Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Thái Bình

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 633Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Thái Bình
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2016-2017
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,5 điểm)
	1. Nguyên tắc tổng hợp ADN và ARN khác nhau như thế nào?
	2. Một tế bào lưỡng bội giảm phân bình thường, NST ở kì đầu của giảm phân I và kì đầu của giảm phân II có những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản nào?
	3. Ở thực vật, phương pháp chủ yếu nào được sử dụng để tạo ưu thế lai? Nêu các bước cơ bản của phương pháp đó?
Câu 2. (3,0 điểm)
	1. Phân biệt thường biến và đột biến?
	2. Quan sát một tế bào lưỡng bội ở một loài động vật đang phân bào bình thường thấy có 40 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế bào.
	a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài động vật trên.
	b) Khi kết thúc phân bào, các tế bào con sinh ra còn có thể tiếp tục phân bào được nữa hay không? Vì sao?
Câu 3. (3,5 điểm)
	1. Giả sử 1 mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ = 0,8 thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu?
	2. Hãy nêu các khâu cần tiến hành để tạo ra chủng vi khuẩn E. coli (vi khuẩn đường ruột) sản xuất hoocmôn insulin ở người dùng làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường. Tại sao trong sản xuất hoocmôn insulin, tế bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E. coli?
	3. Cho bố, mẹ đều không thuần chủng. Hãy viết hai sơ đồ lai khác nhau phù hợp với hai quy luật di truyền sao cho F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau?
Câu 4. (2,0 điểm)
	Ở người, bệnh máu khó đông do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này. Gen quy định bệnh máu khó đông không có alen trên nhiễm sắc thể Y.
	1. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và ở mẹ không xảy ra đột biến. Hãy cho biết:
	a) Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Vì sao?
	b) Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao?
	2. Nếu hai người đồng sinh có cùng giới tính và cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng định được chắc chắn họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao?
Câu 5. (2,0 điểm)
	Trong một tế bào sinh dưỡng bình thường, thấy xuất hiện một cấu trúc tạm thời có 2 mạch như sau:
	Mạch 1 ... X - T - A - G - T - A - X ...
	Mạch 2 ... G - A - U - X - A - U - G ... 
	1. Thành phần đơn phân cấu trúc nên mạch 1 và mạch 2 có gì khác nhau?
	2. Từ sự khác nhau của 2 mạch, có thể kết luận cấu trúc tạm thời trên xuất hiện trong quá trình sinh học nào? Xảy ra ở đâu trong tế bào?
	3. Khi quá trình sinh học trên hoàn thành sẽ tạo ra những loại sản phẩm có tên gọi như thế nào?
	4. Khi mạch 2 bị thay đổi cấu trúc thì mạch 1 có bị thay đổi theo không? Vì sao?
Câu 6. (2,0 điểm)
	Ở một loài thực vật hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Khi lai các cây thuần chủng hoa đỏ với hoa trắng thu được F1. Trong số 10000 cây F1 thì thấy xuất hiện một cây hoa trắng. Hãy đưa ra các giả thuyết để giải thích sự xuất hiện của cây hoa trắng ở F1?
Câu 7. (2,5 điểm)
	1. Ở một loài động vật, có 2 tế bào sinh trứng có kiểu gen AabbDd tiến hành giảm phân bình thường tạo giao tử. Số loại trứng thực tế có thể có là bao nhiêu? Hãy viết kiểu gen tương ứng với số loại trứng thực tế nói trên?
	2. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Câu 8. (2,5 điểm)
	Ở một loài thực vật, cho 2 dòng thuần chủng cây thân cao, hoa vàng lai với cây thân thấp, hoa đỏ thu được F1. Cho cây F1 lai với cây khác (cây X) thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây thân cao, hoa vàng : 2 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa đỏ. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. 
	1. Hãy xác định kiểu gen có thể có của cây F1 và cây X.
	2. Cho cây X lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào?
--- HẾT ---
Họ và tên thí sinh: .............................................................. Số báo danh: ..............
Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o
Th¸i B×nh
Kú thi chän häc sinh giái líp 9 THCS n¨m häc 2016-2017
h¦íNG DÉN CHÊM Vµ BIÓU §IÓm M¤N SINH HäC
(Gồm 05 trang)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(2,5 điểm)
1. Nguyên tắc tổng hợp ADN và ARN khác nhau như thế nào?
2. Một tế bào lưỡng bội giảm phân bình thường, NST ở kì đầu của giảm phân I và kì đầu của giảm phân II có những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản nào?
3. Ở thực vật, phương pháp chủ yếu nào được sử dụng để tạo ưu thế lai? Nêu các bước cơ bản của phương pháp đó?
0,75
1,25
0,5
1
Nguyên tắc tổng hợp ADN
Nguyên tắc tổng hợp ARN
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Cả hai mạch của ADN đều sử dụng làm mạch khuôn để tổng hợp ADN.
- Nguyên tắc bổ sung: Ak – Tmt; Tk – Amt; Gk – Xmt; Xk – Gmt.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Có
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Chỉ có một mạch của gen sử dụng làm mạch khuôn để tổng hợp ARN.
- Nguyên tắc bổ sung: Ak – Umt; Tk – Amt; Gk – Xmt; Xk – Gmt.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Không.
0,25
0,25
0,25
2
- Điểm giống nhau:
+ Các NST đều ở trạng thái bắt đầu đóng xoắn và co ngắn.
+ Mỗi NST đều ở trạng thái NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử chị em đính với nhau ở tâm động, tâm động của NST đính vào thoi vô sắc.
- Điểm khác:
NST ở kì đầu giảm phân I
NST ở kì đầu giảm phân II
- Bộ NST là 2n kép.
- NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, có 2 nguồn gốc (một nguồn gốc từ bố và một nguồn gốc từ mẹ).
- Các NST kép tương đồng tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi đoạn tương đồng.
- Bộ NST là n kép
- NST không tồn tại thành từng cặp tương đồng, mỗi cặp chỉ gồm 1 NST, có 1 nguồn gốc (có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ).
- Không xảy ra sự tiếp hợp, trao đổi đoạn tương đồng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
- Phương pháp đó là lai khác dòng.
- Các bước cơ bản:
+ Tạo 2 dòng thuần chủng khác nhau bằng cách cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ (tạo 2 dòng tự thụ phấn)
+ Cho lai giữa 2 dòng thuần chủng khác nhau (Cho chúng giao phấn với nhau).
* Chú ý: Học sinh phải làm đủ 2 bước cơ bản mới có điểm.
0,25
0,25
Câu 2
(3,0 điểm)
1. Phân biệt thường biến và đột biến?
2. Quan sát một tế bào lưỡng bội ở một loài động vật đang phân bào bình thường thấy có 40 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế bào.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài động vật trên.
b) Khi kết thúc phân bào, các tế bào con sinh ra còn có thể tiếp tục phân bào được nữa hay không? Vì sao?
1,0
2,0
1
Thường biến
Đột biến
- Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi trong vật chất di truyền.
- Diễn ra đồng loạt, có định hướng.
- Không di truyền được.
- Có lợi, đảm bảo cho sự thích nghi của sinh vật
- Là những biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST).
- Biến đổi riêng lẻ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.
- Di truyền được.
- Đa số có hại, một số có lợi hoặc trung tính; là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a. NST ở trạng thái đơn, đang phân li về hai cực của tế bào => Tế bào đó đang ở kì sau của nguyên phân hoặc kì sau của giảm phân II.
+ Trường hợp 1: Tế bào đang ở kì sau của nguyên phân thì mỗi tế bào mang bộ NST là 4n đơn => 4n = 40 => 2n = 20.
+ Trường hợp 2: Tế bào đang ở kì sau của giảm phân II thì mỗi tế bào mang bộ NST là 2n đơn => 2n = 40.
0,5
0,5
0,5
b. + Trường hợp 1: Là trường hợp nguyên phân nên tế bào sinh ra là các tế bào lưỡng bội 2n => chúng vẫn có thể tiếp tục phân bào (nguyên phân hoặc giảm phân).
+ Trường hợp 2: Là trường hợp giảm phân II nên tế bào sinh ra là các tế bào giao tử đơn bội n => chúng không thể tiếp tục phân bào.
0,25
0,25
Câu 3
(3,5 điểm)
1. Giả sử 1 mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ = 0,8 thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu?
2. Hãy nêu các khâu cần tiến hành để tạo ra chủng vi khuẩn E. coli (vi khuẩn đường ruột) sản xuất hoocmôn insulin ở người dùng làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường. Tại sao trong sản xuất hoocmôn insulin, tế bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E. coli?
3. Cho bố, mẹ đều không thuần chủng. Hãy viết hai sơ đồ lai khác nhau phù hợp với hai quy luật di truyền sao cho F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau?
1,0
1,5
1,0
1
- Tỉ lệ trên mạch bổ sung: Giả sử mạch đã cho là mạch 1, theo nguyên tắc bổ sung thì: 
	 = = 0,8 => = 1 : () = 1 : 0,8 = 1,25.
- Trong cả phân tử ADN: Theo NTBS thì A = T, G = X => A+G = T+X => = 1.
0,5
0,5
2
- Các khâu kỹ thuật gen để tạo ra chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin:
+ Khâu 1: Tách ADN chứa gen mã hoá insulin của tế bào người và tách ADN dùng làm thể truyền ra khỏi tế bào vi khuẩn.
+ Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp (“ADN lai”)
++ Dùng enzim cắt chuyên biệt cắt gen mã hoá insulin và cắt mở vòng phân tử ADN làm thể truyền ở vị trí xác định. 
++ Dùng enzim nối nối gen mã hoá insulin vào ADN làm thể truyền tạo thành ADN tái tổ hợp.
+ Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn E. coli, tạo điều kiện cho gen mã hóa insulin được biểu hiện.
- Vi khuẩn E. coli được dùng phổ biến vì chúng có ưu điểm là dễ nuôi cấy và có khả năng sinh sản rất nhanh, dẫn đến tăng nhanh số lượng bản sao của gen được chuyển, => giá thành sản xuất insulin để chữa bệnh đái tháo đường rẻ đi rất nhiều.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
3
- Quy luật phân ly độc lập: (Học sinh quy ước gen)
	P: AABb (Hạt vàng, trơn) x AaBB (Hạt vàng, trơn)
	GP: AB, Ab AB, aB
	F1: 1AABB : 1AaBB : 1AABb : 1AaBb 	(100% Hạt vàng, trơn)
- Quy luật di truyền liên kết: (Học sinh quy ước gen)
	P:	 (Thân xám, cánh dài) x (Thân xám, cánh dài)
	GP: BV , Bv BV, bV
	F1: 1 : 1 : 1 : 1 	(100% thân xám, cánh dài)
0,5
0,5
Câu 4
(2,0 điểm)
Ở người, bệnh máu khó đông do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này. Gen quy định bệnh máu khó đông không có alen trên nhiễm sắc thể Y.
1. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và ở mẹ không xẩy ra đột biến. Hãy cho biết: 
a) Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Vì sao?
b) Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao?
2. Nếu hai người đồng sinh có cùng giới tính và cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng định được chắc chắn họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao?
1,25
0,75
1
a. - Dạng đồng sinh : 
+ Cặp sinh đôi này là đồng sinh khác trứng.
+ Vì hai người đồng sinh chỉ có 1 người bị bệnh chứng tỏ kiểu gen của họ khác nhau => họ được hình thành từ 2 hợp tử khác nhau.
0,25
0,25
b.
- Giới tính của người bị bệnh: Có thể là nam hoặc nữ.
- Vì có một người bị bệnh máu khó đông (có alen Xh) và người em trai bình thường (XHY) => Mẹ có KG XHXh. Do không biết kiểu hình của bố nên có 2 khả năng:
+ Khả năng 1: Người bị bệnh là nam (XhY) nếu nhận được NST Y từ bố và Xh từ mẹ.
+ Khả năng 2: Người bị bệnh là nữ (XhXh) nếu nhận được NST Xh từ bố và NST Xh từ mẹ
0,25
0,5
2
- Không thể khẳng định chắc chắn họ là đồng sinh cùng trứng được.
- Giải thích: Đồng sinh cùng trứng là trường hợp những đứa trẻ cùng sinh ra ở một lần sinh có kiểu gen hoàn toàn giống nhau. Do đó chỉ giống nhau về giới tính và về 1 tính trạng (bệnh) do cùng có gen lặn trên X gây ra thì chưa đủ căn cứ để kết luận họ có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
0,25
0,5
Câu 5
(2,0 điểm)
Trong một tế bào sinh dưỡng bình thường, thấy xuất hiện một cấu trúc tạm thời có 2 mạch như sau:	Mạch 1 	... X - T - A - G - T - A - X ...
	Mạch 2	... G - A - U - X - A - U - G ... 
1. Thành phần đơn phân cấu trúc nên mạch 1 và mạch 2 có gì khác nhau?
2. Từ sự khác nhau của 2 mạch, có thể kết luận cấu trúc tạm thời trên xuất hiện trong quá trình sinh học nào? Xảy ra ở đâu trong tế bào?
3. Khi quá trình sinh học trên hoàn thành sẽ tạo ra những loại sản phẩm có tên gọi như thế nào?
4. Khi mạch 2 bị thay đổi cấu trúc thì mạch 1 có bị thay đổi theo không? Vì sao?
1. Sự khác nhau: Mạch 1 có T không có U, mạch 2 có U không có T.	
2. Vì: 
- T là loại đơn phân chỉ có trong cấu tạo ADN, U là loại đơn phân chỉ có trong cấu tạo ARN => Cấu trúc trên có mạch 1 là ADN, mạch 2 là ARN đang liên kết với nhau => Cấu trúc trên xuất hiện trong quá trình tổng hợp ARN.
- Xảy ra trong nhân tế bào.	
3. Khi hoàn thành quá trình tổng hợp ARN sẽ tạo ra 1 trong 3 loại ARN là mARN, tARN, rARN.	
4. Không, vì mạch 1 (mạch ADN) được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch 2 (mạch ARN) -> mạch 2 xuất hiện sau mạch 1. Do đó mạch 2 bị thay đổi cấu trúc cũng không làm thay đổi cấu trúc của mạch 1.
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
Câu 6
(2,0 điểm)
Ở một loài thực vật hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Khi lai các cây thuần chủng hoa đỏ với hoa trắng thu được F1. Trong số 10000 cây F1 thì thấy xuất hiện một cây hoa trắng. Hãy đưa ra các giả thuyết để giải thích sự xuất hiện của cây hoa trắng ở F1?
2,0
- Quy ước gen: A – Hoa đỏ > a – Hoa trắng.
	Pt/c: 	Đỏ 	x 	Trắng
	AA	aa
	GP:	A	a
	F1: 	Aa
	=> F1 có 100% KG Aa, KH hoa đỏ.
- Thực tế trong số hàng ngàn cây F1 thì thấy xuất hiện một cây hoa trắng => Tỉ lệ cây hoa trắng rất nhỏ => Cây hoa trắng xuất hiện là do hiện tượng đột biến gây nên.
- Trường hợp 1: Do ĐBG
+ Xảy ra trong 1 giao tử biến A thành a:
	Pt/c: 	Đỏ 	x 	Trắng
	AA	aa
	GP:	A, A => a (1 gt)	a
	F1: 	Aa : aa (1 cây)
+ Xảy ra trong 1 hợp tử Aa (A => a) tạo thành hợp tử aa phát triển thành cây hoa màu trắng.
- Trường hợp 2: Do ĐB cấu trúc NST dạng mất đoạn NST
+ Mất đoạn NST chứa gen A trong 1 giao tử của cây AA tạo thành 1 giao tử mất gen A, giao tử này kết hợp với giao tử a tạo thành hợp tử Oa phát triển thành cây hoa màu trắng.
+ Mất đoạn NST chứa gen A trong 1 hợp tử Aa tạo thành hợp tử Oa phát triển thành cây hoa màu trắng.
- Trường hợp 3: ĐB lệch bội (dị bội) trong giảm phân:
+ Cơ thể AA tạo ra 1 giao tử mất NST chứa gen A (n-1). Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường a (n) tạo thành hợp tử Oa (2n-1) phát triển thành cây hoa màu trắng.
+ Cơ thể AA tạo ra 1 giao tử mất NST chứa gen A (n-1). Cơ thể aa tạo ra 1 giao tử aa (n+1). Giao tử này kết hợp với giao tử mất NST chứa gen A (n-1) tạo thành hợp tử aa (2n) phát triển thành cây hoa màu trắng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7
(2,5 điểm)
1. Ở một loài động vật, có 2 tế bào sinh trứng có kiểu gen AabbDd tiến hành giảm phân bình thường tạo giao tử. Số loại trứng thực tế có thể có là bao nhiêu? Hãy viết kiểu gen tương ứng với số loại trứng thực tế nói trên?
2. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
1,5
1,0
1
- 2 tế bào sinh trứng có kiểu gen AabbDd 2 trứng thuộc 1 hoặc 2 loại.
- Kiểu gen của 1 loại trứng thuộc 1 trong 4 trường hợp sau: 
	+ AbD.
	+ Abd.
	+ abD.
	+ abd.
- Kiểu gen của 2 loại trứng thuộc 1 trong 6 trường hợp sau: 
	+ AbD và abd
	+ AbD và Abd
	+ AbD và abD
	+ Abd và abd	
	+ Abd và abD
	+ abD và abd
0,5
0,5
0,5
2
Vì prôtêin có nhiều chức năng quan trọng đối với tế bào và cơ thể. Các chức năng đó gồm:
- Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu tạo chất nguyên sinh, từ đó hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
- Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất: Bản chất của enzim là prôtêin, enzim lại có vai trò xúc tác các phản ứng hóa sinh trong tế bào và cơ thể.
- Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất: Các hoocmon phần lớn là prôtêin, hoocmon lại có vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
- Ngoài các chức năng trên, nhiều loại prôtêin còn có các chức năng khác như bảo vệ cơ thể (các kháng thể), vận động của tế bào và cơ thể,
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 8
(2,5 điểm)
Ở một loài thực vật, cho 2 dòng thuần chủng cây thân cao, hoa vàng lai với cây thân thấp, hoa đỏ thu được F1. Cho cây F1 lai với cây khác (cây X) thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây thân cao, hoa vàng : 2 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa đỏ. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. 
1. Hãy xác định kiểu gen có thể có của cây F1 và cây X.
2. Cho cây X lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào?
1,5
1,0
1
- Mỗi gen quy định một tính trạng. Xét riêng từng tính trạng ở F2:
+ Thân cao/thân thấp = 3/1 => 	A – Thân cao trội hoàn toàn so với a – Thân thấp
	F1 x cây X: Aa x Aa.
+ Hoa đỏ/hoa vàng = 3/1 => 	B – Hoa đỏ trội hoàn toàn so với b – Hoa vàng
	F1 x cây X: Bb x Bb.
=> F1 x cây X: (Aa, Bb) x (Aa, Bb)
- Xét chung 2 tính trạng ở F2: (Cao : Thấp) x (Đỏ : Vàng) = (3 : 1) x (3 : 1) = 9:3:3:1 ≠ 1:2:1 => Sự di truyền của 2 tính trạng tuân theo quy luật liên kết gen.
- Xác định KG của cây F1:
+ Pt/c: 	Cao, vàng	x	Thấp, đỏ
GP:	Ab	aB
F1:	 (100% thân cao, hoa đỏ)
	=> F1 có KG .
- Xác định KG của cây X:
+ F2 có KH cây thân thấp, hoa đỏ có KG = aB x aB hoặc aB x ab.
+ Nếu KG = aB x aB => Cây X (Aa, Bb) phải cho được giao tử aB => Cây X có KG .
+ Nếu KG = aB x ab => Cây X (Aa, Bb) phải cho được giao tử ab => Cây X có KG .
	=> KG của cây X là hoặc .
* Chú ý: HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tuyệt đối.
0,25
0,25
0,5
0,5
2
- TH cây X là :
	Pa: 	x	
	G:	Ab : aB	ab
	Fa:	1 : 1 
KH: 1 thân cao, hoa vàng : 1 thân thấp, hoa đỏ.
- TH cây X là :
	Pa: 	x	
	G:	AB : ab	ab
	Fa:	1 : 1 
KH: 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa vàng.
0,5
0,5
---Hết---

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_VA_DAP_AN_HSG_SINH_9.doc