TRƯỜNG THCS LẠC ĐẠO TỔ KH TỰ NHIÊN KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 7 NĂM HỌC 2016- 2017 A. Đặc điểm tình hình: - HS khối 7 gồm 196 em được chia làm 5 lớp I. Thuận lợi: 1. Học sinh : - Các em có đầy đủ sách hướng dẫn học - Phần lớn các em ngoan, có ý thức học tập, đã quen với cách học theo MHTHM vì các em đẫ được học từ năm lớp 6. - Phần lớn các em được gia đình quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để học tập. 2. Giáo viên: * Giáo viên được phân công giảng dạy môn Tin học 7 Nguyễn Văn Dũng: Dạy Tin lớp 7A, 7Đ; Trần Thị Viết: Dạy Tin lớp 7B, 7C; Hoàng Thị Yến: Dạy Tin lớp 7D. * Các đồng chí được phân công giảng dạy môn Tin học 7 đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Các đồng chí đều đã tham gia công tác giảng dạy nhiều năm nên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn vững vàng. * Trong đó cả 3 đồng chí đã tham gia dạy theo mô hình trường học mới năm học 2015- 2016 nên đã có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy theo mô hình THM. * Mặt khác trường có, 5 giáo viên Toán-Tin, nên rất thuận lợi cho việc học hỏi lẫn nhau, thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy. * Giáo viên rất nhiệt tình trong công tác lập kế hoạch dạy học, giảng, chuẩn bị đồ dùng cho bài dạy, và quan tâm đến chất lượng học sinh, luôn có ý thức học hỏi đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ thăm lớp, họp nhóm chuyên môn... để nâng cao chất lượng giờ dạy. 3. Cơ sở vật chất: - Nhà trường có đầy đủ sách hướng dẫn học phục vụ cho vịêc giảng dạy bộ môn của giáo viên. - Có tương đối đủ đồ dùng dạy học; phòng máy tính đủ để học sinh thực hành. II. Khó khăn: 1. Học sinh: - Sĩ số học sinh trên một lớp nhiều. - Lực học của các em trong cùng lớp chưa đồng đều, ý thức học tập, thực hành của một số em còn chưa cao, còn có học sinh quên sách, vở ghi, không chuẩn bị bài ở nhà, ngồi trong lớp chưa chú ý, chưa tích cực thực hành, không học bài, làm bài thực hành theo yêu cầu của giáo viên. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường. 2. Giáo viên: - Sách hướng dẫn dạy của giáo viên chưa có => Khó khăn khi lập kế hoạch dạy học, khi sinh hoạt nhóm chuyên môn. 3. Cơ sở vật chất: - Ghế ngồi học chưa phù hợp cho hoạt động học của học sinh. - Diện tích phòng học quả nhỏ, số lượng máy tính để học sinh thực hành còn ít; sĩ số lớp lại quá đông khi học theo mô hình THM. B. Chỉ tiêu phấn đấu: 1.Bài kiểm tra cuối kì hoặc cuối năm (điểm số) Lớp, sĩ số HL Giỏi HL Khá HL TB HL Yếu, kém 7A 39(hs) 8 20,5% 27 69% 4 10,3% 0 0 7B 41(hs) 1 2,4% 7 17,1% 32 78% 1 2,4% 7C 36(hs) 1 2,8% 5 13,9% 29 80,5% 1 2,8% 7D 40(hs) 1 2,5% 6 15% 32 80% 1 2,5% 7Đ 40(hs) 9 22,5% 26 65% 5 12,5% 0 0 Tổng 196(hs) 20(hs) 10,2% 71(hs) 36,3% 102(hs) 52% 3(hs) 1,5% 2.Nhận xét qúa trình và kết quả học tập môn Tin học: Lớp, sĩ số Hoàn thành Chưa hoàn thành 7A 39(hs) 39 100% 0 0 7B 41(hs) 40 97,6% 1 2,4% 7C 36(hs) 35 97.2% 1 2,8% 7D 40(hs) 39 97,5 1 2,5% 7Đ 40(hs) 40 100% 0 0 Tổng 196(hs) 193 (hs) 98,5% 3 (hs) 1,5% C. Kế hoạch cụ thể: I. Khung phân phối chương trình: Thực hiện theo đúng khung phân phối chương trình đã quy định. Cụ thể: Số tuần thực hiện Số tiết Cả năm 35 70 Học kì 1 18 36 Học kì 2 17 34 Kết thúc học kì 1, học sinh học xong Bài thực hành tổng hợp 1 - Mô đun: Bảng tính điện tử. II. Phân phối chương trình chi tiết Thực hiện theo đúng phân phối chương trình đã quy định. Cụ thể: Tuần Mô đun/Bài Thời lượng Thứ tự tiết Mô đun: Soạn thảo văn bản (10 tiết) 1 Bài 1. Tìm kiếm và thay thế 2 1, 2 2 Bài 2. Thêm hình ảnh trong văn bản 2 3, 4 3, 4 Bài 3. Trình bày cô đọng bằng bảng 4 5-8 5 Bài 4.Thực hành tổng hợp 2 9, 10 Mô đun: Bảng tính điện tử (44 tiết) 6 Bài 1. Làm quen với chương trình bảng tính 2 11, 12 7 Bài 2. Các thành phần của bảng tính 2 13, 14 8 Bài 3. Bước đầu trình bày bảng tính 2 15, 16 9 Bài 4. Căn biên dữ liệu trong bảng tính 2 17, 18 10, 11 Bài 5. Tính toán đơn giản trên bảng tính 4 19-22 12 Bài 6. Thao tác với bảng tính 2 23-24 13 Bài 7. Sao chép công thức trong bảng tính 2 25-26 14 Bài 8. Sử dụng các hàm để tính toán (Hàm AVERAGE) 2 27-28 15 Bài 9. Sử dụng các hàm để tính toán (Các hàm SUM, MAX, MIN) 2 29-30 16 Bài thực hành tổng hợp 1 2 31-32 17 Ôn tập 2 33-34 18 Kiểm tra học kỳ I 2 35-36 20 Bài 10. Định dạng phông và kẻ khung cho bảng tính 2 37, 38 21 Bài 11. Định dạng dữ liệu số cho bảng tính 2 39, 40 22 Bài 12. Sắp xếp dữ liệu 2 41, 42 23 Bài 13. Lọc dữ liệu 2 43, 44 24 Bài thực hành tổng hợp 2 2 45, 46 25 Bài 14. Tạo biểu đồ trong bảng tính 2 47-48 26 Bài thực hành tổng hợp 3 2 49, 50 27 Bài 15. Trình bày bảng tính 2 51, 52 28 Bài 16. In bảng tính 2 53, 54 29, 30 Bài thực hành tổng hợp của mô đun 4 55-58 Môn đun: Phần mềm học tập (8 tiết) 31, 32 Bài 1. Sơ đồ tư duy 4 59-62 33, 34 Bài 2. Vẽ hình hình học với GeoGebra 4 63-66 35 Ôn tập 2 67-68 36 Kiểm tra học kỳ II 2 69-70 Thời lượng của môn Tin học 7 (3 mô đun): 62 tiết học + 8 tiết ôn tập, kiểm tra đánh giá cho 2 học kỳ = 70 tiết III. Mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực: (Đã có trong tài liệu) D. Biện pháp thực hiện: I. Đối với giáo viên: - Đọc, nghiên cứu kĩ nội dung sách hướng dẫn, các tài liệu tham khảo trước khi lập kế hoạch. - Thực hiện giảng đúng phân phối chương trình đã được duyệt, đảm bảo mỗi bài học sinh được thực hiện 3 hoạt động trên lớp: Hoạt động Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập. Hướng dẫn và yêu cầu học sinh phải thực hiện được Hoạt động Vận dụng và tìm tòi mởi rộng ở nhà. - Lập kế hoạch chú trọng đến mục tiêu và năng lực cần hình thành, phát triển cho học sinh, có dự kiến các tình huống sẽ xảy ra, cách giải quyết, sản phẩm học tập mà cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh cần đạt được. - Chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học cho mỗi bài dạy trước khi lên lớp. - Đầu tư tìm tòi, vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhận thức của học sinh, phù hợp mô hình THM. - Trong qua trình dạy học: Áp dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực, việc chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh bằng các câu lệch rõ ràng, động viên học sinh tích cực thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao cho, khi học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh kịp thời khi học sinh gặp khó khăn. Linh hoạt từng giờ học có thể kiểm tra đánh giá học sinh học sinh bằng các bài tập nhỏ cuối hoạt động. - Đa dạng hóa các loại hình kiểm tra đánh giá học sinh trước và sau tiết học: kiểm tra đánh giá bằng điểm, kết hợp nhận xét và điểm số sao cho linh hoạt không gây áp lực cho học sinh mà khuyến khích tất cả cá học sinh đều tích cực học tập. -Trong giảng dạy luôn gắn liền kiến thức sách hướng dẫn với thực hành. - Ra đề kiểm tra đúng phương pháp mới, đảm bảo tỉ lệ trắc nghiệm 100% với bài kiểm tra viết. Thực hiện coi chấm thi và trả bài đúng qui định. - Lồng ghép nội dung bài giảng với công tác hướng nghiệp cho học sinh. -Tích cực tham gia dự giờ học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn. - Thực hiện tốt các phong trào thi đua trong năm học của trường, của ngành giáo dục. II.Đối với học sinh: - Hướng dẫn học sinh cách thực hiện các hoạt động trong sách ngay từ tiết học đầu tiên và lồng ghép hướng dẫn trong các tiết tiếp theo. - Quy định về môn học, khi học sinh học tập trên lớp, ở nhà - Phân loại trình độ tiếp thu của học sinh, xây dựng tính tích cực, tự giác học tập cho mỗi học sinh. - Khuyến khích học sinh khá giỏi, động viên học sinh yếu kém. Phân công học sinh có kĩ năng hoạt động nhóm tốt giúp đỡ học sinh kĩ năng hoạt động nhóm chưa tốt. - Động viên học sinh chú ý nghe giảng, học bài và làm bài tập, thực hành đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi tới lớp. III. Đối với cơ sở vật chất: - Nhà trường cần đầu tư phòng máy tính đảm bảo chất lượng. E. KIẾN NGHỊ: - Nhà trường cần đầu tư phòng máy tính đảm bảo chất lượng. - Nhà trường cần đề nghị lên phòng giáo dục, sở giáo dục trang bị cho giáo viên dạy môn Tin nói chung và giáo viên dạy Tin của trường THCS Lạc Đạo nói riêng sách hướng dẫn dạy Tin 7 (như đã phổ biến khi giáo viên đi tập huấn) một cách sớm nhất. - Nhà trường đề nghị lên Phòng giáo dục, Sở giáo dục, Bộ giáo dục biên soạn sách bài tập cho học sinh để các em thuận lợi khi chuẩn bị bài ở nhà và hoạt động nhóm. Phê duyệt của lãnh đạo Lạc Đạo, ngày tháng năm 2016 GV lập kế hoạch Nguyễn Văn Dũng
Tài liệu đính kèm: