Khung ma trận đề khảo sát giữa học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 môn Ngữ văn 8 trường THCS Tam Cường

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1302Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khung ma trận đề khảo sát giữa học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 môn Ngữ văn 8 trường THCS Tam Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khung ma trận đề khảo sát giữa học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 môn Ngữ văn 8 trường THCS Tam Cường
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ 1
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
 NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN 8
	 Mức độ 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
I. Đọc- hiểu 
-Văn học 
- Tác giả, thể loại truyện ngắn “ Lão Hạc”
- Hiểu nội dung văn bản
- Từ văn bản Lão Hạc suy nghĩ về cuộc đời, số phận của người nông dân
Tiếng Việt 
-Nhận biết về từ tượng hình
Nêu tác dụng của từ tượng hình
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ 
4
1,25
12,5%
2
1,5
15%
1
1,0
10%
7
3,75
37,5%
II. Làm văn 
Văn bản tự sự 
Vai trò của YT biểu cảm trong VB tự sự
Viết bài nghị luận văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ 
1
0, 25
2,5%
1
6,0
60%
2
6, 25
62.5%
Tổng chung 
Số điểm
Tỉ lệ 
1,0
10%
2
1,0
10%
2
7,0
10%
9
10,0,0
100%
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ I 
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN 8
(Đề có 02 trang)
Thời gian làm bài 60 phút
PHẦN I. ĐỌC- HIỂU ( 4 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
	“Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [...]. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc
	 - Khốn nạn...Ông giáo ơi !...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng, tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên.Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả hai chân nó lại.Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!...Này! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng “A! Lão già tệ lắm! Tôi với lão ăn ở với nhau như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à". Thì ra tôi già bằng từng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ lừa nó!" 
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả của đoạn trích là ai?
Câu 2. Đoạn văn trên thể hiện nội dung gì ?	
Câu 3. Nhận xét nào sau đây đúng với tác giả của đoạn trích ?
A. Ông là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.
B. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng.
C. Sáng tác của ông thường hướng vào cái đói, cái nghèo, tác động của miếng ăn đến đời sống của con người.
D. Sáng tác của ông nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
Câu 4. Tác phẩm của đoạn trích trên không cùng thể loại với văn bản nào sau đây?
A. Tôi đi học	B. Tắt đèn	 
C. Chiếc lá cuối cùng	D. Cô bé bán diêm 
Câu 5. Vì sao sau khi bán chó lão Hạc lại khóc? 
A. Lão ân hận vì đã bán con chó. 
B. Lão ân hận vì đã đánh lừa con chó.
C. Vì lão nhận ra ánh mắt oán hờn trong mắt con chó.
D. Vì lão cảm thấy mất đi một người bạn thân thiết.
Câu 6. Trong văn bản tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì ?
A. Giúp người viết thể hiện được thái độ của mình với sự việc được kể.
B. Giúp người viết hiểu một cách sâu sắc về sự việc được kể.
C. Giúp người viết hiểu một cách toàn diện về sự việc được kể.
D. Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động, phong phú.
Câu 7. Tìm các từ tượng hình có trong đoạn văn trên và nêu tác dụng ?
Câu 8. Từ phẩm chất, số phận của nhân vật trong văn bản trên em có suy nghĩ gì về cuộc đời số phận , phẩm chất của người nông dân trong xã hội xưa và nay. 
PHẦN II. BÀI VIẾT (6 điểm)
Câu 9. Hãy kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy (cô) giáo buồn. 
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT GIỮA HK I
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
NĂM HỌC 2015– 2016
MÔN NGỮ VĂN 8
PHẦN I. ĐỌC, HIỂU
	 Từ câu 3 đến câu 6 mỗi câu lựa chọn đúng 0, 25 điểm 
+ Mức tối đa Lựa chọn các phương án sau
Câu
3
4
5
6
Đ/a
C
B
B
A
+ Mức không đạt Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 1. + Mức tối đa (0,5 điểm) - Đoạn trích trên trích trong văn bản Lão Hạc
 - Tác giả Nam Cao
 + Mức không đạt Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2. + Mức tối đa (0,5 điểm) Nêu được nội dung của đoạn trích Tâm trạng dằn vặt đau khổ của lão Hạc..
 + Mức không đạt Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 7
* Yêu cầu
+ Chỉ ra các từ tượng hình ầng ậng, móm mém - 0,5 điểm
+ Các từ trên có tác dụng góp phần tái hiện ấn tượng gương mặt Lão Hạc già nua khắc khổ, trải qua nhiều cay đắng, đang trong nỗi đau đớn tột cùng - 0,5 điểm
* Các mức độ đánh giá
+ Mức tối đa (1điểm) Thực hiện được đủ những yêu cầu trên. 
+ Mức chưa tối đa (0, 5 điểm) Thực hiện được 1/2 những yêu cầu trên.
+ Mức không đạt( 0, 25) Thực hiện được dưới 1/3 yêu cầu
Câu 8. 
- Trong XH xưa cuộc đời, số phận bất hạnh, nghèo khó nhưng họ vẵn giữ được những phẩm chất cao quý đáng trân trọng giàu lòng yêu thương, giàu đức hi sinh, tình nghĩa, .	
- Trong XH ngày nay cuộc sống của người nông dân được cải thiện, họ là lực lượng lao động chính đóng góp cho xã hội .
* Các mức độ đánh giá
+ Mức tối đa (1điểm) Thực hiện được đủ những yêu cầu trên. 
+ Mức chưa tối đa (0, 5 điểm) Thực hiện được 1/2 những yêu cầu trên.
+ Mức không đạt( 0, 25) Thực hiện được dưới 1/3 yêu cầu
PHẦN II. BÀI VIẾT (6 điểm)
Câu 9. 
Mức tối đa: (6 điểm)
* Các tiêu chí về nội dung bài viết (5 điểm)
1. Mở bài (0,5 điểm)
- Mức tối đa Kể giới thiệu được hoàn, tình huống làm nảy sinh câu chuyện( 0,5).
- Mức chưa tối đa HS biết cách giới thiệu về nhân vật và sự việc nhưng còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.( 0,25)
- Không đạt Lạc đề/ mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không có mở bài.
2. Thân bài (4 điểm)
2.1 Sự việc bắt đầu từ đâu, nguyên nhân của sự việc.
- Mức tối đa( 1,0 đ) HS kể và chỉ ra nguyên nhân 
- Mức chưa tối đa( 0,5đ) HS kể được Kiều nhưng còn sơ sài.
- Không đạt Lạc đề/ sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
2.2 Kể lại diễn biến của câu chuyện , chú ý cao trào, mâu thuẫn phát triển đến đỉnh cao cần được giải quyết.
- Mức tối đa( 2,0 đ) HS kể diễn biến câu chuyện sao cho bất ngờ, hấp dẫn.
- Mức chưa tối đa( 1,0- 0,5đ) HS kể được diễn biến nhưng còn sơ sài.
- Không đạt Lạc đề/ sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
2.3 Kể lại tâm trạng khi mặc lỗi.
- Mức tối đa( 1,0đ) HS kể và miêu tả được tâm trạng ân hận, day dứt...
- Mức chưa tối đa( 0,5đ) HS kể và miêu tả được nhưng còn sơ sài.
- Không đạt Lạc đề/ sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
3. Kết bài( 0,5đ) Đảm bảo được những yêu cầu sau
- Mức tối đa( 0,5đ) Tâm trạng của người kể chuyện khi nghĩ lại kỉ nịêm
 Bài học, liên hệ
- Mức chưa tối đa( 0,25đ) KB đạt yêu cầu/ có thể còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ.
- Không đạt lạc đề/ kết bài không đạt yêu cầu, sai về kiến thức cơ bản đưa ra hoặc không có kết bài.
* Các tiêu chí khác (1 điểm)
1. Hình thức (0,25 điểm)
- Mức tối đa HS viết được một bài văn với đủ ba phần MB,TB, KL, các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một số ít lỗi chính tả.
- Không đạt HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết hoặc các ý trong bài viết chưa chia tách hợp lí hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc HS không làm bài.
2. Sáng tạo (0,5 điểm)
Mức đầy đủ( 0,5đ) HS đạt được 2- 3 các yêu cầu sau
Tạo được tình huống truyện độc đáo, bất ngờ
Kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, sử dụng ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm.
Mức chưa đầy đủ( 0,25 đ) HS đạt được 1 trong số các yêu cầu trên hoặc đã thể hiện cố gắng trong việc thực hiện các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt.
Mức không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm bài.
3. Diễn đạt (0,25 điểm)
Mức tối đa: HS sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi để kể lại . Có sự logic giữa các phần mở bài, thân bài và két bài. Thực hiện khá tốt việc liên kết câu liên kết đoạn trong bài viết.
Mức không đạt: HS không biết sử dụng ngôi kể thứ nhất, các phần trong bài rời rạc, thiếu định hướng hoặc không làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docKSCL_GKI_VAN_8.doc