KHẢO SÁT KIẾN THỨC TỔNG HỢP Môn: Vật lý; Thời gian: 90 phút Câu 1: Một đĩa tròn bán kính 20 cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay một vòng hết đúng 0,2 s. Hỏi tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng bao nhiêu? A. 6,28 m/s B. 628 m/s C. 62,8 m/s D. 3,14 m/s Câu 2: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 150 N và 200 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực A. 40 N B. 250 N C. 400 N D. 500 N Câu 3: Chọn công thức đúng về độ lớn của vectơ gia tốc hướng tâm. A. B. C. D. Câu 4: Khi treo vào đầu lò xo có độ cứng k một vật có trọng lượng P = 5N thì nó dãn ra được một đoạn bằng 4cm. Độ cứng k của lò xo bằng A. 125N/m B. 1,25N.m C. 1,25N/m D. 125N.m Câu 5: Thả cho một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 3,2m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Thời gian rơi tự do của vật (tính từ lúc thả vật cho đến khi nó chạm đất) là A. 0,64s B. 0,40s C. 0,16s D. 0,80s Câu 6: Một xe máy đang chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh. Sau đó đi thêm được 25m nữa thì dừng hẳn. Sau khi hãm phanh được 2s, vận tốc của xe máy là A. 8,9km/h B. 6,0km/h C. 21,6km/h D. 32,0km/h Câu 7: Biết khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất là r = 3,8.105 km, khối lượng của Mặt Trăng m = 7,37.1022kg, khối lượng Trái Đất M = 6,0.1024kg và hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11N.m2/kg2. Trái Đất hút Mặt Trăng với một lực bằng bao nhiêu? A. 7,76.1028N B. 7,76.1031N C. 2,04.1026N D. 2,04.1020N Câu 8: Một sợi dây mảnh không co dãn, một đầu gắn vào trần một toa tàu, đầu còn lại treo một vật nặng. Phương dây treo trùng với phương thẳng đứng. Kết luận nào sau đây không thể xãy ra: A. toa tàu đang đứng yên . B. toa tàu được nâng thẳng đứng lên cao. C. toa tàu đang chuyển động tròn đều. D. toa tàu đang chuyển động thẳng đều. Câu 9: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì A. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại. B. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều. C. vật lập tức dừng lại. D. vật chuyển sang trạng thái chuyển động thẳng đều. Câu 10: Chọn câu trả lời đúng. Chuyển động cơ học là sự thay đổi A. trạng thái của vật theo thời gian. B. tốc độ của vật theo thời gian. C. năng lượng của vật theo thời gian. D. vị trí của vật so với các vật khác theo thời gian. Câu 11: Một mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 5m. Một vật bắt đầu trượt không ma sát từ đỉnh mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10 m/s2. Khi tới giữa mặt phẳng nghiêng vật có vận tốc là: A. 4,5 m/s2. B. 7,1 m/s2. C. 10 m/s2. D. 5 m/s2. Câu 12: Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm dọc theo Ox có dạng: x = 2.t + 10 (x đo bằng km; t đo bằng giờ). Vận tốc của chất điểm là? A. 8 km/h B. 10 km/h C. 2 km/h D. 12 km/h Câu 13: Xe A có khối lượng 1000 kg và vận tốc 60 km /h, xe B có khối lượng 2000 kg và vận tốc 30 km/h. So sánh động lượng của chúng. A. PA > PB B. PA = PB C. PA < PB D. Không so sánh được Câu 14: Một máy bay có khối lượng 160 tấn, bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay. A. 38,66.106 kgm/s B. 139,2.106 kgm/s C. 38,66 kgm/s D. 139,2 kgm/s Câu 15: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ô tô không đổi? A. Ô tô tăng tốc C. Ô tô chuyển động tròn đều B. Ô tô giảm tốc D. Ô tô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát Câu 16: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất? A. Js B. W C. N m/s D. HP Câu 17: Công có thể được biểu thị bằng tích của: A. năng lượng và khoảng thời gian. C. lực và quãng đường đi được B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian D. lực và vận tốc. Câu 18: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp góc 300 so với phương nằm ngang. Lực tác dụng lên dây 150N. Tính công của lực đó khi hòm trượt đi được 