Đề kiểm tra một tiết Tiếng việt lớp 7 - Năm học 2016-2017

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Tiếng việt lớp 7 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Tiếng việt lớp 7 - Năm học 2016-2017
Họ và tên:...............
KIỂM TRA MỘT TIẾT
Môn: Tiếng Việt- Lớp 7
Năm học: 2016-2017
Điểm
Lớp: 7A..
Đề 1
I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) 
Câu1: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
	a/ Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.	b/ Người ta là hoa đất
	c/ Người sống, đống vàng	d/ Tấc đất, tấc vàng.
Câu2: Câu nào trong các câu sau không phải là câu rút gọn?
	a/ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà	b/ Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
	c/ Đồn rằng quan tướng có danh	d/ Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.
Câu3: Những câu tục ngữ thường rút bỏ thành phần chủ ngữ, nhằm mục đích gì?
	a/ Làm câu gọn hơn	
	b/ Thông tin nhanh hơn
	c/ Tránh lặp lại những từ đã gặp trong câu khác	
	d/ Ngụ ý hành động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
 Câu4: Câu đặc biệt thường dùng để:
	a/ Nêu thời gian nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu
	b/ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng
	c/ Bộc lộ cảm xúc,gọi đáp.	
	d/ Cả ba ý trên
Câu5: Trong những trường hợp sau, câu đặc biệt dùng để làm gì? 
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một ngọn đèn măng xông.
b. Đẹp quá đi.
Câu6: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
	a/ Có công mài sắt có ngày nên kim	b/ Một mặt người bằng mười mặt của
	c./ Lá ơi!	d/ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
 Câu7: Trong câu, trạng ngữ thường ngăn cách với thành phần chính bởi dấu phẩy .Đúng hay sai?
	a/ Đúng	b/ Sai.
Câu8: Câu nào trong các câu sau có thành phần trạng ngữ chỉ cách thức?
	a/ Ngoài sân, các em học sinh đang nô đùa.	b/ Ngày mai, tôi được đi tham quan.
	c/ Ba chân bốn cẳng, nó bước vào lớp.	d/ Bằng chiếc xe đạp cũ kĩ, nó đến trường.
Câu 9: Tách trạng ngữ thành câu riêng, nhằm mục đích gì?
	a/ Làm câu ngắn gọn hơn
	b/ Để nhấn mạnh, chuyển ý, hoặc thể hiện cảm xúc nhất định
	c/ Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ
	d/ Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
Câu10: Biển đề tên trường có phải là câu đặc biệt không?
	a/ Là câu đặc biệt.	b/ Không phải là câu đặc biệt.
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu1: Thế nào là rút gọn câu? Đặt một câu rút gọn thành phần chủ ngữ và cho biết tác dụng của nó. (2.5đ)
Câu2: Đặt 1 câu có chứa thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, một câu có chứa thành phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân.Gạch chân, phân tích cấu trúc. ( 1.5 đ)
Câu3: Viết một đoạn văn nghị luận .Trong đó có chứa một câu đặc biệt, một câu rút gọn,câu có thêm thành phần trạng ngữ . Gạch chân,chú thích.(3đ)
Bài làm
....
...
....
./.
ĐÁP ÁN ,BIỂU ĐIỂM:@
A/Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 0,25đ)
Đề A, B chung
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
B
D
D
a.-Xác định thời gian nơi chốn 0,25
-Liệt kê thông báo..0,25.
b. Bộc lộ cảm xúc.0,25
C
-Đề A: a
-Đề B: b
C
B
A
B/Phần tự luận:
 Câu1/ Nêu đúng như trong ghi nhớ SGK :1 đ.
	-Đặt câu đúng. 1 điểm. Nêu đúng tác dụng 0.5 đ. Nếu câu không có dấu câu, không viết hoa đầu câu trừ 0,25 đ
 Câu 2/ Đảm bảo yêu cầu .GV:Chấm mỗi câu 0,5 đ.(Nếu không gạch chân trừ 0,25 đ,không có dấu câu đúng trừ 0,25 đ)
-Phân tích đúng mỗi câu 0,25 đ
 Câu3/ Viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu:3 đ
-Mỗi yêu cầu chú thích đúng: 0,75 đ.( Nếu chú thích sai thì trừ 0,75 cho một lỗi sai.
-Tuỳ khả năng diễn đạt của HS mà GV cho điểm tối đa 0,75
C/ Ma trận:
Nội dung
BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG ĐIỂM
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Câu rút gọn
C1,C4
C2,C3,C5
C1(1,5)
C3(0,75)
3,5
Câu đặc biệt
C6
C1(1Đ)
C7,C8
C1(0,5)
C3(0,75)
3
Trạng ngữ
C9,C11,C12
C10,
C2(1Đ),C3 (0,75)
2,75
Luyện viết
C3(0,75)
0,75
1,5
1
1,5
2
0
4
10
Họ và tên:...........................................
