LỚP 9 LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY Chủ đề 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI A - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH - Biết được tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 qua hai giai đoạn : + Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 70 thế kỉ XX : • Liên Xô : Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950) Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội • Các nước Đông Âu : Thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu chính. + Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX : giai đoạn khủng hoảng dẫn đến sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. - Biết đánh giá những thành tựu đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu. B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG I. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX 1. Liên Xô a) Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950) Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh : - Đất nước Xô viết bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề : hơn 27 triệu người chết, 1 710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc bị phá huỷ,... - Nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 - 1950) trước thời hạn. - Công nghiệp tăng 73%, một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. b) Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX) Trình bày được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX : - Liên Xô tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn với các phương hướng chính là : phát triển kinh tế với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng. - Kết quả : Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn : Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%, là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mĩ ; là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người - năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo, năm 1961 phóng tàu "Phương Đông" đưa con người (I. Gagarin) lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. - Về đối ngoại : Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc. - Quan sát hình 1. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô và nhận xét về thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước này. 2. Các nước Đông Âu a) Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai : - Trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân ở hầu hết các nước Đông Âu tiến hành cuộc đấu tranh chống phát xít và đã giành được thắng lợi : giải phóng đất nước, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân (Ba Lan tháng 7 - 1944, Tiệp Khắc 5 – 1945,...). - Riêng nước Đức bị chia cắt, với sự thành lập nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức (9 - 1949) ở phía Tây lãnh thổ và nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức (10 - 1949) ở phía Đông. - Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu hoàn thành những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân : xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân,... - Quan sát hình 2 – SGK, xác định tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu trên lược đồ. b) Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX) Trình bày được những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu : - Sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 - 1970), với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, các nước Đông Âu đã giành được những thắng lợi to lớn : + Xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản. + Đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức hợp tác xã. + Công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. - Nhờ đó, các nước Đông Âu đã trở thành các nước công – nông nghiệp, bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước đã thay đổi căn bản và sâu sắc. II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX 1. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết : - Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nhất là từ đầu những năm 80, nền kinh tế - xã hội của Liên Xô ngày càng rơi vào tình trạng trì trệ, không ổn định và lâm dần vào khủng hoảng. Đó là, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp không tăng, đời sống nhân dân khó khăn, lương thực và hàng hoá tiêu dùng thiết yếu ngày càng khan hiếm, tệ nạn quan liêu, tham nhũng trầm trọng... - Tháng 3 - 1985, sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, khắc phục những sai lầm và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng ý nghĩa và bản chất tốt đẹp của nó. - Do thiếu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn, công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, khó khăn và bế tắc. Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn : bãi công, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, tệ nạn xã hội gia tăng,... - Sau cuộc đảo chính ngày 19 - 8 - 1991 không thành, Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt. Ngày 21 - 12 - 1991, 11 nước cộng hoà kí hiệp định về giải tán Liên bang, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (viết tắt là SNG). Tối 25 - 12 - 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại. - Quan sát hình 3. Cuộc biểu tình đòi li khai và độc lập ở Lít-va - SGK và nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. - Quan sát Lược đồ các nước SNG - SGK và xác định tên các nước SNG trên lược đồ. 2. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu Biết được sự khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu : - Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị ngày càng gay gắt. Tới cuối năm 1988, cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh cao, khởi đầu từ Ba Lan sau đó lan sang các nước khác. Các cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra dồn dập, mà mũi nhọn đấu tranh là nhằm vào các đảng cộng sản cầm quyền... - Qua các cuộc tổng tuyển cử, các lực lượng đối lập thắng cử, giành được chính quyền nhà nước còn các đảng cộng sản đều thất bại. Chính quyền mới ở các nước Đông Âu đều tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa xă hội, thực hiện đa nguyên về chính trị và chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần sở hữu. Tên nước thay đổi, nói chung đều gọi là các nước cộng hoà. - Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô chấm dứt sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa (ngày 28 - 6 - 