20m. A. 2598J B. 1560J C. 3000J D. 7,5J Câu 19: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kw cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30m. Lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó? A. 20 s B. 2s C. 333,3s D.66,6s Câu 20: Một lực không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc theo hướng của. Công suất của là: A. Fvt B. Fv C. Ft D. Fv2 Câu 21: Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Tính công suất trung bình của lực kéo (g = 10 m/s2) A. 5J B. 5w C. 50w D. 50J Câu 22: Chọn câu sai. Động năng của vật không thay đổi khi vật: A. chuyển động thẳng đều C. chuyển động tròn đều B. chuyển động với gia tốc không đổi D. chuyển động cong đều Câu 23: Động năng của một vật tăng khi: A. gia tốc của vật a > 0 C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương B. vận tốc của vật a < o D. gia tốc của vật tăng Câu 24: Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật bằng bao nhiêu? A. 0,45 m/s B. 1 m/s C. 1,45 m/s D. 4,47 m/s Câu 25: Một ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 80 km/h. Động năng của ô tô có giá trị nào sau đây? A. 2,52. 104 J B. 2,47. 105 J C. 2,42. 106 J D. 3,2. 106 J Câu 26: Tính động năng của một vận động viên có khối lượng 70 kg chạy đều hết quãng đường 450m trong thời gian 45s. A. 3500J B. 700J C. 350J D. một đáp án khác Câu 27: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa thay đổi như thế nào? A. Không đổi B. Tăng gấp 2 C. Tăng gấp 4 D. Tăng gấp 8 Câu 28: Một vật khối lượng 1kg có thế năng 1J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao bằng bao nhiêu? A. 0,102 m B. 1 m C. 9,8 m D. 32m Câu 29: Một vật khối lượng m gắn vào 1 lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại 1 đoạn l (l < 0) thì thế năng đàn hồi là: A. B. C. D. Câu 30: Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, 1 đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 2 cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng bao nhiêu?(chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng) A. 0,04J B. 2J C. 4J D. 400J Câu 31: Cơ năng là 1 đại lượng: A. Luôn luôn dương C. Có thể dương, âm hoặc bằng 0 B. Luôn dương hoặc bằng 0 D. Luôn luôn khác 0 Câu 32: Một vật nhỏ được ném lên từ 1 điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình MN A. Động năng tăng C. Cơ năng cực đại tại N B. Thế năng giảm D. Cơ năng không đổi Câu 33: Từ điểm M (Có độ cao so với mặt đất bằng 0,8m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu? (Chọn gốc thế năng tại mặt đất) A. 4 J B. 1 J C. 5 J D. 8 J Câu 34: Một vật có khối lượng m = 1,5 kg được thả rơi tự do từ độ cao h = 25m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Động năng của vật lúc chạm đất là: A. 375J B. 15J C. 187,5J D. Chưa đủ dữ liệu để tính Câu 35: Tập hợp 3 thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định? A. Áp suất, thể tích, khối lượng C. Thể tích, khối lượng, áp suất B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng Câu 36: Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình? A. Đun nóng khí trong một bình kín. B. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng C. Đun nóng khí trong một xi lanh, khí nở ra đẩy pittông chuyển động. D. Cả 3 quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình. Câu 37: Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi -lơ – Ma - ri - ốt? A. p1v2 = p2v1 B. = hằng số C. pv = hằng số D. = hằng số Câu 38: Trong hệ tọa độ (P, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích? A. Đường hypebol. B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ D.Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0. Câu 39: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng? A. = hằng số B. C. pVT D. = hằng số Câu 40: Trong hệ tọa độ (V, T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp? A. Đường thẳng song song với trục hoành. B. Đường thẳng song song với trục tung. C. Đường hypebol. D. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ. A B O Câu 41: Hai xe A và B chuyển động đều theo hai đường vuông góc. Xe A có vận tốc v1=25km/h, xe B có vận tốc v2=15km/h. Lúc t=0, xe A và xe B còn ở cách giao điểm của hai đường lần lượt là 2,2km và 2 km và tiến về giao điểm O nư hình vẽ. Vào thời điểm nào khoảng cách giữa hai xe là nhỏ nhất: A. 0,125 h B. 0,135 h C. 0,175 h D. 0,1 h Câu 42: Hai vật nhỏ giống nhau đặt cách nhau một đoạn d = 1,6 m trên mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng a=300 so với phương ngang. Vật ở dưới cách chân mặt phẳng nghiêng là L=90cm. Thả đồng thời cho hai vật trượt xuống không vận tốc đầu. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của mỗi vật khi tới chân mặt phẳng nghiêng là: A. 2 m/s và 3 m/s B. 3 m/s và 5 m/s. C. 5 m/s và 7 m/s D. 7 m/s và 9 m/s m1 m2 Câu 43: Cho cơ hệ như hình vẽ bên. Vật 1có khối lượng m1, vật 2 có khối lượng m2 = 6m1; khối lượng ròng rọc, dây và ma sát đều không đáng kể. Tại vị trí hai vật ngang nhau, người ta thả cho hệ bắt đầu chuyển động. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn gia tốc của m1 và m2 lần lượt là: A. a1 = 4m/s2; a2 = 8m/s2 B. a1 = 4m/s2; a2 = 2m/s2 C. a1 = 2m/s2; a2 = 4m/s2 D. a1 = 8m/s2; a2 = 4m/s2 Câu 44: Con lắc thử đạn là một hộp cát, khối lượng M = 5 kg, treo vào một sợi dây. Khi bắn một đầu đạn khối lượng m = 80 g theo phương nằm ngang, thì đầu đạn cắm vào cát và nâng hộp cát lên cao theo một cung tròn làm cho trọng tâm của hộp cát lên cao thêm một đoạn h = 80 cm so với vị trí cân bằng. Lấy g = 10m/s2. Tính vận tốc v của viên đạn. A. 350 m/s B. 160 m/s C. 182 m/s D. 254 m/s Câu 45: Một vật nhỏ m được treo vào trần một chiếc ôtô bằng một dây mảnh nhẹ không đàn hồi. Xe ôtô đang chuyển động nhanh dần đều xuống một dốc nghiêng một góc α = 300 so với phương ngang. Biết dây treo vật vuông góc với sàn của xe. Lấy g = 10m/s2. Gia tốc a của xe là: A h B k C A. 5 m/s2 B. m/s2 C. m/s2 D. 2 m/s2 Câu 46: Một lò xo có độ cứng k = 40N/m, một đầu gắn với mặt sàn nằm ngang tại điểm C, đầu kia gắn với đĩa B. Thả một vật A có khối lượng bằng khối lượng của đĩa B và bằng m = 400g rơi dọc trục lò xo từ độ cao h = 0,8m so với đĩa B. Sau va chạm vật A dính chặt vào B và cùng chuyển động theo phương thẳng đứng (hình vẽ). Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua khối lượng lò xo. Tìm lực cực đại tác dụng lên C? A. 50 N B. 30 N C. 20 N D. 10 N Câu 47: Một viên bi chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,25 m/s2 và vận tốc ban đầu bằng không. Tính quãng đường đi được của viên bi trong giây thứ ba. A. 0,625 m B. 0,75 m C. 1 m D. 1,125 m Câu 48: Quả cầu nhỏ (xem là chất điểm) có khối lượng m = 500g được treo vào điểm cố định 0 bằng dây treo mảnh, nhẹ, có chiều dài = 1,0 m. Kéo quả cầu tới vị trí dây treo tạo với phương thẳng đứng góc rồi buông nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Khi quả cầu qua vị trí cân bằng, dây treo vướng đinh ở điểm I cách 0 một khoảng b = 0,7m. Xác định góc để quả cầu thực hiện được chuyển động tròn trong mặt phẳng thẳng đứng quanh I. A. B. C. D. Câu 49: Một cột điện chịu tác dụng của một lực F = 5000N và được giữ thẳng đứng nhờ dây AC như hình vẽ. Tìm lực căng của dây AC và lực nén lên cột AB. Cho = 350. A. 8717N, 7141N. B. 7818N, 4711N. C. 7717N, 1741N. D. 8818, 7411. Câu 50: Có ba quả cầu nhỏ đồng chất khối lượng m1, m2 và m3 được gắn theo thứ tự tại các điểm A, B và C trên một thanh AC mảnh, cứng, có khối lượng không đáng kể, sao cho thanh xuyên qua tâm của các quả cầu. Biết m1 = 2m2 = 2M và AB = BC. Để khối tâm của hệ nằm tại trung điểm của AB thì khối lượng m3 bằng A. 2M / 3 B. M/6. C. M / 3 D. M/2. ---------------------------------------------------- ĐV.10.7.2015 0123.936.8899
Tài liệu đính kèm: