Khung ma trận đề đề xuất kiểm tra học kỳ I – Ngữ văn 6 - Trường THCS Tam Cường

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1284Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khung ma trận đề đề xuất kiểm tra học kỳ I – Ngữ văn 6 - Trường THCS Tam Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khung ma trận đề đề xuất kiểm tra học kỳ I – Ngữ văn 6 - Trường THCS Tam Cường
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
KHUNG MA TRẬN ĐỀ ĐỀ XUẤT 
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
KIỂM TRA HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 6
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
( nêu, chỉ ra, gọi tên, nhận biết) 
Thông hiểu
( hiểu, phân tích, cắt nghĩa, lí giải )
Vận dụng
( Thấp, cao )
Tổng
I/Phần đọc- hiểu
- Phần Văn 
-Tiếng Việt 
Các kiến thức về: 
- Tác giả, tác phẩm, thể loại, bố cục, nhân vật, 
- Tiếng Việt trọng tâm HK I có trong ngữ liệu
Các kiến thức về:
-Nội dung , ý nghĩa của văn bản, 
- Phân tích các đơn vị kiến thức Tiếng Việt có trong ngữ liệu
-Vận dụng những điều đã học ở các văn bản để giải quyết một vấn đề VH, hoặc một tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
 Số câu
5 ( 4 câu TN )
1 câu
1 câu
 7 câu 
 Số điểm
1.5 điểm 
 1 điểm 
1.5 điểm 
 4 điểm
 Tỉ lệ %
10%
10%
10%
40% 
II/ Phần tự luận
1/ VĂN TỰ SỰ 
- Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận
 Số câu
1 câu
1 câu
 Số điểm
6 điểm 
6 điểm 
 Tỉ lệ %
30%
60%
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KỲ I 
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN 6
(Đề có 02 trang)
Thời gian làm bài 90 phút
I.Phần đọc hiểu ( 4đ)
 Đọc văn bản sau và lần lượt trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7.
 Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ . Xung quanh nó chỉ có vài con nhái , cua, ốc bé nhỏ . hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng , khiến các con vật kia rất hoảng sợ . Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó oai như một vị chúa tể.
 Một năm nọ , trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài .
 Quen thói cũ , ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp . Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời , chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. 
Câu 1 : Văn bản trên thuộc thể loại truyện dân gian nào ?
A : Truyền thuyết
C: Truyện cười
B: Cổ tích
D: Truyện ngụ ngôn
Câu 2: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào ?
A : Mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu.
C: Khuyên nhủ , răn dạy con người về bài học nào đó trong cuộc sống.
B: Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về xã hội có công lí.
D:Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Câu 3: Trong văn bản trên tại sao ếch lại tưởng bầu trời bằng cái vung ?
A : Vì nó sống lâu ngày dưới đáy giếng .
C: Vì trời rất cao.
B: vì nó chưa nhìn thấy bầu trời bao giờ.
D: Vì nó rất nhỏ bé.
Câu 4: Câu văn : “ Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ . ” có mấy cụm danh từ ?
A : Một cụm danh từ 
C: Ba cụm danh từ
B: Hai cụm danh từ
D: Bốn cụm danh từ
Câu 5 : Xác định từ ghép Hán Việt trong câu văn sau :
“ Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể .”
Câu 6: Tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản thể hiện rõ nhất nội dung , ý nghĩa của truyện .
Câu 7: Nêu một hiện tượng trong cuộc sống ứng với nội dung câu thành ngữ : “ Ếch ngồi đáy giếng”.
II. Tự luận: 
Câu 8:
 Hình tượng người anh hùng Thánh Gióng đã trở thành biểu tượng sáng ngời cho tinh thần chống giặc ngoại xâm, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em.
____ Hết _____
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HK I
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
MÔN NGỮ VĂN 6
I. Đọc hiểu (4đ )
Trắc nghiệm : 4 câu x 0,25 = 1đ
Câu 1: D Câu 3: A 
Câu 2 :C Câu 4: B
Câu 5: (0,5đ) 
 Từ ghép Hán Việt : chúa tể 
Câu 6: (1đ)
 Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể .
Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời , chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Câu 7: (1,5)
HS nêu hiện tượng trong lĩnh vực nào cũng chấp nhận ,nhưng phải đúng với nội dung câu thành ngữ : “ Ếch ngồi đáy giếng .”
II. Tự luận:
* Các tiêu chí về nội dung bài viết (6 điểm)
1. Mở bài (0,5 điểm)
- Mức tối đa: HS giới thiệu được nhân vật và sự việc trong truyện Thánh Gióng.
- Mức chưa tối đa: HS biết cách giới thiệu về nhân vật và sự việc nhưng còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
- Không đạt: Lạc đề/ mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: (3 điểm)
 Kể được đầy đủ chi tiết diễn diễn sự việc trong truyện.
- Mức tối đa( 3,0 đ) HS kể được đầy đủ chi tiết các sự việc trong truyên Thánh Gióng, có sáng tạo hợp lí .
 -Sự ra đời và tuổi thơ kì diệu của Gióng.
 - Gióng gặp sứ giả và lớn nhanh như thổi.
 - Gióng ra trận và chiến thắng giặc Ân
 -Gióng bay về trời .
 - Mức chưa tối đa( 1,5đ) HS kể được đầy đủ ,chi tiêt các sự việc trong truyện bằng lời văn của mình nhưng chưa có chi tiết sáng tạo, còn mắc lỗi diễn đạt ,dùng từ.
- Không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến các sự việc trong truyện.
3. Kết bài (0,5 điểm) Đảm bảo được những yêu cầu trên
- Mức tối đa( 0,5đ) Nêu được ấn tượng của mình về truyện kể , có đan xen ý nghĩa của truyện 
- Mức chưa tối đa( 0,25đ) KB đạt yêu cầu/ có thể còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ.
- Không đạt: lạc đề/ kết bài không đạt yêu cầu, sai về kiến thức cơ bản đưa ra hoặc không có kết bài.
* Các tiêu chí khác (2 điểm)
1. Hình thức (1đ )
- Mức tối đa: HS viết được một bài văn với đủ ba phần MB,TB, KL, các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một số ít lỗi chính tả.
- Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết hoặc các ý trong bài viết chưa chia tách hợp lí hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc HS không làm bài.
2. Sáng tạo (0,5 điểm)
Mức đầy đủ( 0,5đ) HS đạt được 2- 3 các yêu cầu sau:
-Kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm,có những chi tiết sáng tạo hợp lí.
Mức chưa đầy đủ( 0,25 đ) : HS đạt được 1 trong số các yêu cầu trên hoặc đã thể hiện cố gắng trong việc thực hiện các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt.
Không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm bài.
3. Diễn đạt (0,5 điểm)
Mức tối đa: HS sử dụng đúng ngôi kể , có sự logic giữa các phần MB, TB, KB. Thực hiện khá tốt việc liên kết câu liên kết đoạn trong bài viết.
Không đạt: HS sử dụng ngôi kể chưa hợp lí, các phần trong bài rời rạc, thiếu định hướng hoặc không làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_HKI_Co_ma_tran_dap_an.doc