Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Hải Lăng

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Hải Lăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 9 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Hải Lăng
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Môn: Sinh học- Lớp 9
	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm) 
1. Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cấu trúc của phân tử ADN?
 	2. Một gen có chiều dài 5100A0, số lượng Nu A bằng số lượng Nu G.
 	a. Tính số Nu mỗi loại của ADN?
	b. Tính số liên kết Hiđrô của gen trên?
Câu 2: (1,0 điểm) 
 	Đột biến gen là gì? Vì sao đa số đột biến gen có hại cho bản thân sinh vật?
Câu 3: (2,0 điểm) 
 	Vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ? 
Câu 4: (1,0 điểm) 
 	Giải thích cơ sở khoa học của các quy định sau:
 	a. Hôn nhân một vợ - một chồng.
 	b. Không được kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời.
Câu 5: (3,0 điểm) 
 	Người làm vườn cho lai giữa hai cây cà chua quả đỏ với mong muốn thu được toàn cà chua quả đỏ. Nhưng đến khi thu hoạch có cả cà chua quả vàng.
 	a. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
 	b. Làm thế nào để kiểm tra kiểu gen của cây cà chua mang tính trạng trội?
----- Hết -----
HƯỚNG DẪN CHẤM – SINH HỌC 9
Câu 1
(3.0 điểm)
1. * Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN:
- Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch xoắn quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải. Mỗi vòng xoắn có đường kính 20A0 , chiều dài 34A0, gồm 10 cặp Nu.
- Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp theo NTBS
 * Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện:
- Nu hai mạch liên kết theo NTBS nên khi biết trình tự các Nu của một mạch thì suy ra được trình tự các Nu của mạch còn lại.
- Về mặt số lượng và tỉ lệ các Nu trong ADN:
 A = T, G = X => A + G = T + X
2. a. A = T = 600 ; G = X = 900
 b. HADN = 3900 
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 2:
(1,0 điểm)
* Đột biến gen: Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp Nu
* Đa số đột biến gen có hại cho bản thân sinh vật, vì:
- Sự biến đổi trong cấu trúc của gen dẫn đến biến đổi cấu trúc của Prôtêin và làm biến đổi kiểu hình.
- Đột biến gen phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Prôtêin. 
0,25 điểm
0,25 điểm 
0,5 điểm 
Câu 3:
(2.0 điểm)
 Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp của 3 quá trình: giảm phân, thụ tinh, nguyên phân:
- Giảm phân: xảy ra theo cơ chế phân li tạo ra bộ NST đơn bội (n) trong các giao tử.
- Thụ tinh: xảy ra theo cơ chế tổ hợp tự do giữa 2 bộ NST đơn bội (n) của 2 giao tử để tạo ra bộ NST lưỡng bội 2n trong hợp tử. 
- Nguyên phân: làm tăng số lượng tế bào và duy trì ổn định bộ NST 2n từ tế bào này sang thế hệ tế bào khác trong cơ thể.
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 4:
(1.0 điểm)
a. Cơ sở khoa học của quy định: Hôn nhân một vợ - một chồng:
 Tỉ lệ nam/nữ ở độ tuổi 18 – 35 (nhóm tuổi kết hôn) là 1/1.
b. Cơ sở khoa học của quy định: Không được kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời:
 Làm cho các đột biến gen lặn có hại biểu hiện ở thể đồng hợp gây nên các dị tật bẩm sinh làm suy thoái nòi giống.
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5:
(3.0 điểm)
a. Khi lai giữa hai cây cà chua P quả đỏ thu được F1 có cả cà chua quả vàng. Chứng tỏ tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng.
Quy ước: A: quả đỏ	
	 a: quả vàng
Cà chua quả vàng F1 có kiểu gen là aa nên cà chua quả đỏ ở P phải cho giao tử a. Vậy kiểu gen của P là Aa (đỏ).
Sơ đồ lai:
 Ptc :	 Aa x Aa
 (Đỏ) (Đỏ)
 GP: A, a A, a 
	F1:	 1AA, 2Aa, 1aa
 (Đỏ) (Đỏ) (Vàng) 
 TLKG: 1AA, 2Aa, 1aa
 TLKH: 3Đỏ : 1Vàng
b. Để kiểm tra kiểu gen của cây cà chua mang tính trạng trội ta có thể tiến hành theo 1 trong 2 cách sau:
Cách thứ 1: phép lai phân tích bằng cách đem lai giữa cây cà chua quả đỏ mang tính trạng trội với cây cà chua quả vàng mang tính trạng lặn. Có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu F1 đồng tính thì cây cà chua mang TT trội có kiểu gen đồng hợp AA
- Nếu F1 phân tính (1:1) thì cây cà chua mang TT trội có kiểu gen dị hợp Aa 
Cách thứ 2: cho cà chua quả đỏ tự thụ phấn. Có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu F1 đồng tính thì cây cà chua mang TT trội có kiểu gen đồng hợp AA
- Nếu F1 phân tính (3: 1) thì cây cà chua mang TT trội có kiểu gen dị hợp Aa 
(HS trả lời đúng 1 trong 2 cách cho điểm tối đa) 
0,25 điểm
0,25 điểm 
0,5 điểm 
1,0 điểm 
0.5 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_Sinh_9_HKI_1617.doc