Kiểm tra 1 tiết lần 2 - Năm học 2014 - 2015 môn: Hóa học lớp 10

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1325Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết lần 2 - Năm học 2014 - 2015 môn: Hóa học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết lần 2 - Năm học 2014 - 2015 môn: Hóa học lớp 10
KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 - Năm học 2014-2015
MÔN: HÓA HỌC 10
I- Mục tiêu đề kiểm tra
	1. Kiến thức 
	a) Chủ đề 1: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
	b) Chủ đề 2: Liên kết hóa học.
	c) Chủ đề 3: Tốc độ phản ứng.
	2. Kĩ năng
	- Biết được: 
	+ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
	+ Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố.
	+ Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
	+ Sự biến đổi tính axit, tính bazơ của các oxit và hidroxit trong một chu kí, trong một nhóm A.
	+ Sự tạo thành ion.
	+ Định nghĩa liên kết ion, liên kết cộng hóa trị.
	+ Định nghĩa tốc độ phản ứng.
	- Hiểu:
	+ Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim (dựa vào bán kính). Sự biến đổi hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hidro của các nguyên tố trong một chu kì.
	+ Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
	+ Hiểu được nguyên nhân của sự tạo thành liên kết hóa học; đặc điểm của liên kết cộng hóa trị, liên kết ion. Giải thích được sự tạo thành liên kết bằng sự xen phủ các obitan nguyên tử 
	+ Sự lai hóa. Các kiểu lai hóa thường gặp và sự tạo thành liên kết đơn, đôi, ba ; liên kết ,.
	+ Giải thích được dạng hình học của phân tử dựa trên thuyết Vsepr.
	+ Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến tốcđộ phản ứng.
	- Vận dụng: Giải được các bài tập có liên quan giữa tính chất của các nguyên tố đến vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn (tính kim loại, phi kim ,hóa trị , vv), tính tốc độ phản ứng, xác định bậc phản ứng.
 II. Ma trận đề kiểm tra
 Mức độ
Chủ đề
Biết
Hiểu
Vận
dụng
Vận dụng cao
Tổng điểm
Chủ đề 1
3,5
1,5
1,0
6,0
Chủ đề 2
1,0
1,0
Chủ đề 2
1,5
1,5
Chủ đề 3
1,5
1,5
Tổng cộng
- Lớp 10H
3,5
2,5
2,5
1,5
10,0
III. Đề kiểm tra
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 
Năm học: 2014-2015
MÔN: HÓA HỌC 10 – Chương trình chuyên
Câu 1: (2 điểm) Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6.
 a) Viết cấu hình electron của R và lập luận để xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn.
 b) Giải thích sự tạo thành hợp chất giữa R với Cl (z = 17).
Câu 2: (3 điểm) Nguyên tố R có electron cuối cùng được đặc trưng bởi 4 số lượng tử:
 n = 2; = 1; = +1; (Qui ước xếp tăng dần) 
 a) Viết cấu hình electron và xác định tên R.
 b) Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử RH3 bằng thuyết lai hóa. Cho biết dạng hình học phân tử của RH3.
 c) Hãy so sánh góc liên kết của RH3 và RF3. Giải thích.
Câu 3: (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn 24,6 gam hỗn hợp gồm hai muối cacbonat của hai kim loại thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kì liên tiếp vào 109,5 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch X và 6,048 lít CO2 (ở đktc).
	a) Xác định công thức hóa học của hai muối và tính khối lượng mỗi muối cacbonat trong hỗn hợp.
	b) Để trung hòa hết lượng axit dư trong dung dịch X cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M?
Câu 4: (1 điểm) Hai nguyên tố M và X thuộc cùng một nhóm A, ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 20. Xác định tên M, X. 
Câu 5: (2 điểm) Cho phản ứng: A + B sản phẩm;
Thực nghiệm cho biết ở 250C, người ta thu được kết quả như sau:
Thí nghiệm
Nồng độ ban đầu (mol/)
Tốc độ (mol/.phút)
A
B
1
0,25
0,25
1,25.10
2
1,00
1,00
20.10
3
0,25
0,50
2,5.10
 	a) Viết biểu thức tốc độ phản ứng. Cho biết bậc phản ứng và tính hằng số tốc độ k của phản ứng.
	b) Ở 350C, phản ứng trên có hằng số tốc độ k' = 40.10 (/mol.phút). Hãy tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng. (Cho hằng số khí R = 8,314 J/K.mol)
(Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA LẦN 2 - HÓA HỌC 10
LỜI GIẢI TÓM TẮT
BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm) Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6.
 a) Viết cấu hình electron của R và lập luận để xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn.
 b) Giải thích sự tạo thành hợp chất giữa R với Cl (z = 17).
 a) 
- Cấu hình electron của R: 1s2 2s22p6 3s2
- Vị trí của R trong BTH:
 + ZR = 12 ở ô 12
 + R có 3 lớp e ở chu kì 3
 + R có 2e ở lớp ngoài cùng thuộc chu kì nhỏ ở nhóm IIA
0,25
0,25
0,25
0,25
 b)
- Cl (z = 17): 1s2 2s22p6 3s23p5
 R R2+ + 2e
 2Cl + 1e.2 2Cl
 R2+ + 2Cl RCl2
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2: (3 điểm) Nguyên tố R có electron cuối cùng được đặc trưng bởi 4 số lượng tử:
 n = 2; = 1; = +1; (Qui ước xếp tăng dần) 
 a) Viết cấu hình electron và xác định tên R.
 b) Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử RH3 bằng thuyết lai hóa. Cho biết dạng hình học phân tử của RH3.
 c) Hãy so sánh góc liên kết của RH3 và RF3. Giải thích.
 a) Cấu hình electron của R: 1s2 2s22p3 R là N
0,5
 b) 
- 1 obitan 2s và 3 obitan 2p của nguyên tử N lai hóa với nhau tạo nên 4 obitan lai hóa sp3 giống hệt nhau, hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều, trong đó có 3 obitan lai hóa có electron độc thân, obitan lai hóa còn lại chứa electron ghép đôi.
- 3 obitan lai hóa chứa electron độc thân xen phủ với 3 obitan 1s chứa electron độc thân của 3 nguyên tử H, tạo nên 3 liên kết (N - H) trong phân tử NH3.
- Phân tử NH3 có dạng hình chóp tam giác. 
0,5
0,5
0,5
 c) 
- N trong phân tử NH3 và NF3 đều ở trạng thái lai hóa sp3.
- Trong phân tử NH3, liên kết N - H phân cực về phía N (do N có độ âm điện lớn hơn) làm các đôi electron liên kế tập trung ở nguyên tử N, tương tác đẩy giữa cặp electron tự do với các cặp electron liên kết mạnh.
- Trong phân tử NF3, liên kết N - F phân cực về phía F (do F có độ âm điện lớn hơn) làm các đôi electron liên kết xa nguyên tử N, tương tác đẩy giữa cặp electron tự do với các cặp electron liên kết yếu.
 góc liên kết HNH > FNF.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3: (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn 24,6 gam hỗn hợp gồm hai muối cacbonat của hai kim loại thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kì liên tiếp vào 109,5 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch X và 6,048 lít CO2 (ở đktc).
 a) Xác định công thức hóa học của hai muối và tính khối lượng mỗi muối cacbonat trong hỗn hợp.
 b) Để trung hòa hết lượng axit dư trong dung dịch X cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M?
 a) Gọi M là kí hiệu hóa học chung cho hai kim loại và (g/mol) là khối lượng mol trung bình của hai kim loại CTHH của 2 muối là MCO3.
 - Số mol CO2 = 6,048/22,4 = 0,27 (mol)
 - Số mol HCl (mol)
0,25
 - Phương trình phản ứng: MCO3 + 2HCl MCl2 + CO2 + H2O
 (mol): 0,27 0,54 0,27 
0,25
= 24,6/0,27 = 91,11 g/mol + 60 = 91,11 = 31,11
0,25
 - Nhận xét: MMg = 24 < = 31,11 < MCa = 40
CTHH của hai muối là MgCO3 và CaCO3
0,25
 - Gọi x, y lần lượt là số mol của MgCO3 và CaCO3 có trong 24,6 gam hỗn hợp.
 x = 0,15; y = 0,12
 - Ta lập hệ phương trình: 84x + 100y = 24,6
 x + y = 0,27
0,25
 - Vậy: (gam)
 (gam) 
0,25
b) - Số mol HCl còn dư có trong dung dịch X = 0,6 - 0,54 = 0,06 (mol)
 - Phương trình phản ứng: HCl + NaOH NaCl + H2O
 (mol) 0,06 0,06
0,25
- Vậy thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là: 0,06/1 = 0,06 (lít) = 60 (ml) 
0,25
Câu 4: (1,0 điểm) Hai nguyên tố M và X thuộc cùng một nhóm A, ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 20. Xác định tên M, X. 
 - Giả sử: ZM < ZX
 - Theo đề bài có: ZM + ZX = 20 (1) ZM < 20/2 = 10
 M là các nguyên tố ở chu kì 2
 M chỉ có thể cách X 8 nguyên tố ZM + 8 = ZX (2)
0,5
 - Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được: ZM = 6 và ZX = 14
 - Vậy M là C và X là Si. 
0,5
Câu 5: (2,0 điểm) Cho phản ứng: A + B sản phẩm
Thực nghiệm cho biết ở 250C, người ta thu được kết quả như sau:
Thí nghiệm
Nồng độ ban đầu (mol/)
Tốc độ (mol/.phút)
A
B
1
0,25
0,25
1,25.10
2
1,00
1,00
20.10
3
0,25
0,50
2,5.10
 	a) Viết biểu thức tốc độ phản ứng. Cho biết bậc phản ứng và tính hằng số tốc độ k của phản ứng.
	b) Ở 350C, phản ứng trên có hằng số tốc độ k' = 40.10 (/mol.phút). Hãy tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng. (Cho hằng số khí R = 8,314 J/K.mol)
a) - Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng: 
 - Từ kết quả thực nghiệm thu được ta có:
 (1)
 (2)
 (3)
 - Giải hệ phương trình (1), (2), (3), ta có: a = b = 1 và k = 0,2 (/mol.phút)
 Vậy: Biểu thức tốc độ phản ứng: v = 0,2.[A].[B]
 Bậc của phản ứng bằng 2.
1,5
b) Sử dụng công thức:
 Ea = 52,893 (kJ/mol)
0,5
(HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa_Chuyên_(LE QUY DON)_2_10.doc