Đề thi học kì II tập trung năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn - Trường THPT Quỳnh Lưu Ii

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1470Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II tập trung năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn - Trường THPT Quỳnh Lưu Ii", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì II tập trung năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn - Trường THPT Quỳnh Lưu Ii
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC KÌ II TẬP TRUNG
Năm học: 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I- MỤC TIÊU KIỂM TRA:
- Giúp học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức của học kì II mà trọng tâm hướng tới là các đơn vị kiến thức sau:
+ Tiếng Việt: Hai thành phần nghĩa của câu, phong cách ngôn ngữ chính luận, các thao tác lập luận, các biện pháp tu từ cơ bản
+ Nghị luận văn học: Ba văn bản thơ mới (Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ), hai văn bản văn học cách mạng (Từ ấy, Chiều tối (Mộ)
+ Nghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, tích hợp thông qua các văn bản trong phần nghị luận văn học
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng làm văn nghị luận xã hội, bước đầu làm quen với dạng đề đọc – hiểu
- Qua bài kiểm tra, học sinh rèn luyện, củng cố thái độ, ý thức cẩn thận, chu đáo trong quá trình làm bài kiểm tra
II- HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: Tự luận
- Cách thức: Học sinh làm bài trong thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)
III- MA TRẬN ĐỀ THI:
 Mức độ Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
I- Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
- Nhận biết được xuất xứ, tác giả, hoàn cảnh ra đời của đoạn văn trích từ văn bản “Một thời đại trong thi ca”
- Nhận biết và xác định được phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn 
- Hiểu được vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn văn
- Hiểu được một cách cơ bản nội hàm hai cụm từ “bề rộng” và “bề sâu” 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1(4)
1.5
15%
1.5
15%
1
3.0
30%
II- Làm văn (7.0)
- Nhận thức được yêu cầu đặt ra trong đề bài
- Nhận biết được vấn đề xã hội đặt ra qua văn bản văn học
- Hiểu được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Hiểu được vẻ đẹp làm nên sức sống cho thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Hiểu được bài học về nghị lực sống cho bản thân và những người xung quanh qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Tạo lập được văn bản với bố cục rõ ràng, chặt chẽ
- Biết cách làm rõ vẻ đẹp của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” dựa trên đặc trưng thể loại thơ trữ tình
- Hiểu và bày tỏ được một cách rõ ràng bài học về nghị lực và khát vọng sống mà nhà thơ Hàn Mặc Tử gửi gắm qua văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Biết cảm nhận văn bản trữ tình trên cơ sở phát hiện các tín hiệu thẩm mĩ đặc sắc để chuyên chở nội dung qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Biết vận dụng những kiến thức từ đời sống thực tế để làm sâu hơn phần nghị luận xã hội đặt ra qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1.5
15%
1.5
15%
3.0
30%
1.0
10%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
3.0
30%
3.0
30%
3.0
30%
1.0
10%
2
10.0
100%
 IV- BIÊN SOẠN ĐỀ THI
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC KÌ II TẬP TRUNG
Năm học: 2014 - 2015
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
(...) Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. (...)
1) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Văn bản đó được viết trong thời gian nào? (0.75 điểm)
2) Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? (0.75 điểm)
3) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn? (0.75 điểm)
4) Em hiểu thế nào về bề rộng và bề sâu được tác giả đề cập đến trong đoạn văn? (0.75 điểm)
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Vẻ đẹp của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)? Bài học sâu sắc về triết lí sống mà em rút ra được qua bài thơ?
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD 2007)
.......................Hết....................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ......................................... Số báo danh: ...............................
Giám thị 01: .................................................. Giám thị 02: ................................
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
KÌ THI HỌC KÌ II TẬP TRUNG
Năm học: 2014 - 2015
Môn thi: Ngữ văn
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Bản hướng dẫn chấm này gồm có 02 trang)
I- HƯỚNG DẪN CHUNG
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận chứng một cách phù hợp, lô gic
- Giáo viên cần hết sức chủ động, linh hoạt khi chấm và cho điểm, luôn xem xét trên phương diện tổng thể của cả bài văn, cần đặc biệt lưu ý đến kĩ năng làm văn nghị luận của học sinh, đặc biệt là kĩ năng hành văn, cần tuyệt đối tránh hiện tượng đếm ý cho điểm
- Đối với mỗi bài làm, học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt, lập luận, làm bài khác nhau. Giáo viên khi chấm bài cần linh hoạt, đặc biệt khuyến khích những bài làm có cảm xúc và sáng tạo, có quan điểm riêng trong cách trình bày, lập luận miễn là cách thức diễn đạt ấy phù hợp và có tính thuyết phục đối với người đọc
- Giáo viên cho điểm cụ thể từng câu. Tùy vào yêu cầu cụ thể, giáo viên có thể chiết điểm đến 0.25. Điểm toàn bài: 0.25 làm tròn thành 0.5; 0.75 làm tròn thành 1.0
II- YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Phần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm)
1) Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Một thời đại trong thi ca” – bài tiểu luận xuất sắc đặt ở phần đầu công trình “Thi nhân Việt Nam” của nhà phê bình Hoài Thanh. Tác phẩm được viết và xuất bản vào năm 1942
*Lưu ý: Nếu học sinh diễn đạt: Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Một thời đại trong thi ca” của nhà phê bình Hoài Thanh. Tác phẩm được viết trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thì vẫn đạt điểm tối đa
2) Đoạn văn trên đề cập đến đặc trưng nổi bật nhất của phong trào thơ mới trước năm 1945, đó là sự trỗi dậy, giải phóng cái tôi cá nhân với ý nghĩa tuyệt đối của nó, đồng thời, nêu ngắn gọn những biểu hiện của cái tôi cá nhân ở một số nhà thơ tiêu biểu
3) Phương thức biểu đạt của đoạn văn là nghị luận (nghị luận văn học)
4) Bề rộng mà tác giả nói đến ở đây là cái ta. Nói đến cái ta là nói đến đoàn thể, cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Thế giới của cái ta hết sức rộng lớn
Bề sâu là cái tôi cá nhân. Thế giới của cái tôi là thế giới riêng tư, nhỏ hẹp, sâu kín. Thơ mới từ bỏ cái ta, đi vào cái tôi cá nhân bằng nhiều cách khác nhau
0.75
0.75
0.75
0.75
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
1) Yêu cầu chung:
- Học sinh biết cách làm văn nghị luận, diễn đạt trôi chảy, lưu loát, có cảm xúc, đảm bảo tính lô gic
- Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng
2) Yêu cầu cụ thể:
- Học sinh có thể diễn đạt theo các cách khác nhau, song cần đáp ứng những ý cơ bản sau:
2.1 Vẻ đẹp của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
a) Giới thiệu một vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm, trích dẫn bài thơ
b) Cảm nhận về vẻ đẹp của bài thơ:
- Đó là vẻ đẹp của một tình yêu sâu nặng dành cho thiên nhiên và con người xứ Huế:
+ Đó là vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết, tươi mới, trong trẻo, tinh khôi của khu vườn thôn Vĩ ở khổ thơ đầu tiên (tín hiệu thẩm mĩ: động từ “mướt”, hình ảnh “nắng hàng cau”, thủ pháp so sánh “xanh như ngọc”, cách sử dụng từ “về” ...)
+ Đó là vẻ đẹp mênh mang, huyền hồ, huyền ảo ở khổ thơ thứ hai (lưu ý đến hình ảnh “hoa bắp lay”, thuyền chở trăng, sông trăng ...)
- Đó là vẻ đẹp của một nhà thơ gắn bó sâu nặng với cuộc đời trần thế ngoài kia dù trong này, thi nhân đang phải đối điện với một hoàn cảnh sống đầy bi kịch, bi thương, tuyệt vọng (lưu ý đến hình ảnh gió/ mây, hoa bắp lay, động từ kịp, cấu trúc của các câu hỏi tu từ, điệp ngữ khách đường xa, sắc trắng của áo em, của sương khói ...)
2.2 Bài học triết lí sống qua bài thơ
- Bài học về niềm tin và nghị lực sống
- Bài học về lòng yêu đời
- Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân: Hãy biết sống ngay cả những lúc cuộc đời không thể chịu đựng được nữa, tôi ơi, đừng tuyệt vọng ...
5.0
2.0
III- CÁCH CHO ĐIỂM:
- Điểm 7.0: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên
- Điểm 5.0 – 6.0: Bài làm đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, có thể mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả
- Điểm 3.0 – 4.0: Bài làm đạt được một nửa số ý, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả
- Điểm 1.0 – 2.0: Bài làm sơ sài, mắc nhiều sai sót về kiến thức, diễn đạt, chình tả
- Điểm 0.0: Bài làm hoàn toàn lạc đề hoặc không làm phần II
................Hết............

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_khao_sat_chat_luong.doc