Bài soạn tác phẩm Chí phèo Ngữ văn lớp 11

doc 25 trang Người đăng dothuong Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn tác phẩm Chí phèo Ngữ văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn tác phẩm Chí phèo Ngữ văn lớp 11
 TÁC PHẨM : CHÍ PHÈO 
 CÁI CHẾT: SỰ KẾT THÚC HAY KHỞI ĐẦU?
 (Về tác phẩm “Chí Phèo”, SGK Ngữ văn lớp 11, tập 1)
 Sinh thời, nhà văn Nam Cao đã từng mơ ước “viết một tác phẩm vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn. Nó phải chứa đựng một cái gì vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”. Bao nhiêu giằng xé, vật lộn, trăn trở, dồn hết tâm huyết và tinh huyết để “hoài thai” trong cơn “trở dạ” đau đớn để năm 1941, nhà văn ấy đã phấn khởi đón nhận sự sinh thành của một đứa con xứng đáng – “Chí Phèo” – kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Cái dáng hình “ngật ngưỡng” của Chí là một điển hình, song cái ám ảnh trong ta, không hiểu sao lại là cái chết đầy đau đớn, khốc liệt của Chí ở cuối tác phẩm. Bởi ở đó, ta băn khoăn tự hỏi, liệu cái chết đó là một “sự kết thúc hay khởi đầu”?
1) Cái chết để được sống?
 Một câu hỏi quá vô lí chăng? Con người ta đâu có được sống hai lần! Song từ thẳm sâu trong tâm hồn Chí, khi vung dao lao vào bá Kiến với câu khẳng định: Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách  biết không!  Chỉ còn một cách là  cái này! Biết không ! thì hóa ra, cái chết của Chí thực chất lại là một sự khởi đầu. Nói đúng hơn, đó thực chất là một sự “khởi động” lại quãng đời lương thiện trước đây hắn đã từng có, đã từng ao ước và theo đuổi “có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm” nhưng đã bị giai cấp thống trị cướp mất. Như vậy, giờ đây, Chí chết hóa ra là để được sống lại với nhân tâm, nhân phẩm, nhân cách của một con người hiền lành trước kia. Chí chết nhưng lại là một sự chứng minh cho người dân làng Vũ Đại rằng, bản tính lương thiện và khao khát làm một người bình thường với đúng nghĩa của nó là không bao giờ mất. Hãy vững tin vào điều đó! Chiều sâu nhân bản của tác phẩm có lẽ cũng là ở phương diện ấy chăng?
2) Chết để không còn phải sống?
 Đó là một quy luật tất yếu, hiển nhiên, làm gì phải bàn cãi! Vậy, Chí Phèo có khao khát sống không? Dĩ nhiên là có. Ham sống, không muốn chết là tâm lí thông thường của con người. Chí cũng không phải là một ngoại lệ. Khao khát sống, nhưng Chí Phèo lại phải tự tay cắt bỏ nó. Đó là một sự đau xót lớn, là một bi kịch khôn nguôi nhưng không thể nào tránh khỏi. Sống làm sao khi hắn không còn đập đầu, rạch mặt ăn vạ, không còn có thể làm đổ máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện được nữa, vì hắn đã tỉnh – tỉnh rượu và quan trọng hơn là tỉnh ngộ! Sống làm sao khi nẻo về của con đường lương thiện mà trước đây Chí mơ ước đã hoàn toàn “chăng tơ nghẽn lối”, ngôi nhà nho nhỏ mà hắn hằng khao khát trước kia giờ đây mãi mãi “cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa”. “Chí đã trông thấy trước cái tuổi già của hắn. Và đói rét, và ốm đau, và cô độc. Cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Gia sản của Chí lúc này còn lại gì ngoài những cái đó? Một lời giao tiếp với cuộc sống xung quanh, ao ước ấy nhỏ bé và bình thường biết bao! Vậy mà rốt cuộc lại, chỉ còn có tiếng của Chí và “ba con chó dữ”. Chua xót, đau đớn và ám ảnh! Vậy có phải chăng, cái chết với Chí là một sự giải thoát. Chết để không còn phải sống!
3) Cái chết “hoài thai” một bi kịch?
 Chí Phèo chết đâu phải đã hết! Cái chết ấy “hoài thai” một bi kịch – bi kịch ấy mang tên “cái lò gạch cũ” – một biểu tượng đau xót và ám ảnh. Đừng đơn giản hóa cái sinh linh bé bỏng đang lớn dần lên trong sinh thể người mẹ thị Nở. Nó lớn lắm, bởi nó là một giai cấp, một tầng lớp, một số phận – số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Luẩn quẩn, bế tắc, không lối thoát. Đó là tiếng kêu cứu của lòng trắc ẩn mênh mông mà nhà văn Nam Cao muốn gửi tới người đọc: hãy cứu lấy số phận những con người cùng khổ, cứu lấy nhân hình, nhân tính, đưa lại cho họ một tương lai sáng sủa trong một xã hội tốt đẹp hơn! Và sinh thời, nhà văn Nam Cao đã tin, rất tin vào điều đó: “Sự đời không thể cứ mù mịt mãi thế này đâu. Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi” (Điếu văn)
4) Cái chết thay đổi xã hội?
 Câu hỏi ấy đặt ra một vấn đề mang tầm vóc lớn lao quá chăng? Thực ra là không! Chí Phèo đâu phải chỉ chết có một mình? Trên vũng máu ghê rợn hôm ấy còn có cái xác của bá Kiến – tên cường hào ác bá nông thôn. Cái chết ấy dường như báo hiệu cho xung đột giai cấp, xung đột xã hội đã đến mức độ quyết liệt, không thể điều hòa được nữa. Trước hay sau, sớm hay muộn, nhanh hay chậm  tất yếu sẽ xảy ra đấu tranh. Tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian. Với cái chết của Chí, nhà văn Nam Cao muốn chỉ rõ cho người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cần phải tìm ra cho mình một con đường sống khác nếu không muốn mình mãi mãi bị tước đoạt nhân hình, nhân tính, trở thành nô lệ, thành tay sai, thành công cụ trong tay giai cấp thống trị. Bởi thế, dễ hiểu vì sao khi “Chí Phèo” được xuất bản (1941), nó lại bị kiểm duyệt gắt gao và bị cắt bỏ đi nhiều đoạn. Ta cũng dễ hiểu lí do vì sao khi “Chí Phèo” ra đời, Nam Cao lại bị bọn địa chủ cường hào ở cái làng Đại Hoàng của ông căm ghét đến thế. Bởi đơn giản, chúng thấy hình bóng và những tội ác của mình bị phơi bày ra quá rõ ràng trên trang giấy giữa thanh thiên bạch nhật trước hàng triệu cặp mắt độc giả. Và có lẽ, khi in lần đầu, nhà xuất bản Đời mới (Hà Nội) đổi tên tác phẩm thành “Đôi lứa xứng đôi” không chỉ vì để giật gân, câu khách mà dường như ông chủ Nhà xuất bản ấy cũng đã phần nào cảm nhận được cái xung đột quá gay gắt, quyết liệt, dữ dội và ghê gớm của thiên truyện ngắn kiệt tác này chăng? Như vậy, liệu có cường điệu quá chăng khi ta nói, cái chết của Chí là cái chết ghê ghớm, cái chết thức tỉnh, cái chết góp phần thức tỉnh xã hội?
5) Cái chết đánh động lương tri con người?
 Liệu đã khi nào trong tâm thức chúng ta đã từng đặt ra câu hỏi: Có ai trong cái làng Vũ Đại ấy hiểu cho tiếng chửi của Chí Phèo chưa? Hãy tự đặt cho mình câu hỏi ấy để mà khắc khoải. Chao ôi, Chí chửi nhiều lắm, từ chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Vậy mà tất cả đều dửng dưng. Tiếng chửi ấy dường như không hề vướng bận một chút gì đến họ. Vì sao vậy? Thì ra, đã từ lâu, cả làng Vũ Đại này đâu còn xem Chí là người nữa! Mà không còn là người thì hắn đâu phải giống loài với mình. Họ mặc nhiên xem Chí là loài vật, là một con quỷ dữ không hơn không kém. Mà là con vật thì cho dù hắn có chửi, có hát hay có làm gì đi chăng nữa cũng vẫn thế. Họ vẫn không ai ra điều. Tất cả những người dân làng Vũ Đại đã tự cho mình có cái quyền được gạt bỏ đồng loại ra khỏi đời sống mà mỗi con người đáng ra phải được hưởng. Họ đã đánh mất đi một điều quan trọng nhất trong tâm tính của mình, đó là lòng tin vào bản tính lương thiện của mỗi con người. Hóa ra, Nam Cao đang đặt ra cho tất cả chúng ta một cái nhìn mang tính biện chứng của triết học, đó là mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời giữa hoàn cảnh và tính cách con người. Tất cả những người dân làng Vũ Đại đã xem Chí là con vật thì đương nhiên Chí cũng không thể xem mình là con người được nữa. Là con người, làm sao anh có thể sống khi không có đồng loại? Vậy thì Chí phải sống số kiếp của một con vật để tìm cách tồn tại trên cái “sa mạc cằn cỗi tình thương” đối với anh. Đành rằng, Chí Phèo không được phép tự cho mình cái quyền được đâm thuê, chém mướn, “làm đổ máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện”, nhưng cướp giật, dọa nạt, ăn vạ thì hắn phải làm nếu không muốn chết đói. Hắn hoàn toàn không có cơ hội, dù là mong manh, được hòa giải và hòa nhập với cuộc sống của người dân làng Vũ Đại. Cây cầu mong manh mà thị Nở bắc lên trong dòng tâm tưởng và khát khao của Chí đã hoàn toàn đứt gãy. Như vậy thì liệu Chí Phèo có đáng trách? Không, Chí Phèo thật đáng thương, đáng được cảm thông và chia sẻ! Từ số phận một con người riêng lẻ, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn Nam Cao muốn nhắc nhở biết bao nhiêu con người đông đúc ngoài kia: hờ hững, dửng dưng, vô tình, vô cảm với nỗi đau đồng loại là một cái cớ rất nhanh dẫn những người kia đến chỗ tha hóa để họ sa vào tội ác. Thực sự, “con người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ” và “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ toàn thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi  toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thương”. Vậy thì xin hãy đừng vô cảm, hãy đừng vội vàng phán xét và ruồng bỏ đồng loại, hãy tin vào bản tính tốt đẹp không bao giờ mất đi của mỗi con người, cho dù họ có là ai đi chăng nữa, bởi đó chính là “thiên lương” – bản tính tốt đẹp mà trời đất ban tặng cho mỗi chúng ta! Thông điệp nhân sinh sâu sắc ấy đâu phải chỉ có giá trị một thời, một đời và thuộc về một quốc gia, một dân tộc? Đó chắc chắn sẽ là thông điệp của muôn đời và của cả nhân loại!
Thời gian vẫn trôi trong sự miên viễn, trong sự vô thủy vô chung của đất trời và vũ trụ. Đó là thước đo khắc nghiệt nhất, sàng lọc mọi giá trị. Trên dòng đời cuộn chảy, những thứ bèo bọt, rác rưởi rồi sẽ bị loại bỏ, chỉ còn lại với đời sẽ chỉ là những chân giá trị với sức sống trường tồn, bất tử của nó. Trải qua gần một thế kỉ, “Chí Phèo” của Nam Cao vẫn đủ sức lay động biết bao trái tim độc giả, gióng lên thông điệp niềm tin vào bản tính lương thiện của mỗi con người. Trong dòng chảy của văn học hiện đại Việt Nam, cùng với “Số đỏ” (Vũ Trọng Phụng) và nhiều tác phẩm khác, “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao sẽ vẫn mãi xứng đáng là những tác phẩm văn học “ghê gớm, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”! (Nguyễn Khải)
 Vấn đề 1 : Bi kịch bị tha hoá của Chí Phèo:
 Giữa lúc dòng văn học hiện thực phê phán (1930-1945) tưởng như chấm dứt thời kỳ vàng son của mình thì Nam Cao xuất hiện như một ngôi sao lạ trên bầu trời đầy sao. Với tác phẩm “Chí Phèo” (1940), Nam Cao đã đóng góp cho dòng văn học hiện thực một điển hình nông dân mới lạ, sâu sắc, độc đáo với tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
 	Chí Phèo ra đời thật là thê thảm: “Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cạnh cái lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho người đàn bà goá mù.Người đàn bà goá mù này bán hắn cho bác phó không con và khi bác phó cối chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở nhà nọ.Thân phận của đứa con hoang thật là bi thảm.May thay, xã hội cũng còn chút tình thương nên Chí mới có thể tồn tại mà trưởng thành.Nếu ở trong một xã hội bình thường thì Chí vẫn có thể trở thành người lương thiện.Năm 20 tuổi hắn đã là một thanh niên khoẻ mạnh làm canh điền cho Bá Kiến, “hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải,chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.Nhưng mơ ước nhỏ nhoi như vậy cũng không thành.
Hắn cũng có lòng tự trọng.Khi bị bà Ba nhà cụ Bá gọi lên bóp chân, bóp đùi gì đó thì”hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”.Nhưng bản chất lương thiện trong sáng ấy của Chí đã bị xã hội huỷ diệt.
 	Bá Kiến ghen với anh canh điền được bà Ba quyền thu quyền bổ trong nhà nên đã ngầm đẩy Chí Phèo đi ở tù.Sau bảy,tám năm tù, Chí trở về thành một tên lưu manh côn đồ.Nhà tù đã cướp đi bộ mặt lương thiện của hắn, biến hắn trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết”
Bá Kiến và nhà tù thực dân đã xô đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh tội lỗi.Từ đấy,đối với đời là một cơn say.Những cơn say của hắn tràn từ cơn này đến cơn khác.Hắn ăn trong lúc say,ngủ trong lúc say và thức dật hãy còn say,dập đầu,rạch mặt trong lúc sayđể rồi say nữa, say vô tận.Hành vi lưu manh côn đồ của hắn có mấy biểu hiện:Hắn đập đầu, rạch mặt, đe doạ, ăn vạ, tống tiền bọn cường hào mà tiêu biểu là Bá Kiến.
Đối với dân làng, hắn là con quỷ dữ giết người không gớm tay. Dân làng ai cũng sợ hắn. Hắn lại bị bọn cường hào lợi dụng để thanh trừng lẫn nhau. Bá Kiến có lần đã sai Chí đi đòi nợ Đội Tảo. Chí làm được việc, vênh váo ra về “Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”.
 	Với hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã nêu lên một hiện tượng khá phổ biến, có tính quy luật ở nông thôn Việt Nam xưa. Những người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường cùng đã quay lại chống trả bằng con đường lưư manh để tồn tại. Trước Chí Phèo, làng Vũ Đại đã có Năm Thọ rồi Binh Chức. Sau khi Chí Phèo chết, hiện tượng đó chắc gì đã chấm đứt. Biết đâu lại có một Chí Phèo con ra đời trong cái lò gạch cũ?.
Điều chắc chắn là còn bọn cường hào ức hiếp dân lành, không cho họ đựoc sống lương thiện thì họ phải rơi vào con đường lưu manh, giành lấy miếng ăn, tức là bị huỷ diệt nhân tính và bị xã hội cự tuyệt quyền làm người. “Chí Phèo”đã làm nổi bật cái quy luật tàn bạo đó của xã hội cũ.
 	Nhưng nếu truyện dừng lại ở đó thì Nam Cao không có gì mới hơn các nhà văn hiện thực phê phán đi trước. Nét đặc sắc và độc đáo của Nam Cao là đã rọi ánh sáng vào tâm hồn đen tối ấy để thấy rằng Chí Phèo vẫn còn một chút lương tri. Nhưng rọi bằng cách nào, Nam Cao đã rọi bằng ánh sáng của tình thương, tình yêu, chỉ có những tình cảm ấy mới có thể rọi vào tâm hồn của một con quỷ. Trong một cơn say, dưới đêm trăng ngoài bãi vắng, hắn vừa la làng vừa cưỡng ép Thị Nở, người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn ở cái làng Vũ Đại này. Nhưng điều kì diệu là nếu như lúc đầu Thị Nở chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở người đàn ông say rượu Chí Phèo, thì sau đó sự chăm sóc đầy ân tình và sự yêu thương mộc mạc chân thành của Thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân lao động . Sau khi ăn bát cháo của Thị Nở thì Chí tỉnh hẳn. Hắn bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Lần đầu tiên từ ngày về làng, sáng dậy hắn nghe tiếng chim kêu,hắn nghe rõ tiếng cười nói của người đi chợ, anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói của những người đàn bà đi chợ vềNhững âm thanh bình thường quen thuộc ấy đã trở thành tiếng gọi của sự sống và đã lay động sâu xa tâm hồn Chí.Cuộc gặp gỡ Thị Nở đã loé sáng như một tia chớp trong cuộc đời tối tăm dằng dặc của Chí. Chí bỗng nhận ra tất cả tinhg trạng bi đát cảu số phận mình. Tình yêu thương đã thức tỉnh Chí. Chí bỗng thấy thèm lương thiện, muốn làm hoà với mọi người biết bao. Chí khao khát được mọi người nhận ra anh trở lại vào cái xã hội bằng phẳng của những người lương thiện. Tình yêu của Thị Nở đã mở đường cho Chí Phèo trở lại làm người.
Nhưng tội nghiệp cho Chí Phèo, Chí mà cầu cứu vào Thị Nở để trở lại làm người lương thiện thì chẳng khác nào người sắp chết đuối vớ phải mảng bèo.Thị Nở là một phụ nữ u mê, đần độn. không tự định đoạt được vận mệnh của minh.Đã ở với Chí Phèo năm ngày năm đêm trong túp lều bên bờ sông, mà khi bà cô ngăn cản, thị lập tức chạy sang nhà Chí Phèo: “Thôi! Dừng yêu”. Cuộc đời Chí Phèo bị tường cao bao bọc chỉ còn một ngõ ngách để trở về cuộc sống lương thiện. Bà cô Thị Nở đứng ở đó và ngăn chặn. Chúng ta cũng không trách bà cô Thị Nở. Bà cũng như dân làng Vũ Đại đã quen coi Chí là tên lưu manh,là con quỷ dữ rồi. Hôm nay, linh hồn hắn trở về nhưng không ai nhận ra. Thế là Chí Phèo thật sự rơi vào một bi kịch tinh thần đau đớn. Chí Phèo thật sự đã bị xã hội cự tuyệt. Chí vật vã quằn quại trong cơn đau đớn tuyệt vọng. Hắn lại uống, lại uống, Nhưng càng uống càng tỉnh ra, không nghe mùi rượu mà chỉ nghe mùi cháo hành. Hắn càng thấm thía nỗi đau vô hạn của thân phận mình. Rồi hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống say mèm. Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. hắn lẩm bẩm; “Tao phải đâm chết nó”.Hắn định vào nhà Thị Nở thì lại vào đúng nhà Bá Kiến. Đây là một tình tiết của thiên tài, vì trong tiềm thức, trong vô thức Bá Kiến mới là kẻ thù chính của Chí. vả lại cũng thuộc đường, thuộc ngõ. Bá Kiến đang nằm ngủ trưa. Hắn đang nằm ngủ trưa. Hắn đang bực mình với bà Tư, không biết đi đâu mà lâu quá “Sao bà ấy còn trẻ quá, gần bốn mươi tuổi mà trông cứ phây phây, càng phây phây quá đi nữa! Mà thấy ghét những thằng trai trẻCụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ ở tù”. Thì chinh lúc đó, con người trai trẻ bị hắn đẩy vào tù năm hai mươi tuổi vung dao xông vào. Chí Phèo dõng dạc: “Tao muốn làm người lương thiện..Không ai cho tao lương thiện”. Hắn vung dao nhào tới. Bá Kiến chết rồi hắn tự sát, khi người ta đến thì hắn “đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi”. “Chí Phèo đã chết ở ngưỡng cửa trở về cuộc đời đóng chặt trước hắn. Chí đã chết trong niềm đau thương lớn lao và niềm khao khát mãnh liệt là được sống làm người nhưng đã bị cự tuyệt. Câu hỏi cuối cùng của Chí: “Ai cho tao lương thiện” là câu hỏi phẫn uất, đau đớn còn làm day dứt người đọc. Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã đặt ra câu hỏi lớn ấy. Đó là vấn đề có ý nghĩa xã hội, có ý nghĩa triết học, có tầm vóc lớn lao.
 	Nhân vật Chí Phèo là một điển hình nông dân mới mẻ, độc đáo, sâu sắc mà Nam Cao đã góp vào cho dòng văn học hiện thực. Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, với cách phân tích tâm lí sâu sắc, Nam Cao đã đặt ra và giải quyết tấn bi kịch của người nông dân. Bi lkịch bị cự tuyệt quyền làm người. Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã hai lần tố cáo xã hôij thực dân phong kiến. Xã hội đó đã cướp đi những gì Chí Phèo có và đã cướp đi những gì Chí Phèo muốn. Và Nam Cao chẳng những là một nhà văn hiện thực sâu sắc mà còn là một nhà văn có tinh thần nhân đạo cao quý.
 Vấn đề 2 : Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo:
 Với hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo mới mẻ, độc đáo, có chiều sâu trong việc thể hiện thân phận của người nông dân trước cách mạng: Sinh ra là người nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người.
 	1. Chí Phèo ra đời trong một "cái lò gạch cũ" bỏ hoang, trong chiếc váy đụp, không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà không cửa, không tấc đất cắm dùi. Tuổi thơ của hắn "bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ", đến hai mươi tuổi thì làm canh điền cho nhà giàu...Hắn đã bị những người thân yêu nhất cự tuyệt, từ chối. Nhưng hắn vẫn là người nông dân hiền lành, khao khát được sống lương thiện.
 	2. Nhưng bi kịch không dừng lại: người nông dân "cùng hơn cả dân cùng" ấy không được sống ngay cả một cuộc đời nghèo khổ nhưng lương thiện của mình. Anh đã bị xã hội cướp đi cả bộ mặt người cùng linh hồn người để trở thành một con thú dữ, bị loại khỏi xã hội loài người. Lão cường hào cáo già Bá Kiến vì ghen tuông vu vơ, đã cho giải Chí lên huyện rồi sau đó anh phải ngồi tù. Cái nhà tù thực dân ấy đã tiếp tay cho lão cường hào bắt giam anh Chí lương thiện, vô tội để thả ra một Chí Phèo hung ác, lưu manh, tức là đã biến một người lao động lương thiện thành một con thú dữ.
 	3. Trở về làng Vũ Đại có bọn cường hào độc ác "ăn thịt người không tanh" đó, Chí Phèo càng trượt dài trên con đường tha hóa. Hắn muốn sống thì phải gây gổ, cướp giật, ăn vạ. Muốn thế phải gan, phải mạnh. Những thứ ấy, Chí Phèo tìm ở rượu. Thế là Chí Phèo luôn luôn say, và "hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm". Chính xã hội ấy đã vằm nát bộ mặt người, cướp đi linh hồn người của anh. Trở về làng lần này, Chí Phèo trở nên xa lạ với mọi người, "là con quỷ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng"... Và thế là hắn không còn được mọi người coi là người nữa, ai cũng "tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua".
 	4. Song sâu thẳm trong con “quỉ dữ” ấy vẫn muốn được công nhận là con người. Mở đầu truyện là hình ảnh Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi. Nhưng phải chăng đằng sau những tiếng chửi lảm nhảm của Chí Phèo, có một cái gì giống như sự vật vã tuyệt vọng của một con người thèm khát được giao tiếp với đồng loại mà không thể được? Trong cơn say đến mất cả lí trí, con người khốn khổ ấy vẫn cảm nhận được thấm thía "nông nỗi" của thân phận mình: đó là "nông nỗi" cô đơn khủng khiếp của một con người đã bị xã hội dứt khoát cự tuyệt, không được coi là người. Hắn thèm được người ta chửi, vì chửi dù sao cũng là một hình thức giao tiếp, đối thoại; chửi lại hắn tức là còn thừa nhận hắn là người. Nhưng hắn cứ chửi, xung quanh vẫn cứ là "sự im lặng đáng sợ". Và Chí Phèo vẫn chỉ có một mình trong sa mạc cô đơn: hắn cứ "chửi rồi lại nghe", "chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu!...". Hắn chỉ như một con vật lạ.

Tài liệu đính kèm:

  • docChi_pheo.doc