Kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2014 – 2015 môn: sinh học

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2816Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2014 – 2015 môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2014 – 2015 môn: sinh học
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
Đề chính thức
KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2014 – 2015 
Môn: SINH HỌC
Ngày thi: 20 tháng 12 năm 2014
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
	( Đề thi có 3 trang)	
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (20 câu; 10,0 điểm)
Hãy đọc thật kĩ đề rồi chọn phương án thích hợp với mỗi câu hỏi, ghi vào giấy làm bài. Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 điểm.
Câu 1: Người có nhóm máu O có thể cho máu tất cả các nhóm máu khác là do:
A) Hồng cầu không có kháng nguyên A và B, huyết tương có cả kháng thể α và β. 
B) Hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, huyết tương không có kháng thể α và β.
C) Hồng cầu không có kháng nguyên A và B, huyết tương không có kháng thể α và β.
D) Hồng cầu có kháng nguyên A và B, huyết tương có kháng thể α và β.
Câu 2: Yếu tố giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch là:
A) Sự co dãn của tim và các van tĩnh mạch.
B) Sự co dãn của động mạch và sự co bóp cơ ở thành tĩnh mạch.
C) Sự thay đổi thể tích và áp suất khí trong lồng ngực khi hô hấp.
D) Cả a, b, c đúng. 
Câu 3: Lượng không khí luôn có trong phổi (khoảng 1500 ml) gọi là:
A) Khí lưu thông. B) Khí cặn. C) Khí dự trữ. D) Dung tích sống.
Câu 4: Khi lai các cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về từng cặp tính trạng, ở F2 có sự phân li là do:
A) Giao tử F1 giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P. 
B) Cơ thể lai F1 đã bị hòa lẫn các nhân tố di truyền.
C) Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử thuần khiết.
D) Cơ thể F1 có tính di truyền không ổn định.
Câu 5: Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập của MenĐen là:
A) Sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen kia dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của từng tính trạng.
B) Sự phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 : 1.
C) Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và thụ tinh. 
D) Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng.
Câu 6: Nhiễm sắc thể giới tính có ở những loại tế bào nào?
A) Tế bào sinh dưỡng. C) Tế bào phôi.
B) Tế bào sinh dục. D) Cả câu a, b, c đúng. 
Câu 7: Sự phân li của các NST kép trong cặp NST tương đồng xảy ra trong kì nào của giảm phân?
A) Kì sau của lần phân bào I. C) Kì giữa của lần phân bào II.
B) Kì cuối của lần phân bào I. D) Kì sau của lần phân bào II. 
Câu 8: Phân tử ADN có số nuclêôtit loại A là 20%. Vậy trường hợp nào sau đây là đúng?
A) % A + % G = 50% C) % X = % G = 80%
B) % A + % T = 50% D) % X = % G = 30% 
Câu 9: Chức năng của tARN là gì?
A) truyền thông tin di truyền. C) vận chuyển axit amin. 
B) cấu tạo ribôxôm. D) lưu giữ thông tin di truyền. 
Câu 10: Đột biến là gì?
A) Đột biến là sự biến đổi về số lượng, cấu trúc của ADN, NST. 
B) Đột biến là sự thay đổi đột ngột về một tính trạng nào đó.
C) Đột biến là sự thay đổi về kiểu gen của một cơ thể.
D) Đột biến là sự xuất hiện nhiều kiểu hình có hại. 
Câu 11: Bộ NST của người bị bệnh bạch tạng là?
A) 2n = 44 B) 2n = 45 C) 2n = 46 D) 2n = 47
Câu 12: Yếu tố nào sau đây biểu hiện ở hai trẻ đồng sinh cùng trứng?
A) Giới tính 1 nam, 1 nữ khác nhau. B) Ngoại hình không giống nhau.
C) Có cùng một giới tính D) Cả 3 yếu tố trên.
Câu 13: Cho hai cá thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn trong các trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và trội- lặn hoàn toàn. Kết quả thu được gồm:
A) 7 kiểu gen, 4 kiểu hình. B) 9 kiểu gen, 3 kiểu hình.
C) 9 kiểu gen, 2 kiểu hình. D) 9 kiểu gen, 4 kiểu hình.
Câu 14: Cặp phép lai nào dưới đây được xem là phép lai thuận, nghịch?
A) AA (bố) AA (mẹ) và aa (bố) aa (mẹ).
B) Aa (bố) aa (mẹ) và aa (bố) Aa (mẹ).
C) Aa (bố) Aa (mẹ) và AA (bố) aa (mẹ).
D) Aa (bố) aa (mẹ) và aa (bố) aa (mẹ).
Câu 15: Phép lai nào dưới đây sẽ là xuất hiện tỉ lệ phân tính 1 : 1 : 1 : 1? Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng trội, lặn hoàn toàn.
A) ; B) ; C) ; D) .
Câu 16: Ở lúa, thân cao là trội (A) so với thân thấp (a), hạt dài là trội (B) so với hạt tròn (b). Các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho F1 có tỉ lệ phân tính 3 thân cao, hạt dài : 1 thân thấp, hạt dài?
A) ; B) ; C) ; D) . 
Câu 17: Số lượng NST trong một tế bào ở giai đoạn kì trước giảm phân 2 là?
A) 1n NST đơn. B) 2n NST đơn. C) 2n NST kép. D) 1n NST kép
Câu 18: Một hợp tử của loài ngô có 2n = 20 đã nguyên phân số đợt liên tiếp. Các tế bào con sinh ra lại tiếp tục nguyên phân một lần tiếp theo. Vào kì giữa, người ta đếm trong các tế bào con có 640 crômatit. Hỏi lần nguyên phân kế tiếp của nhóm tế bào con là lần thứ mấy?
 A) 3. B) 4. C) 5. D) 6.
Câu 19: Số cặp Nuclêô tit có trong mỗi gen là?
A) Từ 300 đến 600 B) Từ 600 đến 1000 
C) Từ 1000 đến 1500 D) Từ 600 đến 1500 
Câu 20: Một đoạn phân tử ADN gồm 5 gen dài bằng nhau, mỗi gen có 20% nuclêôtit loại A và 30% nuclêôtit loại G thì tỉ lệ A/G của đoạn ADN này là:
A) 2/3 B) 1/5 C) 2/4 D) 3/2
Phần II: Tự luận (10 điểm : 90 phút)
Câu 1: (2,0 điểm)
Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những quy luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? 
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới tính?
b) Một tế bào sinh dục (tinh bào bậc 1) của một loài giao phối có kiểu gen AaBb, qua giảm phân có thể cho ra những loại giao tử nào? Tỉ lệ của mỗi loại giao tử là bao nhiêu?
C©u 3: (2,0 ®iÓm).
a) Tính đặc trưng và ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật được thể hiện như thể hiện như thế nào và được đảm bảo nhờ những cơ chế nào?
b) Tại sao sự ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối?
Câu 4: ( 2,0 điểm) 
Ở người có nhóm máu A, kiểu gen có thể là IAIA hoặc IAIO; người có nhóm máu B, kiểu gen có thể là IBIB hoặc IBIO, người có nhóm máu AB có kiểu gen là IAIB; người có nhóm máu O có kiểu gen là IOIO. Có hai anh em sinh đôi cùng trứng, vợ người anh máu A, sinh hai con có máu A và B. Vợ người em có máu B, sinh hai con có máu A và AB.
	Hãy xác định:
Kiểu gen của cả hai anh em sinh đôi nói trên.
b) Kiểu gen của vợ người anh, vợ người em và các con của họ. 
Câu 5: (2 điểm) 
 Ở một loài sinh vật, có 6 hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứa 9600 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 9300NST đơn cho quá trình nguyên phân trên.
a) Xác định số lượng NST của 6 hợp tử khi chúng đang ở kỳ sau.
b) Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.
c) Xác định tổng số tế bào xuất hiện trong cả quá trình nguyên phân của cả 6 hợp tử.
-----------Hết-----------
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2014– 2015
Môn: Sinh học
(Hướng dẫn chấm có 02 trang)
I. Phần trắc nghiệm: (10 điểm) Mỗi câu 0,5 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ/A
A
D
B
A
C
D
A
A,D
C
A
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/A
C
C
D
B
C
A
D
C
D
A
Phần II: Tự luận (10 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
* Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì: 
Có hoa lưỡng tính, có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt. Đặc điểm này của đậu Hà lan tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F1, F2... từ một cặp bố mẹ ban đầu
0,75đ
- Đặc điểm gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu
0,25đ
* Những quy luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loài đậu Hà Lan mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác. 
0,25
- Vì: Men Đen đã sử dụng phương pháp phân tích các thế hệ lai trên nhiều loại đối tượng khác nhau nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là đậu Hà Lan.
0,25
Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định ở nhiều loài khác nhau
0,25đ
Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành quy luật
0,25đ
Câu 2: (2,0 điểm) 
a) Những điểm khác nhau cơ bản giữa nhiễm sắc thể thường và NST giới tính:
	NST th­êng
- Th­êng tån t¹i nhiÒu cÆp trong TB 2n
- Lu«n tån t¹i thµnh tõng cÆp t­¬ng ®ång.
- ChØ mang gen quy ®Þnh tÝnh tr¹ng th­êng.
NST giíi tÝnh
- Th­êng tån t¹i 1 cÆp trong tÕ bµo 2n.
- Tån t¹i thµnh cÆp t­¬ng ®ång (XX) hoÆc kh«ng t­¬ng ®ång (XY)
- Quy định giới tính; một số mang gen quy định tính trạng thường liên quan hoặc không liên quan đến giới tính. 
0,25đ
0,25đ
0,5đ
b) Mét tinh bµo bậc 1, cã kiÓu gen AaBb qua gi¶m ph©n t¹o ra 2 lo¹i giao tö
 TØ lÖ b»ng nhau: AB = ab =50% hoÆc Ab = aB = 50%.
0,5đ
0,5đ
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Tính đặc trưng và ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật được thể hiện như thể hiện như thế nào và được đảm bảo nhờ những cơ chế nào?
* Tính chất đặc trưng của ADN ở mỗi loài sinh vật được thể hiện:
- Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
- Hàm lượng ADN ttrong nhân tế bào.
- Tỉ lệ giữa các bazơ nitơ .
* Cơ chế đảm bảo cho ADN đặc trưng và ổn định:
- Cơ chế nguyên phân đảm bảo cho ADN ổn định qua các thế hệ tế bào.
- Cơ chế giảm phân và thụ tinh đảm bảo cho ADN ổn định qua các thế hệ cơ thể của loài.
0,75đ
0,5đ
b) Sự ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối vì:
- Trong kì đầu của giảm phân I có thể xảy ra sự trao đổi chéo NST. Sự trao đổi chéo NST → sự đổi chỗ các đoạn NST → ADN trên mỗi NST cũng bị biến đổi.
- Các tác nhân của môi trường như phóng xạ, hóa chất,... gây đột biến NST, đột biến gen thay đổi cấu trúc của ADN. 
0,5đ 0,25đ
Câu 4: 2,0 điểm
a) Xác định kiểu gen của cả hai anh em sinh đôi nói trên.
- Hai anh em sinh đôi cùng trứng nên phải có kiểu gen giống nhau.
- Vợ người anh có nhóm máu A, sinh con máu B nên IB phải do người anh truyền.
- Vợ người anh có nhóm máu B, sinh con máu A nên IA phải do người em truyền.
=> Vậy, kiểu gen của cả hai anh em đều là IAIB (nhóm máu AB).
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
b) Xác định kiểu gen của vợ người anh, vợ người em và các con của họ. 
- Để sinh được người con máu B, vợ người anh phải có kiểu gen dị hợp IAIO.
- Để sinh được người con máu A, vợ người anh phải có kiểu gen dị hợp IBIO.
- Kiểu gen của con người anh: Kiểu gen của con nhóm máu A là IAIA hoặc IAIO; kiểu gen của người con nhóm máu B là IBIO.
- Kiểu gen của con người em: Kiểu gen của con nhóm máu A là IAIO; kiểu gen của người con nhóm máu AB là IAIB.
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 
0,25 đ
Câu 5 (2,0 điểm)
a) Xác định số lượng NST:
 - Gọi số đợt nguyên phân của tế bào là k (k nguyên, dương), 2n là số NST trong tế bào lưỡng bội của loài.
Theo bài ra ta có: 6.2n.2k = 9600.
 6.2n.(2k - 1) = 9300. Giải ra ta có : 2n = 50.
- Số lượng NST của 6 hợp tử trong kì sau: 6 50 2 = 600 (NST)
0.5đ
0.5đ
b) Số đợt NP: 6 x 50 2k = 9600 2k = 32 k = 5. 
Vậy số đợt NP là 5 đợt.
0.5đ
c) Tổng số TB = (2 + 4 + 8 + 16 + 32) 6 = 372 (TB).
0.5đ
(Chú ý: Câu 4, 5 phần tự luận, học sinh có cách biện luân khác hướng dẫn nhưng kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa).

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Sinh_9_vong_2.doc