Lớp : 7A
Đề 2
KIỂM TRA MỘT TIẾT
Môn: Tiếng Việt- Lớp 7
Năm học: 2016-2017
Điểm
I.Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm )
 Khoanh tròn chữ cái ở đầu phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.
1.Câu rút gọn là câu ?
A.Chỉ có thể vắng chủ ngữ .	B.Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ.
C.Chỉ có thể vắng vị ngữ.	D.Chỉ có thể vắng các thành phần phụ.
2.Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?
A.Ai cũng phải học đi đôi với hành.	B.Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
C.Học đi đôi với hành.	D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.
3.Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ?
A. Trạng ngữ.	B.Vị ngữ	C.Chủ ngữ.	D.Bổ ngữ.
4.Khi ngụ ý hành động ,đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ,chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào trong hai thành phần sau :
A .Chủ ngữ 	B. Vị ngữ
5.Câu đặc biệt là câu ?
A..Có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.	B.Chỉ có chủ ngữ.
C. Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ.	D.Chỉ có vị ngữ.
6.Trong các từ loại sau ,từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc ?
A. Từ hô gọi.	B.Từ tình thái.	C.Quan hệ từ.	D.Số từ.
7.Trong các câu sau câu nào là câu đặc biệt ?
A.Trên cao ,bầu trời trong xanh không một gợn mây.	B.Hoa sim!
C.Lan được di tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.	C.Mưa rất to.
8. Trong các câu sau ,câu nào không phải là câu đặc biệt ?
A. Giờ ra chơi. 	B Tiếng suối chảy róc rách.
C.Cánh đồng làng.	D.Câu chuyện của bà tôi.
9.Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ?
A Theo các nội dung mà chúng biểu thị.	 B.Theo vị trí của chúng trong câu.
C.Theo thành phần chính mà chúng đứng kề. 	 D.Theo mục đích nói của câu.
10.Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai.Khi ấy đầu nó còn để hai trái đào” ( Nam Cao ).
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai.	B.Khi ấy.
C. Đầu nó còn để hai trái đào.	D. Cả A,B,C đều sai.
11. Trong câu ,trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy .Đúng hay sai ?
A. Đúng 	B. Sai.
12.Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể tách thành câu riêng để đạt những mục đích tu từ nhất định ?
A. Đầu câu.	B.Giữa chủ ngữ và vị ngữ .	C.Cuối câu.	D.A,B,C đều sai. 
II. Phần tự luận : ( 7 điểm )
1.Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh quê hương trong đó có dùng câu đặc biệt và câu rút gọn ? Xác định câu đặc biệt và rút gọn trong đoạn văn đó? (4 đ )
2.Đặt một câu có trạng ngữ đứng ở đầu câu ,sau đó chuyển trạng ngữ sang các vị trí khác và cho biết trạng ngữ có thể đứng ở những vị trí nào trong câu ? ( 3 đ )
Bài làm
....
...
....
./.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT
Môn : Tiếng Việt –Lớp 7-HKII
Năm học : 2009-2010
I.Phần trắc nghiệm: ( 3 đ )
HS khoanh đúng mỗi câu 0,25 đ ,12 câu 3 điểm.
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
B
C
C
A
A
D
B
B
A
B
B
C
II.Phần tự luận: ( 7 đ)
Câu 1: HS viết được đoạn văn theo yêu câu ,đúng chủ đề có câu đặc biệt và câu rút gọn không sai sót về chính tả , dùng từ ( 3 đ ).Xác định được câu đặc biệt ,câu rút gọn ( 1đ ).Tùy vào từng bài GV có thể linh hoạt ,khuyến khích những HS có sáng tạo.
Câu 2 : HS đặt được câu có trạng ngữ ( 1đ ). Chuyển sang vị trí đầu ,cuối ,giữa ( 1 đ ). Cho biết trạng ngữ có thể đúng đầu ,giũa ,cuối đoạn văn (1đ )
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
 Mức độ
Lĩnh vực
nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
-Rút gọn câu
- Câu đặc biệt
-Thêm trạng ngữ cho câu
2 
2
2
2
2
2
1
1
4
4
4
2
-Tổng số câu
- Tổng điểm
6
1,5 đ
6
1,5 đ
1
3 đ
1
4 đ
12
3 đ
2
7 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_TV_lop_7_HKII.doc