Kỳ thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2015 - 2016 môn thi: sinh học 9 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1266Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2015 - 2016 môn thi: sinh học 9 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2015 - 2016 môn thi: sinh học 9 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRIỆU SƠN	
Đề chính thức
 Số báo danh
.......................
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: Sinh học 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 17/11/2015
(Đề thi có 02 trang, gồm 08 câu)
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Ở một loài thực vật xét 3 cặp gen (Aa, Bb, Dd), mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cho phép lai P: AaBbdd x AaBbDd. Không cần lập bảng hãy xác định:
 	- Số loại kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình ở F1.
- Tỉ lệ kiểu gen: AaBbDd, Aabbdd ở F1. 
b. Cá thể F1 có kiểu gen: AabbDd qua giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa bao nhiêu giao tử? Viết kí hiệu các loại giao tử đó?
c. Nếu từ 2 tế bào sinh trứng có kiểu gen AabbDd giảm phân bình thường thì tạo ra tối đa mấy loại trứng? Nếu từ 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường thì tạo ra tối đa mấy loại tinh trùng?
Câu 2: (1,5 điểm)
Xét 2 cặp gen alen: A, a và B, b. Hãy xác định số kiểu gen tối đa có thể có trong
quần thể và viết kí hiệu các kiểu gen đó trong trường hợp 2 cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.
Câu 3: (2,5 điểm)
Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài (2n = 8) đều nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào con được tạo ra đều tham gia giảm phân tạo giao tử, tổng số giao tử tạo thành là 320. Tất cả các giao tử tạo thành đều tham gia thụ tinh, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125%.
a. Xác định số NST trong tất cả các tinh trùng; số NST trong tất cả các trứng; số NST trong tất cả các thể cực.
b. Xác định số hợp tử tạo thành và hiệu suất thụ tinh của trứng.
Câu 4: (2,5 điểm)
 Hình vẽ 1 mô tả một giai đoạn phân bào của một tế bào của một loài động vật lưỡng bội. Biết rằng, 4 nhiễm sắc thể đơn trong mỗi nhóm đang phân li về hai cực của tế bào có hình dạng, kích thước khác nhau. 
 a. Tế bào trên đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài? 
 b. Ở cà chua bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 
 Hình 1
2n = 24. Hãy xác định số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của các thể đột biến: thể tam bội và thể tam nhiễm.
Câu 5: (2,5 điểm)
a. Trình bày cấu trúc không gian của ADN.
b. ADN nhân đôi theo những nguyên tắc nào? Nêu nội dung của các nguyên tắc đó?
Câu 6: (2,0 điểm)
Xét một cặp gen Bb của cá thể P. Mỗi gen đều dài 4080A0.
Gen B có hiệu số % giữa nuclêôtit loại A so với 1 loại nuclêôtit khác là 10% tổng số nuclêôtit của gen. Gen b có số nuclêôtit mỗi loại bằng nhau.
a. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen B, b.
b. Cho P giao phối với nhau tìm số nuclêôtit mỗi loại trong mỗi tổ hợp F1? Biết quá trình giảm phân bình thường.
Câu 7: (3,0 điểm)
 a. Đột biến gen là gì? Vì sao đa số đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
b. Ở một loài thực vật có hoa, bộ NST gồm 5 cặp (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện 3 thể đột biến kí hiệu a, b, c. Phân tích bộ NST của 3 thể đột biến thu được kết quả sau:
Thể đột biến
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
I
II
III
IV
V
a
1
2
2
2
2
b
3
2
2
2
2
c
2
1
1
2
2
- Xác định tên gọi của các thể đột biến trên. 
- Nêu cơ chế hình thành thể đột biến a?
Câu 8: (3,0 điểm)
Ở một loài thực vật cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thân cao, hoa vàng và thân thấp, hoa đỏ thu được F1 100% thân cao, hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình có tỉ lệ 56,25% thân cao, hoa đỏ : 18,75% thân cao, hoa vàng : 18,75% thân thấp, hoa đỏ : 6,25% thân thấp, hoa vàng. 
a. Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Trong số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 thì tỉ lệ cây không thuần chủng là bao nhiêu?
------------------- Hết -----------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRIỆU SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đề chính thức
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: Sinh học 9
Ngày thi: 17/11/2015
(Hướng dẫn chấm có 03 trang, gồm 08 câu)
Câu
Nội dung
Điểm
1
3,0
a. P: AaBbdd x AaBbDd
 F1: TLKG (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)(1Dd:1dd)
 TLKH (3A-: 1aa)(3B-: 1bb)(1D-: 1dd)
- Số loại kiểu hình: 2 x 2 x 2 = 8
- Tỉ lệ kiểu hình: (3:1)x(3:1)x(1:1) = 9:9:3:3:1:1
- Tỉ lệ kiểu gen F1:
 AaBbDd: 2/4 x 2/4 x 1/2 =1/8
 Aabbdd: 2/4 x 1/4 x 1/2 = 1/16 
0,5
0,5
0,25
0,25
b. Cá thể có kiểu gen AabbDd qua giảm phân bình thường có thể cho tối đa 4 loại giao tử.
 Kí hiệu: AbD, Abd, abD, abd.
0,25
0,25
c.
- Từ 1 tế bào sinh trứng có kiểu gen AabbDd qua giảm phân bình thường chỉ tạo ra 1 loại trứng. Nên từ 2 tế bào số loại trứng tối đa là 2.
- Từ 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd qua giảm phân bình thường chỉ tạo ra 2 loại tinh trùng. Nên từ 3 tế bào số loại tinh trùng tối đa là 6.
0,5
0,5
2
1,5
Có thể viết được 10 kiểu gen.
Gồm: AB/AB, AB/Ab, AB/aB, AB/ab, Ab/aB, Ab/Ab, Ab/ab, aB/aB, aB/ab, ab/ab.
0,5
1,0
3
2,5
a. Số tinh trùng, số tế bào trứng và số thể cực:
- Vì số lần nguyên phân của 2 tế bào sinh dục đực và cái đều bằng nhau nên số tế bào con được sinh ra từ quá trình nguyên phân của mỗi tế bào là bằng nhau.
- Mặt khác: 1 tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng, 1 tế bào sinh trứng giảm phân cho 1 tế bào trứng và 3 thể cực nên ta có tỉ lệ giữa số tinh trùng và số tế bào trứng là 4:1
- Vậy:
+ Số lượng NST trong tất cả các tinh trùng là:	
 (4/5) . 320 . 4 = 1024 NST
+ Số lượng NST trong tất cả các tế bào trứng là: 
 (1/5) . 320 . 4 = 256 NST
+ Số lượng NST trong tất cả các thể cực là: 
 64 . 3. 4 = 768 NST
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Trong thụ tinh 1 trứng x 1 tinh trùng -> 1 hợp tử
Do hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125% nên số trứng được thụ tinh bằng số hợp tử bằng số tinh trùng được thụ tinh:
 (256 . 3,125) / 100 = 8 (hợp tử).
Hiệu suất thụ tinh của trứng là: (8/64).100% = 12,5%.
0,25
0,25
0,5
4
2,5
a. Nhận xét: 
- Vì 4 NST đơn của mỗi nhóm đang phân li về 2 cực tế bào đều có hình dạng và kích thước khác nhau, nên 4 NST đơn này thuộc 4 cặp NST tương đồng khác nhau. Mặt khác, các NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào, chứng tỏ tế bào này đang ở kì sau của giảm phân II.
Bộ NST 2n của loài: 
Bộ NST lưỡng bội 2n = 8 vì tế bào có 4 cặp NST tương đồng (n = 4).
0,75
0,75
b. Thể tam bội là 3n = 3.12= 36 NST.
 Thể tam nhiễm là 2n + 1 = 24 + 1= 25 NST.
0,5
0,5
5
2,5
 a. Cấu trúc không gian của phân tử ADN:
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.
- Phân tử ADN gồm nhiều chu kì xoắn. Mỗi chu kì (vòng) xoắn dài 34 Ao gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20 A0.
- Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với T, còn G liên kết với X.
0,5
0,5
0,5
b. ADN nhân đôi theo các nguyên tắc:	 
+ Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mạch đơn của ADN theo nguyên tắc: A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại.
+ Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong ADN con có một mạch của ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp.
+ Nguyên tắc khuôn mẫu: ADN con được tổng hợp dựa theo khuôn mẫu là cả 2 mạch của ADN mẹ.
0,5
0,25
0,25
6
2,0
a. 
Gen B: A = T = 720; G = X = 480 (nu).
Gen b: A = T = X = G = 600 (nu).
0,5
0,5
b. P: Bb x Bb
 F1: 1BB: 2Bb: 1bb
Số nuclêôtit từng loại trong mỗi tổ hợp F1:
- Tổ hợp BB có: A = T = 1440; G = X = 960 (nu).
- Tổ hợp Bb có: A = T = 1320; G = X = 1080 (nu).
- Tổ hợp bb có: A = T = G = X = 1200 (nu).
0,25
0,25
0,25
0,25
7
3,0
a.
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
- Đa số đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà giữa các gen trong kiểu gen và giữa cơ thể với môi trường. 
0,5
0,5
b.
* Tên gọi các thể đột biến:
- Thể a: hể một nhiễm 2n – 1.
- Thể b: Thể tam nhiễm 2n + 1.
- Thể c: Thể một nhiễm kép 2n – 1 – 1.
* Cơ chế hình thành thể đột biến a:
Trong quá trình giảm phân có 1 cặp NST tương đồng nào đó nhân đôi nhưng không phân li, các cặp khác nhân đôi và phân li bình thường đã tạo ra 1 giao tử thừa 1 NST (n + 1), còn 1 giao tử thiếu 1 NST (n – 1).
Sự thụ tinh của các giao tử (n – 1) với các giao tử bình thường (n) sẽ tạo ra thể dị bội (2n – 1). 
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
8
3,0
a. Giải thích kết quả thí ghiệm và viết sơ đồ lai:
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2:
+ Tính trạng chiều cao: thân cao/thân thấp = 3/1
+ Tính trạng màu sắc: đỏ/vàng = 3/1
=> Cao, đỏ trội hoàn toàn so với thấp, vàng.
- Quy ước gen: A- Cao; a- thấp
 B- Đỏ; b- vàng
Xét tỉ lệ chung bằng tích các tỉ lệ riêng nên tuân theo quy luật phân li độc lập.
- Kiểu gen của cây F1:AaBb, Kiểu gen của P: AAbb và aaBB
(Học sinh viết sơ đồ lai từ P đến F2).
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
b. Cây cao, hoa đỏ không thuần chủng ở F2 có kiểu gen là AaBB AABb + AaBb. 
=> Tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ không thuần chủng ở F2 trong số những cây thân cao, hoa đỏ ở F2 là: 8/9 = 88,89%. 
0,5
0,5
Lưu ý: Thí sinh có thể làm bài bằng cách khác, nếu đúng vẫn được điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docdeda_hsg_trieuon_1516.doc