SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CHƯƠNG 2 NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: HÓA HỌC 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề ) Mã đề: 101 Học sinh: Lớp : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/án Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ/án ( Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Na=23, Mg=24, Al=27, Ca=40, Fe=56, Zn=65, Cu=64, Cr=52, Ag=108, Cl=35,5, S=32, Ba= 137, Br=80, N=14, K=39, P=31 ) Câu 1: Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng với dd HCl dư thấy 11,2 lít khí bay ra (đktc). Khối lượng muối clorua thu được là: A 57,1 gam B 111 gam C 53,9 gam D 55,5 gam Câu 2: Cho 6,4g hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Hai kim lọai đó là: A Be và Mg B Na và K C Mg và K D Mg và Ca Câu 3: Khi cho 0,6 g một kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng với nước tạo 0,336 lít khí H2 (đktc). R là: A Mg B Ba C Na D Ca Câu 4: Nguyên tố X nằm ở ô thứ 20. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A Chu kì 4, nhóm IIA B Chu kì 2, nhóm IA C Chu kì 3, nhóm IVA D Chu kì 4, nhóm IA Câu 5: Trong bảng tuần hoàn thì số thứ tự ô nguyên tố cho biết A Số nơtron B Số lớp electron C Số hiệu nguyên tử D Số khối Câu 6: Cation R+ có cấu hình e kết thúc ở phân lớp 3p6. Vậy R thuộc A Chu kì 3, nhóm IA B Chu kì 3, nhóm VIIIA C Chu kì 4, nhóm VIIIA. D Chu kì 4, nhóm IA Câu 7: Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất của nó với hiđro trong đó R chiếm 91,18 % về khối lượng. Nguyên tố R là: A Cacbon B Photpho C Nitơ D Lưu huỳnh Câu 8: Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ để trở thành . A nhường electron; ion dương B nhận electron; ion âm C nhận electron; ion dương D nhường electron; ion âm Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là A 60,00%. B 50,00%. C 40,00%. D 27,27%. Câu 10: Điện tích hạt nhân của nguyên tử là: X (Z = 8); Y (Z = 11); M (Z = 17); Q (Z = 19). Nhận xét nào sau đây đúng: A X,M là phi kim; Y,Q là kim loại B X là phi kim; Y là khí hiếm; M,Q là kim loại C X,Q là phi kim; Y,M là kim loại D X,Y là phi kim; M,Q là kim loại Câu 11: Trong mỗi chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì A tính kim loại giảm, tính phi kim giảm B tính kim loại tăng, tính phi kim giảm C tính kim loại tăng, tính phi kim tăng D tính kim loại giảm, tính phi kim tăng Câu 12: Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai ? A Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân B Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử C Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng D Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột Câu 13: Tính phi kim của các halogen giảm dần theo thứ tự: A F, Br, Cl, I B F, I, Cl, Br C I, Br, Cl, F D F, Cl, Br, I Câu 14: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: Li, O, F, Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là A F, Li, O, Na. B F, O, Li, Na. C Li, Na, O, F. D F, Na, O, Li. Câu 15: Tính kim loại của các nguyên tố Na, K, Mg, Al được xếp theo thứ tự tăng dần là: A Mg, Al, Na, K B Al, Mg, K, Na. C K, Na, Mg, Al D Al, Mg, Na, K Câu 16: Các nguyên tố trong một chu kì thì có cùng: A Số electron lớp ngoài cùng B Số hiệu nguyên tử C Số lớp electron D Tính chất hóa học Câu 17: Nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất: A O B Na C S D F Câu 18: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây có hoá trị cao nhất với oxi bằng 2 ? A Nhóm VIIA B Nhóm IIA C Nhóm VIA D Nhóm IA Câu 19: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì A bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. B bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm. C bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng. D bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm. Câu 20: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là A Na+, Cl-, Ar B K+, Cl-, Ar C Li+, F-, Ne D Na+, F-, Ne Câu 21: Chỉ ra phát biểu sai: A Nhóm A là các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ, nhóm B là các nguyên tố thuộc chu kì lớn. B Các nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn đều là các kim loại. C Các nguyên tố phi kim đều thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. D Các nguyên tố nhóm IA, IIA đều là các nguyên tố s. Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 4,8 g một kim loại R thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít (đktc). R là: A Mg B Ca C Fe D Al Câu 23: Một nguyên tố R có cấu hình electron là 1s22s22p3 thì công thức hợp chất với hidro và oxit cao nhất là: A RH4, RO2 B RH3, R2O5 C RH5, R2O5 D RH3, R2O3 Câu 24: Trong bảng HTTH thì A nhóm A gồm các nguyên tố s và nguyên tố d B nhóm A gồm các nguyên tố s và nguyên tố p C nhóm B gồm các nguyên tố p và nguyên tố f D nhóm B gồm các nguyên tố s và nguyên tố p Câu 25: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là A Ba B Na C Cs D K Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hoá học? A 12Mg B 9F C 11Na D 17Cl Câu 27: Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi: A Nhóm khí hiếm. B Nhóm kim loại kiềm C Nhóm halogen D Nhóm kim loại kiềm thổ Câu 28: Nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d34s2. R thuộc họ nguyên tố nào? A Nguyên tố s B Nguyên tố p C Nguyên tố d D Nguyên tố f Câu 29: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tốt Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là A Mg B Fe C Zn D Cu Câu 30: Cho các hợp chất sau: KOH, Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2 . Thứ tự tăng dần tính bazo là: A KOH< NaOH < Al(OH)3 < Mg(OH)2 B Mg(OH)2 < Al(OH)3< NaOH< KOH C Al(OH)3 < Mg(OH)2 < NaOH < KOH D Al(OH)3 < Mg(OH)2 < KOH< NaOH Ðáp án : 101 1. A 2. D 3. D 4. A 5. C 6. D 7. B 8. A 9. C 10. A 11. D 12. B 13. D 14. B 15. D 16. C 17. D 18. B 19. A 20. D 21. A 22. A 23. B 24. B 25. C 26. C 27. B 28. C 29. B 30. C
Tài liệu đính kèm: