Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2014-2015 môn: Ngữ văn 7 trường THCS Chiềng Cơi

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1069Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2014-2015 môn: Ngữ văn 7 trường THCS Chiềng Cơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2014-2015 môn: Ngữ văn 7 trường THCS Chiềng Cơi
UBND THÀNH PHỐ SƠN LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2014-2015
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 	
1. Về kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 7 theo 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm là các bài: chuẩn mực sử dụng từ; Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, văn biểu cảm
 Xem xét vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn trong một bài kiểm tra
	2. Về kĩ năng: Luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, cách lập ý, cách viết bài văn biểu cảm . 
	3. Về giáo dục: Giáo dục học sinh ý thức độc lập, tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức tự luận.
- Cách thức tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
	- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình Ngữ văn lớp 7 mà học sinh đã được học trong học trong chương trình (Đến tuần 17).
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề.
- Xác định khung ma trận.
* Khung ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
VD thấp
VD cao
I. Văn học
VB:Cảnh khuya, rằm tháng giêng, 
Nhớ nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác và thể thơ trong bài thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
3
30%
 1
 3
 30%
II. Tiếng việt
Chuẩn mực sử dụng từ
Nhớ và nêu được các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực
Biết lỗi sai và sửa lỗi sai đó
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
 1
 10%
1
2
20%
Tập làm văn
Văn biểu cảm
Nhận biết kiểu văn bản,đối tượng biểu cảm(bài thơ) và nêu cảm nghĩ chung về đối tượng
Hiểu và trình bày được những đặc sắc nghệ thuật và nội dung biểu cảm trong bài
Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm, đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài, đầy đủ các ý. Làm rõ suy nghĩ về bài thơ
Diễn đạt lưu loát cảm xúc tự nhiên, cách lập ý có sức thuyết phục câu văn có hình ảnh ,cảm xúc sâu sắc
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
10 %
2
20%
1
10%
1
10%
 1
 5
 50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
5
50%
3
30%
2
20%
1
10%
3
10
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 (3điểm): Chép theo trí nhớ bài thơ Cảnh khuya của tác giả Hồ Chí Minh và cho biết hai bài thơ Cảnh khuya và bài Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thể thơ nào?
Câu 2 (2điểm): Để đạt được chuẩn mực sử dụng từ khi sử dụng từ cần chú ý những gì? Theo chuẩn mực sử dụng từ, các từ in đậm trong các ví dụ sau mắc lỗi sai nào? Hãy sửa lại cho đúng.
	a. Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý
	b. Sau khi Liễu Thăng hi sinh tại ải Chi Lăng viện binh của giặc Minh như rắn cụt đầu
Câu 3 (5điểm): Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
UBND THÀNH PHỐ SƠN LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Môn: Ngữ văn 7
Câu 1(3điểm) 
	- Chép theo trí nhớ bài thơ Cảnh khuya của tác giả Hồ Chí Minh 
	(Yêu cầu đúng chính xác, không tẩy xóa) 	(1điểm)
	Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
	Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
	Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
	Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 
	- Hoàn cảnh sáng tác:
	Hai bài thơ Cảnh khuya và bài Rằm tháng giêng ( Nguyên tiêu ) được Bác Hồ viết tại chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1947, 1948) 	(1điểm)
	- Thể thơ: 
	Cả hai bài thơ đều viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt.	(1điểm)
Câu 2(2điểm) 
	- Để đạt được chuẩn mực sử dụng từ khi sử dụng từ cần chú ý những điều sau:
	+ Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả và sử dụng từ đúng nghĩa.	(0,25 điểm)
	+ Sử dụng từ đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.	(0,25 điểm)
	+ Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm,hợp tình huống giao tiếp.	(0,25 điểm)
	+ Không lạm dụng từ địa phương, từ hán việt.	(0,25 điểm)
	- Theo chuẩn mực sử dụng từ, các từ in đậm trong các ví dụ sau mắc lỗi sai: 
	(Phát hiện đúng mỗi lỗi sai được 0,25 điểm)
	- Hãy sửa lại cho đúng.
	(Mỗi từ sửa đúng được 0,25 điểm)
	a, nhỏ nhen: Sai về nghĩa 	(0,25 điểm)
	- Sửa lại : nhỏ bé 	(0,25 điểm)
	b, hi sinh: Sai vì không đúng sắc thái biểu cảm.	(0,25 điểm)
	- Sửa lại : bị giết chết 	(0,25 điểm)
Câu 3(5điểm)
	Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
	1. Yêu cầu chung cần đạt
* Về hình thức: 	
- Viết đúng kiểu bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học, đủ bố cục ba phần.
	- Vận dụng hợp lí các cách biểu cảm và lập ý.
	- Văn phong sáng sủa, lưu loát, viết đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp, bài viết có cảm xúc.
	* Về nội dung:
	- HS biết biểu cảm tác phẩm văn học bằng những suy nghĩ, cảm xúc tự nhiên, hợp lí thể hiện sự hiểu biết vầ giá trị nội dung, nghệ thật của văn bản
	- Biết chọn lọc chi tiết biểu cảm phù hợp, nội dung bài viết phong phú.
	2. Yêu cầu cụ thể
	Dàn bài
	Bài viết đảm bảo các ý chính sau:
	a. Mở bài (0,5điểm)
	Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung về bài thơ. (0,5 điểm)
	- Bài thơ được Bác viết vào năm 1947, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
	- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác.
b. Thân bài (4điểm)
- Cảm nhận ban đầu về bài thơ: Bài thơ thật ngắn gọn, súc tích nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp; bức tranh tâm trạng có chiều sâu của vị lãnh tụ. 	(1 điểm)
	- Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên được Bác vẽ thật tài tình. (1 điểm)
+ Âm thanh tiếng suối trong đêm khuya được so sánh độc đáo "như tiếng hát xa". Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối làm cho không gian càng thêm tĩnh lặng.
+ Bức tranh có nhiều tầng bậc, đường nét, mầu sắc "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa", trăng và cảnh vật đan xen, quấn quýt, hài hoà. Điệp từ "lồng" khắc hoạ khung cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng thật thanh tĩnh, thơ mộng, huyền ảo.
	- Hai câu thơ cuối: Bức tranh tâm trạng của vị lãnh tụ (1 điểm)
	+ Tâm trạng vui, yêu thiên nhiên, say mê trước cảnh đẹp của đêm trăng rừng.
	+ Thao thức vì nỗi lo cho dân, cho nước.
	- Sự xúc động của em trước tấm lòng vì dân, vì nước của Bác. (1 điểm)
	c. Kết bài(0,5điểm)
- Bài thơ cho thấy vẻ đẹp của tâm hồn thi sĩ và vẻ đẹp của tâm hồn lãnh tụ hài hoà trong con người Bác. (0,5 điểm)
* Lưu ý: Đáp án chỉ là những gợi ý, định hướng chung; khi chấm cần tôn trọng những sáng tạo riêng của học sinh, tránh máy móc.
- Điểm trừ tối đa đối với bài không đảm bào bố cục bài văn biểu cảm là 1 điểm
- Điểm trừ tối đa đối với bài mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_Tra_Hoc_Ki_I.doc