩa:
- Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm.
- Tạo ra những động vật mang gen người nhằm cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh cần cấy ghép.
b. Cấy truyền phôi
Phôi được tách thành nhiều phần riêng biệt, cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_ta_sinh_hoc_12.doc