KIỂM TRA 1 TIẾT- Môn: Hóa học – LỚP 9- Thời gian làm bài 45 phút ĐỀ1: Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Hãy chọn 1 trong các chữ cái A hoặc B, C, D mà em cho là đúng rồi ghi vào bài làm trắc nghiệm: Câu 1: Cặp oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dd Bazơ là: A. K2O và CuO; B. Al2O3 và CuO; C. Na2O và K2O; D. Na2O và FeO; Câu 2: Sản phẩm phản ứng phân hủy bởi nhiệt của Cu(OH)2 là: A. CuO và H2; B. Cu và H2O; C. Cu, O2 và H2; D. CuO và H2O; Câu 3: Chất khí nào được sinh ra khi cho Na2SO3 tác dụng với H2SO4 loãng? A. H2; B. O2; C. SO2; D. SO3; Câu 4: Dung dịch tác dụng được với MgCl2: A. AgNO3; B. HCl; C. K2SO4; D. CuSO4; Câu 5: Dùng dung dịch KOH phân biệt được 2 muối: A. NaCl và BaCl2 ; B. NaCl và MgCl2; C. Na2SO4 và Na2CO3 D. NaNO3 và CaCl2; Câu 6: NaOH có thể làm khô chất khí ẩm sau: A. CO2; B. SO2; C. N2; D. HCl; B. Tự luận: (7 điểm) Câu 7: (0,5 điểm). Nước vôi trong để lâu ngày trong không khí có một lớp váng mỏng CaCO3 trên bề mặt, tại sao? Câu 8: (0,5 điểm). Trong các loại phân đạm, nông dân thường sử dụng loại nào? Vì sao? Câu 9: (2 điểm). Viết các PTHH hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (3) (4) (2) (1) CaO --------> Ca(OH)2 --------> CaCO3 --------> CaCl2 --------> Ca(NO3)2 Câu 10: (1,5 điểm). Có 3 lọ không nhãn đựng dd các chất sau: NaOH, Ba(OH)2 , BaCl2. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết chúng. Viết PTHH. Câu 11: (2,5 điểm). Trộn 30 ml dd có chứa 3,33 gam CaCl2 với 70 ml dd có chứa 3,4 gam AgNO3. a. Tính khối lượng chất rắn sinh ra. b. Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dd sau phản ứng. Biết rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. (Biết Ca = 40, Cl = 35,5, Ag = 108, N = 14, O = 16) ĐỀ 2: I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Hãy khoanh tròn 1 trong các chữ cái A hoặc B, C, D mà em cho là đúng. Câu 1: Hãy chọn định nghĩa chính xác nhất về oxit trong số các phương án sau: A. Oxit là hợp chất gồm hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Oxit là hợp chất gồm hai nguyên tố, trong đó có nguyên tố kim loại và oxi. Oxit là hợp chất gồm ba nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Oxit là hợp chất của phi kim và oxi. Câu 2: Oxít tác dụng được với dung dich HCl là: A. CuO; B. SO3; C. CO; D. SO2; Câu 3: Chất làm quì tím ẩm chuyển sang màu đỏ là: A. MgO; B. K2O; C. SO2; D. CaO ; Câu 4: A. Axit H2SO4 đặc chỉ phản ứng với kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. B. Axit H2SO4 đặc phản ứng với cả kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại và không giải phóng khí hiđro C. Axit H2SO4 đặc phản ứng với tất cả các kim loại. D. Axit H2SO4 (đặc) phản ứng với kim loại không giải phóng khí hiđro Câu 5: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là: A. Na2SO3; B. CaCO3; C. MgCO3; D. Mg Câu 6: Cho mẫu quì tím vào dd NaOH. Thêm từ từ dd HCl vào cho đến dư, ta thấy mẫu giấy quì: A. Màu đỏ; B. Màu đỏ chuyển dần sang xanh; C. Màu xanh; D. Màu xanh chuyển dần sang đỏ. II. Tự luận: (7 điểm) Câu 7: (1,0 điểm). Có những chất khí sau: O2, CO2, H2, N2. Hãy cho biết chất nào có tính chất sau: Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit Cháy được trong không khí. Nặng hơn không khí. Đổi màu giấy quì tím ẩm thành đỏ. Câu 8: (2.0 điểm). Hoàn thành các PTHH sau: a. HCl + Fe ---------> b. HCl + CuO ---------> c. HNO3 + Mg(OH)2 ---------> d. H2SO4 (đặc) + Cu ---------> Câu 9: (1,5 điểm). Có 3 lọ không nhãn đựng riêng biệt các dd sau: Na2SO4, HCl, NaCl. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất trên. Viết PTHH xảy ra. Câu 10: (2,5 điểm). Dẫn 1,12 lít khí SO2 (đktc) qua 700 ml dd Ca(OH)2 nồng độ 0,1M, sản phẩm là muối canxi sunfit. a. Viết PTHH. b. Tính khối lượng các chất sau phản ứng. (Biết: Ca = 40, S = 32, O = 16, H = 1) ĐỀ 3: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I-MÔN HÓA HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài 45 phút (không kể giao đề) Câu 1. (3,0 điểm) Viết các phương trình hóa học hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau: (1) FeCl2 Fe Fe (3) FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe Câu 2. (1,5 điểm) Viết phương trình hóa học chứng minh: Nhôm hoạt động hóa học mạnh hơn sắt. Clo hoạt động hóa học mạnh hơn lưu huỳnh. Axit sunfuric hoạt động hóa học mạnh hơn axit sunfurơ. Câu 3. (1,5 điểm) Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau: Cho dung dịch Na2SO4 vào ống nghiệm đựng dung dịch BaCl2. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Rắc bột Al trên ngọn lửa đèn cồn. Câu 4. (1,0 điểm) Giải thích vì sao: Nhôm bền trong không khí và nước. Không dùng thau, chậu bằng nhôm đựng vôi. Câu 5. (3,0 điểm) Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, tạo ra 6,72 lít khí H2 (đo đktc). Viết các phương trình hóa học và tính: Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Khối lượng dung dịch HCl 20% tối thiểu cần dùng. Cho: Mg = 24; O = 16; H = 1; Cl = 35,5. ---------- Hết ---------- ĐỀ 4: KIỂM TRA HỌC KỲ I, MÔN HOÁ HỌC LỚP 9 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng. Câu 1. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần là A. K, Na, Al, Fe. B. Cu, Zn, Fe, Mg. C. Fe, Mg, Na, K. D. Ag, Cu, Al, Fe. Câu 2. Điều chế nhôm theo cách A. dùng than chì để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao. B. điện phân dung dịch muối nhôm. C. điện phân Al2O3 nóng chảy. D. cho Fe tác dụng với Al2O3. Câu 3. Lấy 3,1g Na2O hoà tan trong nước để được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol/l của dung dịch thu được là A. 0,5 M. B. 0,05M. C. 0,10 M. D. 0,01 M. Câu 4. Dung dịch ZnSO4 có lẫn CuSO4. Dùng kim loại nào sau dây để làm sạch dung dịch trên A. Fe ; B. Mg ; C. Cu ; D. Zn. Câu 5. Đơn chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí cháy được trong khí oxi là A. C. B. Fe. C. Cu. D. Ag. Câu 6. Chất có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch làm cho phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng là A. CO2. B. K2O. C. P2O5. D. SO2. II. Tự luận (7 điểm) Câu 7. (3 điểm) Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học theo sơ đồ sau : Câu 8. (4 điểm) Cho một hỗn hợp A gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl (dư). Dẫn khí tạo thành qua nước vôi trong có dư thu được 10 gam kết tủa và 2,8 lít khí không màu (ở đktc) a) Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra ? b) Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A. (Mg = 24, C = 12, O = 16, Ca = 40)
Tài liệu đính kèm: