Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn thi: sinh học lớp 9 THCS

doc 6 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1029Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn thi: sinh học lớp 9 THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn thi: sinh học lớp 9 THCS
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
Số báo danh:
.
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN THI: SINH HỌC
LỚP 9 THCS
Ngày thi: 21/3/2014
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 02 trang, 8 câu) 
Câu 1 (2,0 điểm).
	a. Thể dị bội là gì ? Trình bày cơ chế phát sinh, hậu quả của thể một nhiễm dạng XO ở người.
	b. Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dạng thể ba nhiễm khác nhau ?
Câu 2 (2,0 điểm).
	Một số bà con nông dân cho rằng: Tự thụ phấn, giao phối gần chỉ gây hậu quả xấu chứ không có vai trò gì trong sản xuất và chọn giống. 
	Dựa trên những hiểu biết về kiến thức di truyền học, hãy cho biết nhận định đó đúng hay sai ? Giải thích. 
Câu 3 (2,0 điểm).
	a. Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào ? 
	b. Trình bày nguyên nhân của mối quan hệ cạnh tranh cùng loài ? Khi quần tụ cá thể tăng quá mức cực thuận thì có thể xảy ra diễn biến gì đối với quần thể ? 
Câu 4 (2,0 điểm).
 	Trong một phòng ấp trứng, ở điều kiện nhiệt độ cực thuận người ta thay đổi độ ẩm tương đối của không khí. Kết quả thu được như sau:
Độ ẩm tương đối (%)
74
75
85
90
95
96
Tỉ lệ trứng nở (%)
0
5
90
90
5
0
 a. Từ bảng số liệu trên, nêu nhận xét về sự phụ thuộc giữa tỉ lệ nở của trứng với độ ẩm tương đối. Xác định giá trị giới hạn dưới, giới hạn trên và khoảng cực thuận của độ ẩm không khí đối với sự nở của trứng.
	b. Điều gì xảy ra nếu nhiệt độ phòng ấp trứng không duy trì ở nhiệt độ cực thuận ? Giải thích. 
Câu 5 (3,0 điểm).
	a. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã ? Trong quá trình phiên mã và dịch mã của một gen, nguyên tắc bổ sung bị vi phạm thì gen đó có đột biến không ? Giải thích.
	b. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ có kiểu gen AA với cây hoa trắng có kiểu gen aa được F1 có 1501 cây hoa đỏ và 1 cây hoa trắng. Quan sát tế bào xôma của cây hoa trắng này dưới kính hiển vi quang học, người ta thấy số lượng nhiễm sắc thể không thay đổi so với cây bố mẹ. Hãy giải thích cơ chế xuất hiện cây hoa trắng ở F1 trong phép lai trên.
Câu 6 (3,0 điểm).
	a. Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd thì tỉ lệ các kiểu gen AabbDd; AaBbDd; aabbdd ở F1 là bao nhiêu ?
	b. Người ta đã sử dụng tác nhân gây đột biến, tác động vào giai đoạn giảm phân của các tế bào sinh hạt phấn ở cây cà chua lưỡng bội. Kết quả có một cặp nhiễm sắc thể (mang cặp gen Aa) phân li không bình thường. Cây cà chua có kiểu gen Aa trong thí nghiệm trên có thể phát sinh cho những loại giao tử nào ? Biết hiệu quả của việc xử lí gây đột biến không đạt 100%. 
Câu 7 (3,0 điểm).
	Một hợp tử của một loài động vật có kiểu gen . Cặp gen Aa có 1650G, 1350A và số lượng A của gen trội bằng 50% số lượng T của gen lặn. Cặp gen Bb có 675A, 825G và gen lặn có số lượng từng loại nuclêôtit bằng nhau. Mỗi alen trong cặp gen dị hợp đều dài bằng nhau.
	a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
	b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của toàn bộ các gen có trong hợp tử.
Câu 8 (3,0 điểm):
 Ở ruồi giấm, alen A quy định tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân đen. Cặp alen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể số II. Cho các con ruồi giấm cái thân xám giao phối ngẫu nhiên với các con ruồi giấm đực thân đen, đời F1 có 75% ruồi thân xám : 25% ruồi thân đen. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên với với nhau thu được F2.
	a. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
	b. Số con ruồi giấm thân đen mong đợi ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
.............................HẾT.............................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN THI: SINH HỌC
LỚP 9 THCS
Ngày thi: 21/3/2014
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,0đ)
a. - Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
- Cơ chế phát sinh thể OX ở người: 
+ Trong quá trình phát sinh giao tử, cặp NST giới tính của bố (hoặc mẹ) không phân li, tạo ra 1 loại giao tử mang cả 2 NST giới tính và 1 loại giao tử không chứa NST giới tính X nào (O).
+ Khi thụ tinh, giao tử không mang NST nào của bố (hoặc mẹ) kết hợp với giao tử bình thường mang NSTgiới tính X của mẹ (hoặc bố) tạo ra hợp tử chứa 1 NST giới tính (OX).
- Hậu quả: Gây hội chứng tơcnơ ở nữ: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, chỉ khoảng 2% sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, mất trí, không có con.
b. Xác định số loại thể ba nhiễm
- Ta có 2n = 24 → n = 12 cặp NST.
- Thể ba nhiễm do một cặp NST nào đó có 3 NST (2n + 1 = 25). 
- Thể ba nhiễm có thể xảy ra ở bất kì cặp NST nào trong 12 cặp ® có 12 dạng thể ba nhiễm khác nhau.
 0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
2,0
- Nhận định đó là sai.
- Giải thích: 
+ Tự thụ phấn, giao phối gần có thể gây ra hậu quả xấu ® thoái hóa giống, vì tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn ® tính trạng xấu được biểu hiện (thoái hóa).
+ Ở một số loài thực vật tự thụ phấn, động vật giao phối gần do gen lặn không có hại nên không gây hậu quả xấu (đậu Hà Lan, chim bồ câu.....).
+ Trong chọn giống, tự thụ phấn và giao phối gần có vai trò: củng cố, duy trì một tính trạng mong muốn; tạo dòng thuần ® thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại khỏi quần thể.....
0,5
0,5
0.5
0.5
3
2,0
a. Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng : 
- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm, theo điều kiện sống và phụ thuộc vào chu kỳ sống của sinh vật.
- Trong trường hợp mật độ xuống thấp hoặc tăng cao, cơ chế điều hòa mật độ của quần thể đã điều chỉnh số lượng cá thể quanh mức cân bằng:
+ Khi mật độ cá thể quá cao ® điều kiện sống suy giảm® xảy ra hiện tượng di cư, giảm khả năng sinh sản, tỉ lệ tử vong tăng... ® giảm số lượng cá thể.
+ Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định ® khả năng sinh sản, khả năng sống sót tăng, tỉ lệ tử vong giảm ® tăng số lượng cá thể.
b. - Nguyên nhân của mối quan hệ cạnh tranh cùng loài
 Số lượng cá thể trong quần thể tăng quá cao, môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội ... ® cạnh tranh.
- Khi quần tụ cá thể tăng quá mức cực thuận xảy ra cạnh tranh gay gắt ® một số cá thể tách ra khỏi nhóm ® giảm sự cạnh tranh ...
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
4
2,0
 a. Nhận xét: Các số liệu thu được mô tả giới hạn sinh thái của sự nở trứng đối với độ ẩm:
+ Khi độ ẩm phòng ấp bằng 74% hoặc bằng 96% thì tỉ lệ nở của trứng bằng 0.
+ Trong khoảng giới hạn độ ẩm thì tỉ lệ nở của trứng tăng; Trong khoảng giới hạn độ ẩm thì tỉ lệ nở của trứng giảm.
+ Trong giới hạn độ ẩm từ 85% – đến 90% thì tỉ lệ nở của trứng cao nhất và không đổi;
- Giới hạn dưới, giới hạn trên, khoảng cực thuận
+ Giới hạn dưới: độ ẩm tương đối 75%; 
+ Giới hạn trên: độ ẩm tương đối 95%; 
+ Khoảng cực thuận là 85% - 90%.
b. Khi nhiệt độ phòng ấp trứng không duy trì ở nhiệt độ cực thuận
- Nếu giữ nguyên độ ẩm cực thuận, thay đổi nhiệt độ ® tỉ lệ nở của trứng thay đổi và phụ thuộc vào nhiệt độ (nhiệt độ trở thành nhân tố sinh thái giới hạn đối với sự nở của trứng).
- Nếu độ ẩm không ở khoảng cực thuận, nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn nhiệt độ cực thuận ® khoảng cực thuận về độ ẩm sẽ bị thu hẹp, tỉ lệ nở của trứng sẽ giảm ...	
0,75
0,75
0,25
0,25
5
3,0
a. * Nguyên tắc bổ sung: 
- Trong tự nhân đôi của ADN: Các nucleotit tự do liên kết với các nucleotit trên hai mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung: A – T; G – X và ngược lại.
- Trong phiên mã: Các nucleotit tự do liên kết với các nucleotit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung: A - Tg; U - Ag; G - Xg; X - Gg.
- Trong dịch mã: Các nucleotit trong các bộ ba đối mã của tARN liên kết với các nucleotit của bộ ba tương ứng trên mARN theo nguyên tắc bổ sung: A – U, G – X và ngược lại.
* Trong quá trình phiên mã và dịch mã, NTBS bị vi phạm: 
- Gen không đột biến.
- Vì nguyên tắc bổ sung bị vi phạm trong phiên mã và dịch mã không ảnh hưởng đến cấu trúc của gen, chỉ làm thay đổi cấu trúc của ARN và có thể làm thay đổi cấu trúc của protein...
b. Giải thích cơ chế xuất hiện cây hoa trắng
- Trong trường hợp bình thường:
 P: Hoa đỏ (AA) x Hoa trắng (aa) ® 100% Hoa đỏ
 Theo đề, con xuất hiện 01 cây hoa trắng ® xảy ra đột biến.
- Trường hợp 1: Đột biến gen: 
 Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cây AA đã xảy ra đột biến gen lặn (A a) tạo giao tử mang alen a. Trong thụ tinh, một giao tử đột biến mang alen a kết hợp với giao tử mang gen a của cây aa ® hợp tử aa, phát triển thành cây hoa trắng.
 Sơ đồ: P: AA (hoa đỏ) aa (hoa trắng)
 G: A; A đột biến a a
 F1 aa (hoa trắng)
 (HS chỉ viết sơ đồ, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
- Trường hợp 2: Đột biến mất đoạn NST
 Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cây AA xảy ra đột biến cấu trúc NST mất đoạn mang alen A ® tạo giao tử đột mất đoạn alen A. Trong thụ tinh, một giao tử đột biến mất đoạn alen A kết hợp với giao tử bình thường mang gen a của cây aa ® hợp tử đột biến mang một alen a và phát triển thành thể đột biến (a)
 Sơ đồ: P : A A (hoa đỏ) a a (hoa trắng)
 G: A ; a
 F1 : a (hoa trắng)
 (HS chỉ viết sơ đồ, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
6
3,0
a. Tỉ lệ xuất hiện ở F1 kiểu gen: AabbDd; AaBbDd; aabbdd.
- Tỉ lệ xuất hiện ở F1 kiểu gen: AabbDd = =
 - Tỉ lệ xuất hiện ở F1 kiểu gen: AaBbDd = = .
- Tỉ lệ xuất hiện ở F1 kiểu gen: aabbdd = .
b. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cây cà chua có kiểu gen Aa: 
Do hiệu quả xử lí đột biến không đạt 100% nên ta có:
- Ở các tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa phân li bình thường ® các loại giao tử: A và a 
- Ở các tế bào có cặp NST (mang cặp gen Aa) không phân ly trong giảm phân 1→ tạo ra các loại giao tử dị bội: Aa (n+1), 0 (n-1).
- Ở các tế bào có cặp NST (Aa) không phân ly trong giảm phân 2 → tạo ra các loại giao tử AA (n+1), aa (n+1), A (n), a (n), 0(n-1).
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
7
3,0
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen:
* Gen A và a:
 - Hai gen A và a có chiều dài bằng nhau ® Tổng số nu của mỗi gen là:
 1650 + 1350 = 3000 nu. 
- Ta có số A của gen A bằng 50% số T của gen a nên : 
 Û 
Þ Gen A có A = T = = 450 nu; G = X = - 450 = 1050 nu; 
 Gen a có G = X = 1650 – 1050 = 600 nu; A = T = – 600 = 900.
* Gen B và b:
 - Hai gen B và b có chiều dài bằng nhau ® Tổng số nu của mỗi gen là:
 675 + 825 = 1500 nu.
 - Do gen b có số lượng mỗi loại nu bằng nhau
 Gen b có : A = T = G = X = 1500/4 = 375 nu;
 - Gen B có : A = T = 675 – 375 = 300 nu; G = X = 825 -375 = 450 nu.
b. Số lượng từng loại nuclêôtit của toàn bộ các gen có trong hợp tử F1:
 Hợp tử có KG có số lượng nu mỗi loại là :
 A = T = 450 + 900 + 300 + 375 = 2025;
 G = X = 1050 + 600 + 375 + 450 = 2475
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
8
3,0
8
(3,0đ)
a. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
- F1 75% ruồi thân xám : 25% thân đen = 3 : 1, chứng tỏ thế hệ P, ruồi cái có 2 kiểu gen AA và Aa; ruồi đực có kiểu gen là aa. Suy ra F1 là kết quả của 2 phép lai sau: (1) ♀ AA x ♂ aa; (2) ♀ Aa x ♂ aa 
* Sơ đồ lai:
P (0,5 điểm)
F1 (0,5 điểm)
 - ♀AA x ♂ aa
 - ♀Aa x ♂aa 
Tỉ lệ kiểu gen
Tỉ lệ kiểu hình
100% Aa 
50% Aa : 50%aa 
100% A- 
50%A- : 50%aa
3Aa : 1aa
3xám : 1đen
b. Tỉ lệ ruồi thân đen ở F2:
* Tỉ lệ các loại kiểu gen ở F1 3/4 Aa : 1/4aa. Vì F1 ngẫu phối nên có 3 phép lai theo thỉ lệ sau:
Số phép lai của F1
 Tỉ lệ kiểu gen ở F2 
Tỉ lệ ruồi thân đen F2
* Aa x Aa
* 2(Aa x aa) 
* aa x aa
9/64 AA : 18/64 Aa : 9/64 aa 
12/64 Aa : 12/64 aa
 4/64 aa
9/64 AA : 30/64 Aa : 25/64 aa
 25/64
0,5
1,0
1,5
* Lưu ý: Học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm như đáp án.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE VA DAP AN HSG SINH 9 2013 2014.doc