Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 7 trường THCS Chiềng Cơi

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1016Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 7 trường THCS Chiềng Cơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 7 trường THCS Chiềng Cơi
UBND THÀNH PHỐ SƠN LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2014-2015
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 	
1. Về kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 7 theo 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm là các bài: Từ đồng nghĩa; Tiếng gà trưa; kiểu văn bản biểu cảm.
 Xem xét vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn trong một bài kiểm tra
	2. Về kĩ năng: Luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, cách lập ý, cách viết bài văn biểu cảm . 
	3. Về giáo dục: Giáo dục học sinh ý thức độc lập, tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức tự luận.
- Cách thức tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
	- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình Ngữ văn lớp 7 mà học sinh đã được học trong chương trình (Đến tuần 17).
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề.
- Xác định khung ma trận.
* Khung ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
VD thấp
VD cao
I. Văn học
VB: Tiếng gà trưa 
Chép đúng lời thơ và trình bày được nội dung, nghệ thuật bài thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
3
20%
 1
 3
 30%
II. Tiếng việt
 Từ đồng nghĩa.
Nêu khái niệm từ đồng nghĩa
Hiểu và xác định từ đồng nghĩa trong tình huống cụ thể.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
1
10%
 1
 2
 20%
Tập làm văn
Văn biểu cảm
Nhận biết kiểu văn bản. Giới thiệu về người thân, nêu cảm nghĩ chung nhất về người thân
Hiểu được những phẩm chất của người thân, sự gắn bó của mình đối với người thân
Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm, đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài, đầy đủ các ý. Làm rõ suy nghĩ về người thân
Diễn đạt lưu loát cảm xúc tự nhiên, có sức thuyết phục,biết sử dụng hợp lí các yếu tố miêu tả, tự sự... biết sử dụng một số phép tu từ...
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
10%
2
20%
1
10%
1
10%
 1
 5
 50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
5
50%
3
30%
1
10%
1
10%
 3
 10
 100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 (3 điểm) 
	Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong bài thơ ”Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh (Ngữ Văn 7, tập 1) và nêu giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong văn bản. 
"Cháu chiến đấu hôm nay
......................................."
Câu 2 (2điểm) 
	Thế nào là từ đồng nghĩa? Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: 
	- Xe lửa.
	- Gan dạ.
	- Máy bay.
	- Thi nhân 
Câu 3 (5 điểm) 
 Biểu cảm về một người thân yêu của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị ...)
UBND THÀNH PHỐ SƠN LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Môn: Ngữ văn 7
Câu 1 (3 điểm) 
	- Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong bài thơ ”Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh (Ngữ Văn 7, tập 1) 	(1điểm)
	Cháu chiến đấu hôm nay 
	Vì lòng yêu tổ quốc 
	Vì xóm làng thân thuộc 
	Bà ơi cũng vì bà
	Vì tiếng gà cục tác
	Ổ trứng hồng tuổi thơ
	- Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong văn bản Tiếng gà trưa. 
	+ Nghệ thuật: Bài thơ theo thể 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị, chân thực. (1điểm)
	+ Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. (1điểm)
Câu 2(2điểm)
	- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau 	(1điểm)
	- Tìm được các từ đồng nghĩa sau: Mỗi từ tìm đúng đạt 0,25 điểm
	+ Xe lửa.	Đồng nghĩa với từ	Tàu hỏa	(0,25điểm)
	+ Gan dạ.	Đồng nghĩa với từ	Dũng cảm 	(0,25điểm)
	+ Máy bay.	Đồng nghĩa với từ	Phi cơ 	(0,25điểm)
	+ Thi nhân.	Đồng nghĩa với từ	Thi sĩ 	 (0,25điểm) 
Câu 3 (5 điểm) 
 Biểu cảm về một người thân yêu của em (ông. Bà, cha, mẹ, anh, chị...)
	I. Yêu cầu chung cần đạt 
	1. Nội dung 
	- HS biết biểu cảm về người thân bằng những suy nghĩ, cảm xúc tự nhiên, hợp lí.
	- Biết chọn lọc chi tiết biểu cảm phù hợp, nội dung bài viết phong phú.
	2. Hình thức
	- HS biết vận dụng các kiến thức về tự sự, miêu tả, biểu cảm phù hợp tình cảm tự nhiên, có đủ bố cục ba phần.
	- Bước đầu biết vận dụng các phép tu từ hợp lí 
	- Văn phong sáng sủa, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, ngữ pháp
 II. Yêu cầu cụ thể 	
	Dàn ý 
a. Mở bài (0,5điểm)
 Giới thiệu về người thân, nêu cảm nghĩ chung nhất về người thân .(0,5điểm) 
b. Thân bài (4 điểm)
 - Cảm nhận chung về hình ảnh người thân 	(1điểm)
	+ Tuổi tác, nghề nghiệp 
	+ Vóc dáng, giọng nói
	+ Khuôn mặt, nụ cười, ánh mắt  
 - Cảm nhận về người thân trong quan hệ với mọi người xung quanh (2điểm)
	+ Sự quan tâm, chăm sóc của người thân đối với mọi người trong gia đình :
	+ Yêu thương, chăm lo cho gia đình, với từng người trong gia đình.
	+ Tình cảm của mọi người trong gia đình đối với người thân : yêu quí, kính trọng. 
 + Trong quan hệ với hàng xóm : 
	+ Luôn quan tâm giúp đỡ mọi người lúc khó khăn hoạn nạn.
	+ Tình cảm của mọi người đối với người thân : Quí mến, trân trọng.
 - Hình ảnh của người thân trong tâm trí em 	(1điểm)  
	+ Sự lo lắng, chăm sóc, dạy bảo của người thân dành cho em.
	+ Kể kỉ niệm sâu sắc của người thân đó với em. 
	+ Tình cảm em đối với của người thân đó.
c. Kết bài (0,5điểm) 
	Khẳng định lại tình cảm, thể hiện ước mong của em đối với người thân
	(0,5điểm) 
	Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm kiểu bài và bố cục bài văn biểu cảm là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ là 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_Tra_Hoc_Ki_I.doc