Kiểm tra chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1121Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
TRƯỜNG THCS ........................
Lớp 8......
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2014-2015
Môn: NGữ văn 8
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Trắc nghiệm 
Câu 1: Câu nào dưới đây là sai?
Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần chú thích.
Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần bổ sung thêm.
Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần thuyết minh.
Cả ba ý trên đều đúng 
Câu 2: Từ nào dưới đây không thuộc trường từ vựng “gương mặt”?
A. Cánh tay B. Gò má C. Đôi mắt D. Lông mi
Câu 3: Từ nào dưới đây là từ tượng hình?
A. Ve vẩy B. Ăng ẳng C. Ư ử D. Gâu gâu
Câu 4: Đọc đoạn thơ sau: 
“Và má muôn đời Nam Bộ vẫn chờ tôi.
Má ngước đầu lên má biểu: “Thằng Hai!
Gặp bữa, con ngồi xuống đây ăn cơm với má”.
Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương vùng Nam Bộ?
A. Biểu B. Đầu C. Ngồi D. Ngước 
Câu 5: Câu “Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi” là:
A. Câu ghép B. Câu đơn C. Câu đặc biệt D. Tất cả đều sai
Câu 6: Dấu ngoặc kép trong “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” được dùng để làm gì?
A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp. 
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, dẫn trong câu văn. 
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Tác giả của văn bản“ Lão Hạc” là ai?
A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố
C. Nguyên Hồng D. Thanh Tịnh
Câu 8: “Tức nước vỡ bờ” Được rúc từ tập truyện nào? 
A. Tắt đèn B. Quê mẹ
C. Lão Hạc D. Những ngày
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm):
 a. Chép đúng, chép đẹp theo trí nhớ bài thơ ”Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
	b. Bài thơ trên của ai? Viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (3 điểm): Nêu đặc điểm của câu ghép? Xác định câu ghép có trong đoạn văn sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép:
	“Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển ...”
	 (Thi Sảnh)
Câu 3 (5 điểm ): Thuyết minh về cây phượng vĩ.
UBND THÀNH PHỐ SƠN LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Môn: NGữ văn 8
Câu 1 (2 điểm): 
	a. Chép đúng, chép đẹp theo trí nhớ bài thơ ”Muốn làm thằng Cuội” (mỗi câu đúng, đẹp được (1điểm).
	MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
	Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
	Trần thế em nay chán nửa rồi,
	Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
	Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
	Có bầu có bạn can chi tủi,
	Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
	Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
	Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
	b. - Bài thơ trên của tác giả Tản Đà. (0,5 điểm)
	 - Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. (0,5 đ)
Câu 2 (3 điểm):
	- Câu ghép là câu do hai hoặc nhiểu cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị này được gọi là một vế câu. (1 điểm)
	- Đoạn văn có hai câu ghép:(0,5điểm)
 - Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. (0,5 điểm)
 - Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. (xác định đúng mỗi câu ghép được ( 0,5 điểm)
	- Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong hai câu ghép là quan hệ nguyên nhân. (0,5 điểm)
Câu 3 (5 điểm): 
A. Yêu cầu chung:
	1. Về nội dung: Học sinh phải nhớ chính xác về đặc điểm,cấu tạo,lợi ích, của cây phượng và kiểu bài thuyết minh về loài vật (loài cây).
	2. Về hình thức: Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn thuyết minh về loài cây. Ngôn từ chính xác, dễ hiểu; cách viết sinh động, hấp dẫn, đảm bảo tính khách quan. Đảm bảo bố cục chung của bài viết. Nhận diện được câu ghép. và mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép.
B. Yêu cầu cụ thể:
 Dàn ý:
	a) Mở bài: Giới thiệu cây phượng là loài cây đẹp, gần gũi, gắn bó với tuổi học trò.
	b) Thân bài:
	* Đặc điểm chung(sinh học) của cây phượng:
	- Phượng là loài cây thân gỗ, phát triển không nhanh nhưng cao to.
	- Cây không ưa nước, sống ở nơi khô ráo.
	- Phượng cùng họ với cây vang, thường được trồng để lấy bóng mát.
	* Cấu tạo các bộ phận của cây phượng:
- Thân phượng thẳng, cao, nhiều tán xòe rộng, thưa.
	- Vỏ màu nâu sẫm, trên thân không nhiều mắt, mấu như cây bàng.
	- Phượng là cây rễ chùm, cây to rễ nổi trên mặt đất.
	- Lá thuộc loại lá kép, phiến lá nhỏ như lá me, xanh ngắt về mùa hè và vàng khi mùa thu.
	- Hoa thuộc họ đậu, mọc từng chùm, mỗi hoa có nhiều cánh như cánh bướm.
	+ Nhị hoa vàng, cong như những chiếc vòi nhỏ vươn xòe ra trên cánh.
	+ Hoa phượng nở vào mùa hè, màu đỏ thắm; khi hoa nở rộ, cả cây phượng như mâm xôi gấc khổng lồ.
	- Quả phượng hình quả đậu, quả me nhưng to và dài, có màu xanh; khi quả khô màu nâu sẫm.
	* Lợi ích của cây phượng đối với đời sống con người:
	- Cây phượng cung cấp bóng mát nên được trồng nhiều ở đường phố, trường học.
	- Phượng gắn với kỉ niệm tuổi thơ: báo hiệu mùa hè về; gợi bao kỉ niệm về trường lớp, bạn bè...
	- Hoa phượng đã đi vào thơ, vào nhạc, khơi nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ.
	c) Kết bài:
	Phượng mãi mãi là người bạn gần gũi, thân thiết của tuổi học trò.
	 Biểu điểm câu 3
	Hình thức: (1 điểm)
Đúng kiểu bài văn thuyết minh về loài vật, bố cục đảm bảo, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp 
	Nội dung: (4 điểm)
	- Mở bài đúng yêu cầu của đề (0,5 điểm)
	- Thân bài (3 điểm)
	+ Thuyết minh được đặc điểm chung của cây phượng (0,5 điểm).
	+ Thuyết minh được cấu tạo các bộ phận của cây phượng (2 điểm).
	+ Thuyết minh được lợi ích của cây phượng trong đời sống (0,5 điểm).
	- Kết bài đúng yêu cầu của đề (0.5 điểm).
Lưu ý: Hướng dẫn chấm là những nội dung cơ bản, học sinh phải đảm bảo đạt được trong bài làm của mình. Ngoài ra, trong quá trình chấm, giáo viên phát hiện những sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp.
	- Điểm trừ nội dung kiến thức căn cứ vào đáp án, dàn ý và bài làm của học sinh ở từng phần thiếu nhiều hay ít để trừ.
	- Điểm trừ tối đa đối với bài viết (câu 3) không đảm bảo bố cục là 1 điểm.
	- Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, lỗi diễn đạt là 1 điểm.	

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HKI_mon_Van8.doc