Tuyển tập đọc hiểu văn bản Ngữ văn lớp 11 tập 1 phục vụ thi THPT quốc gia

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập đọc hiểu văn bản Ngữ văn lớp 11 tập 1 phục vụ thi THPT quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập đọc hiểu văn bản Ngữ văn lớp 11 tập 1 phục vụ thi THPT quốc gia
TUYỂN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 11 TẬP 1 PHỤC VỤ THI THPT QUỐC GIA 
VB: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
Đề 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Lê Hữu Trác (1724- 1791) là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnhHưng Yên), biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông. Là người con thứ bảy của quan Hữu thị lang bộ Công nên ông còn được gọi là cậu Chiêu Bảy. Tuy sinh ra và lớn lên ở quê cha, nhưng khi gần ba mươi tuổi, ông về sống tại quê mẹ, thuộc xứ Bàu Thượng, xã Tinh Diễm( nay thuộc xã Sơn Quang), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Đã có một thời Lê Hữu Trác theo nghề võ. Sau ông nhận thấy “ ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem tâm lực chữa bệnh cho người”. Từ đấy, tác giả đi sâu vào nghiên cứu y học, đúc kết thành bộ sách sáu mươi sáu quyển với tựa đề Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Quyển cuối cùng ( quyển vĩ) của bộ sách này là một tác phẩm văn học đặc sắc: Thượng kinh kí sự.
Thượng kinh kí sự đánh dấu sự phát triển mới của thể kí Việt Nam thời trung đại. Tác giả ghi lại những cảm nhận của bản thân trước hiện thực về cảnh vật và con người mà mình tận mắt chứng kiến kể từ khi nhận được lệnh triệu về kinh đô chữa bệnh cho thế tử Cán ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) cho đến lúc xong việc, về tới nhà ở Hương Sơn ngày mồng 2 tháng 11 ( tổng cộng là 9 tháng 20 ngày)
	( Trích Vào phủ chúa Trịnh, Tr3, SGK Ngữ văn 11 NC,Tập I, NXBGD 2007)
1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào?
2/ Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông nghĩa là gì?
3/ Có thể đặt tên cho văn bản là gì?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về Lê Hữu Trác qua câu nói “ ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem tâm lực chữa bệnh cho người”. 
VB: TỰ TÌNH
Đề 1:
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.
Mảnh tình san sẻ tí con con!
	( Tự tình II, Hồ Xuân Hương)
 1/ Em hiểu gì về nhan đề bài thơ?
 2/ Tác dụng của từ láy “văng vẳng” và từ “dồn” trong việc  thể hiện tâm trạng nhà thơ?
 3/Nghĩa của từ “trơ” trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” là gì?
 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về thân phận người phụ nữ qua bài thơ.
Đề 3:
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.
Mảnh tình san sẻ tí con con!
	( Tự tình II, Hồ Xuân Hương)
 1/ Xác định mạch cảm xúc của bài thơ?
 2/ Em hiểu từ hồng nhan là gì ? Ghi lại 2 thành ngữ có từ hồng nhan.
 3/Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì ?
 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) trình bày ý nghĩa nhân văn của bài thơ.
Trả lời:
1/ Mạch cảm xúc của bài thơ : Cô đơn- buồn chán- thách thức duyên phận-phẫn uất. Phản kháng- chán ngán, chấp nhận.
2/ Hồng nhan là nhan sắc người phụ nữ đẹp thường đi với đa truân hay bạc mệnh.
Hai thành ngữ có từ hồng nhan : hồng nhan đa truân ; hồng nhan bạc mệnh.
3/ Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ : Nhà thơ đã Việt hóa thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: cách dùng từ giản dị, dân dã, ý thức sử dụng sáng tạo các thành ngữ, tục ngữ, lối đảo từ, điệp từ, dùng từ mạnh.
 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; 
-Nội dung: Bài thơ là tiếng nói đau buồn, phẫn uất của nhà thơ trước duyên phận bất hạnh, gắng gượng vươn lên đầy bản lĩnh nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Đồng thờ, bài thơ còn thể hiện khát vọng tự do, khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc cháy bỏng của nữ sĩ, của người phụ nữ tài hoa bạc mệnh, đa truân trong xã hội phong kiến .
Thầy ( cô ) nào có nhu cầu chia sẻ bài tập Đọc hiểu này, xin liên hệ qua địa chỉ Email tuanquang262002@gmail.com hoặc gọi DĐ Số 0913.486933 Cảm ơn quý Thầy/ Cô quan tâm việc giảng dạy Ngữ văn theo phát triển năng lực học sinh.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUYEN_TAP_DE_DOC_HIEU_11_PHUC_VU_THI_THPT_QUOC_GIA.doc