Kì thi học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2014 – 2015 môn: Vật lý

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 7156Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2014 – 2015 môn: Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2014 – 2015 môn: Vật lý
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
Đề chính thức
KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2014 – 2015 
Môn: Vật lý
Ngày thi: 10 tháng 4 năm 2015
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
( Đề thi có 1 trang)
Câu 1:( 6 đ) 
Bài 1. Lúc 6 giờ sáng một người đi xe gắn máy từ thành phố A về phía thành phố B ở cách A 300km, với vận tốc v1= 50km/h. Lúc 7 giờ một xe ô tô đi từ B về phía A với vận tốc v2= 75km/h.
a/ Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và điểm gặp nhau cách A bao nhiêu km?
b/ Xác định thời điểm hai xe cách nhau 125 km?
Bài 2. Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 12 km/h, nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc v2 nào đó. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8 km/h. Hãy tính vận tốc v2 ?
Câu 2: (5 đ)
 Hai bình hình trụ đáy thông nhau đặt thẳng đứng có tiết diện trong là 20cm2 và 10cm2 đựng thủy ngân, mực thủy ngân ở độ cao 10cm. Đổ vào bình lớn một cột nước nguyên chất cao 27,2 cm. 
a) Tính độ chênh lệch giữa độ cao mặt thoáng của cột nước ở bình lớn và mặt thoáng của thủy ngân trong bình nhỏ?
b) Mực thủy ngân trong bình nhỏ đã dâng lên đến độ cao bao nhiêu?
c) Cần phải đổ thêm vào bình nhỏ một lượng nước muối có chiều cao bao nhiêu để mực thủy ngân ở 2 bình trở lại ngang nhau?
 Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600 kg/m3, của nước muối là 1030kg/m3, của nước nguyên chất 1000kg/m3
Câu 3: (4đ): 
 Một người có chiều cao AB đứng gần cột điện CD. Trên đỉnh cột có một bóng đèn nhỏ . Bóng người đó trên mặt đất nằm ngang có chiều dài AB’ (hình vẽ).
a) Nếu người đó bước ra xa cột thêm c = 1,5m , thì 
h
bóng dài thêm d = 0,5m . Hỏi từ vị trí ban đầu người đó đi vào gần cột thêm e = 1m , thì bóng ngắn đi bao nhiêu ?
b) Biết chiều cao cột điện H= 6,4m . Hãy tính chiều cao h của người ? 
Câu 4: (5đ)
Người ta cho vòi nước nóng 700C và vòi nước lạnh 100C đồng thời chảy vào bể đã có sẳn 100kg nước ở nhiệt độ 600C. Hỏi phải mở hai vòi trong bao lâu thì thu được nước trong bể có nhiệt độ 450C. Biết lưu lượng nước chảy của mỗi vòi là 20kg/phút. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bể và môi trường.
Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinhSBD..
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÝ 8
NĂM HỌC: 2014 – 2015.
Câu 1: 6 đ
Bài 1. (4 điểm) 
a. Giả sử thời gian hai xe gặp nhau là t (h) kể từ khi xe đi từ B xuất phát.
 Quãng đường xe từ A đi là: S1 = 50.(t + 1) km 
 Quãng đường xe từ B đi là: S2 = 75.t km (0,5 đ)
 Khi hai xe gặp nhau nên: S1 + S2 = 300 
Þ 50.(t+ 1)+75.t = 300 (0,5 đ) 
 Giải tìm được t = 2 h. ( 0,5 đ ) 
Vậy hai xe gặp nhau lúc 9 h. Và cách A là 150 km. ( 0,5đ)
b. Để hai xe cách nhau 125 km ta có: (0,5đ)
 + S1 + S2 = 300 - 125 50.(t +1) + 75t = 175 t = 1 (h) (0,5đ) 	
+ S2 + S1 = 300 + 125 50.(t+1) + 75t = 425 t = 3(h) (0,5đ)
 Vậy hai xe cách nhau 125 km lúc 8 h và lúc 10 h. (0,5đ)
Bài 2. (2 điểm).
- Gọi S là chiều dài nửa quãng đường. (0,5đ)
- Thời gian đi hết nửa quãng đường đầu là : t1 = S : v1 (1) (0,5đ)
- Thời gian đi hết nửa quãng đường còn lại: t2 = S: v2 (2) 
- Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là: vtb = 2.S : (t1 + t2) (3) 	 (0,5 đ)
- Thay (1) và (2) vào (3) và thay số giải ra được v2 = 6 km/h ( 0,5đ)
Vậy vận tốc trung bình của người đó trên nửa quãng đường còn lại là 6 km/h 
Câu 2: 5 đ
h1
h2
A
a
C
D
B
E
b
 10cm
a)Khi đổ nước nguyên chất vào bình lớn (H.vẽ)	 (0,25 đ)
+ Áp suất cột nước có chiều cao h1 : p1 = d1.h1 (0,25đ)
+ Áp suất của cột thủy ngân có chiều cao h2 : p2 = d2h2
 ta có: d1h1 = d2h2 (0,5đ)
 h2 = = 0,02(m) = 2(cm) (0,5đ)
Vậy độ chênh lệch giữa mặt thoáng ở 2 bình là 
 H = h1 - h2 = 27,2 - 2 = 25,2(cm) (0,5đ)
b) Mực thủy ngân trong 2 bình lúc đầu nằm trên mặt phẳng ngang AB, sau khi đổ nước vào bình lớn, mực thủy ngân trong bình lớn hạ xuống 1 đoạn AC = a và dâng lên trong bình nhỏ 1 đoạn BE = b 
Vì thể tích thủy ngân trong bình lớn giảm được chuyển cả sang bình nhỏ nên ta có 
 S1a = S2b a = (0,5đ)
Mặt khác ta có h2 = DE = DB + BE = a + b (0,25đ)
Từ đó h2 = + b = b( + 1); BE = b mà
 b = (0,5đ)
Suy ra BE = b = = 1,33(cm) (0,5đ)
Vậy chiều cao mực thủy ngân trong bình nhỏ
 10 + 1,33 = 11,33(cm) (0,25đ)
c) Khi đổ nước muối lên mặt thủy ngân trong bình nhỏ, muốn cho mực thủy ngân trở lại ngang nhau trong 2 bình thì áp suất do cột muối gây ra trêm mặt thủy ngân trong bình nhỏ phải bằng áp suất do cột nước nguyên chất gây ra trong bình lớn
 d1h1 = d3h3 (0,5 đ)
 h3 ==0,264(m) = 26,4(cm) (0,5 đ)
Câu 3: 4đ
a) Ký hiệu AB’= a , AC= b 
Tại vị trí ban đầu : ∆B’AB ~ ∆B’CD ta có (1) 0,5đ
Tương tự khi bước ra xa ta có : (2) 0,5đ
Khi tiến lại gần bóng ngắn đi một đoạn x
 Ta có: (3) 0,5đ
Áp dụng tính chất của tỷ lệ thức vào cặp phương trình (1) và (2) ta suy ra 
 (4) 0,5đ
Do đó từ (3) ta có : → x = 1/3 (m) 1đ
b)Từ (4) Ta suy ra → h = 1,6 (m) 1đ
Câu 4: 5đ
Vì lưu lượng hai vòi chảy như nhau nên khối lượng hai loại nước xả vào bể bằng nhau.Gọi khối lượng mỗi loại nước là m(kg), c là nhiệt dung riêng của nước 0,5 đ 
Nhiệt lượng do nước ở 700C tỏa ra là: Q1 = m.c.(70 – 45) 0.5 đ
Nhiệt lượng do nước ở 600C tỏa ra là: Q2 = m1.c.(60 – 45) = 100.c.(60 – 45) 0,5 đ
Nhiệt lượng do nước ở 100C thu vào là: Q3 = m.c.( 45 – 10) 0,5 đ
Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1 + Q2 = Q3 0,5 đ
Suy ra: m.c(70 – 45) + 100.c(60 – 45) = m.c(45 – 10)	 0,5 đ
 25.m + 1500 = 35.m 
 10.m = 1500
 1 đ
 Thời gian mở hai vòi là: 1 đ
 ( Nếu học sinh thay c = 4200J/Kg.K thì trừ 1 điểm) 
 .................Hết....................
Chú ý: Học sinh giải cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_VAT_lyLop_8_20142015_HH.doc