Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2010 - 2011

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1075Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2010 - 2011
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
-------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN 
NĂM HỌC 2010-2011
(Dành cho học sinh các trường THPT)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------
Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ: “Một điều nhịn là chín điều lành”.
Câu 2 (7,0 điểm)
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai chùm ca dao than thân và yêu thương, tình nghĩa.
---------HẾT---------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh..Số báo danh..
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN 
NĂM HỌC 2010-2011
(Dành cho học sinh các trường THPT)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------
Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Nhịn: là nhún nhường, biết kiềm chế nóng giận, biết lắng nghe ý kiến của người khác, luôn giữ được hoà khí trong giao tiếp, ứng xử, tránh xung khắc đối đầu.
- Lành: kết quả tốt đẹp, thoả đáng, đúng như mong muốn.
- Một, chín: những con số có tính chất ước lệ.
- Cả câu: Cha ông ta khuyên trong cuộc sống nên biết nhường nhịn, nhẫn nhịn để tạo mối quan hệ tốt lành, thân ái.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Khẳng định mặt đúng của câu tục ngữ: Câu tục ngữ thể hiện một quan niệm xử thế đúng đắn của cha ông ta. Bởi vì cuộc sống vốn đa dạng phức tạp. Một con người thường có rất nhiều mối quan hệ khác nhau (trong gia đình, ngoài xã hội). Muốn phát triển, con người phải biết đoàn kết hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh, đem lại hiệu quả cao nhất. Sự hoà thuận trong giao tiếp là vô cùng cần thiết vì đó là cách ứng xử có hiệu quả, là phương châm sống tốt nhất. (Thí sinh cần nêu và phân tích được các dẫn chứng thực tế trong gia đình, ngoài xã hội để chứng minh).
- Tuy nhiên cần thấy rằng câu tục ngữ chỉ nêu lên một cách rất chung chung. Trong thực tế đời sống, không phải sự nhẫn nhịn, nhún nhường bao giờ cũng là giải pháp tốt nhất. Khi đối mặt với cái xấu, cái ác thì sự nhẫn nhịn lại đồng nghĩa với thái độ hèn nhát, nhu nhược, lại trở thành tiêu cực vì nó cản trở sự vươn lên, hoàn thiện của bản thân mỗi người cũng như của cả cộng đồng. (Thí sinh cần nêu và phân tích được các dẫn chứng thực tế để chứng minh).
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Tuỳ từng tình huống, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể để lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
- Trong giao tiếp cần có thái độ mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có chừng mực, có nguyên tắc.
- Quyết tâm chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, không làm ngơ trước những việc bất bình, phi pháp; mạnh dạn phê phán những thái độ, việc làm không đúng của mọi người xung quanh.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức 
Thí sinh vận dụng hiểu biết về ca dao (chủ yếu qua hai chùm ca dao đã học), phân tích làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa (ở hai phương diện: vẻ đẹp và thân phận). Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau: 
1. Thân phận của người phụ nữ trong ca dao:
Hình thức lặp lại mô thức mở đầu “thân em như..” với tần số cao trong ca dao cho thấy người phụ nữ là loại người khổ nhất trong xã hội cũ.
- Cuộc đời vất vả, trăm đắng nghìn cay.
- Bị coi rẻ, bị khinh thường nên những giá trị đích thực của người phụ nữ không được biết đến.
- Là nạn nhân của chế độ tảo hôn.
- Nỗi khổ lớn nhất của người phụ nữ là bị phụ thuộc, không được tự do yêu đương, không được tự quyết định số phận, tương lai của mình.
- Âm hưởng chung của những bài ca dao than thân là tiếng thở dài, cám cảnh cam chịu của người phụ nữ.
2. Vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao:
a. Vẻ đẹp hình thức, phẩm chất:
- Vẻ đẹp hình thức: Bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, đầy nữ tính (Thân em như tấm lụa đào, Thân em như hạt gạo tám xoan).
- Vẻ đẹp phẩm chất: cần cù, nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, lam lũ tảo tần. (Con cò, Mười tay).
b. Vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:
- Có tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, thuỷ chung, tình nghĩa.
- Có tình thương vô bờ với con cái, sẵn sàng chịu đựng vất vả, tủi nhục vì con.
c. Vẻ đẹp của niềm mơ ước, khao khát táo bạo thể hiện ý thức phản kháng, muốn thoát khỏi thân phận bị lệ thuộc (ước gì sông rộng một gang).
3. Khái quát:
- Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao là hiện thân đầy đủ của những nỗi khốn khổ tủi nhục nhất của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Song vượt lên số phận bấp bênh, chìm nổi, ở họ vẫn toả rạng ánh sáng của vẻ đẹp tâm hồn, của lòng thuỷ chung, của khát vọng tình yêu mãnh liệt.
- Người phụ nữ trở thành đối tượng được cảm thông, yêu thương, trân trọng.
III. Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý: 
 - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
 - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn
Bottom of Form

Tài liệu đính kèm:

  • docCHO_DOI_TUYEN_HSG.doc