1991, SEV ngừng hoạt động và ngày 1 - 7 - 1991, Tổ chức Hiệp ước Vácsava giải tán). Đây là những tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới và các lực lượng dân chủ, tiến bộ ở các nước. - Giáo viên hướng dẫn học sinh biết đánh giá một số thành tựu đã đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Chủ đề 2: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY A - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH - Biết được các vấn đề chủ yếu của tình hình chung ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh : quá trình đấu tranh giành độc lập và sự phát triển, hợp tác sau khi giành được độc lập. - Trung Quốc : sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ; các giai đoạn phát triển từ năm 1949 đến năm 2000. - Các nước Đông Nam Á : cuộc đấu tranh giành độc lập ; sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. - Các nước châu Phi : tình hình chung ; Cộng hoà Nam Phi và cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. - Các nước Mĩ La-tinh : những nét chung về xây dựng và phát triển đất nước ; Cu-ba và cuộc cách mạng nhân dân. B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA 1. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 60 của thế kỉ XX : - Phong trào đấu tranh được khởi đầu từ Đông Nam Á với những thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập ở các nước như In-đô-nê-xi-a (17 - 8 - 1945), Việt Nam (2 - 9 - 1945) và Lào (12 - 10 - 1945). - Phong trào tiếp tục lan sang Nam Á, Bắc Phi như ở Ấn Độ, Ai Cập và An-giê-ri,... - Năm 1960 là "Năm châu Phi" với 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. - Ngày 1 - 1 - 1959, cuộc cách mạng nhân dân thắng lợi ở Cu-ba. Kết quả là tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản đã bị sụp đổ (năm 1967 chỉ còn 5,2 triệu km2 với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở Nam châu Phi). 2. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX Nội dung chính của giai đoạn này là thắng lợi của phong trào đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha, giành độc lập ở ba nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao vào những năm 1974 - 1975. 3. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX Biết được nét chính về phong trào giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX : - Nội dung chính của giai đoạn này là cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pac-thai), tập trung ở 3 nước miền Nam châu Phi là : Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hoà Nam Phi. - Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường của người da đen, chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỏ và người da đen được quyền bầu cử và các quyền tự do dân chủ khác. Cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi ở Rô-đê-di-a năm1980 (nay là Cộng hoà Dim-ba-bu-ê), ở Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hoà Na-mi-bi-a), đặc biệt ở Cộng hoà Nam Phi – sào huyệt lớn nhất và cuối cùng của chế độ A-pac-thai. N. Man-đê-la được bầu là Tổng thống người da đen đầu tiên ở Cộng hoà Nam Phi năm 1994. - Xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được độc lập. - Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh. II. CÁC NƯỚC CHÂU Á 1. Tình hình chung Biết được tình hình chung của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai : - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập. Sau đó, hầu như trong suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. Sau Chiến tranh lạnh, lại xảy ra xung đột, li khai, khủng bố ở một số nước như : Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ và Pa-ki-xtan,... - Cũng từ nhiều thập kỉ qua, một số nước châu Á đã đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Hàn quốc, Xin-ga-po... Ấn Độ là một trường hợp tiêu biểu với cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, sự phát triển của công nghiệp phần mềm, các ngành công nghiệp thép, xe hơi,... 2. Trung Quốc Trình bày được những nét nổi bật của tình hình Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển : a) Năm 1949 : Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với đất nước, nhân dân Trung Quốc và thế giới. b) Giai đoạn 1949 – 1959 : 10 năm đầu xây dựng chế độ mới. Các nhiệm vụ chính đã hoàn thành thắng lợi là : - Khôi phục kinh tế, tiến hành cải cách ruộng đất và hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân... - Thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957). Nhờ đó, bộ mặt đất nước Trung Quốc thay đổi rõ rệt, đời sống nhân dân được cải thiện. c) Giai đoạn 1959 - 1978 : Trung Quốc trong thời kì biến động, các sự kiện chính là : - Đường lối "Ba ngọn cờ hồng" (trong đó có phong trào "Đại nhảy vọt") với ý đồ nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nhưng kết quả không được như mong muốn. - Cuộc "Đại cách mạng văn hoá vô sản" - thực chất là sự bất đồng về đường lối và tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đất nước Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn cùng những thảm hoạ nghiêm trọng về kinh tế - xã hội. d) Giai đoạn từ năm 1978 đến nay : tiến hành cải cách - mở cửa - Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới với chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh. - Sau hơn 20 năm cải cách - mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu hết sức to lớn. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm 9,6%, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng gấp 15 lần. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. Về đối ngoại, Trung Quốc đã cải thiện quan hệ với nhiều nước, thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999). Địa vị của Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế. - Quan sát hình 5 - SGK, tìm hiểu một số nét chính về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông. - Quan sát lược đồ 6 - SGK, xác định vị trí của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sau ngày thành lập trên lược đồ. - Quan sát hình 7, 8 - SGK và nhận xét về thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa. III. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 1. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945 Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945 : - Trước năm 1945, các nước Đông Nam Á, trừ Thái Lan, đều là thuộc địa của thực dân phương Tây. - Sau năm 1945 và kéo dài hầu như trong cả nửa sau thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng. Các sự kiện tiêu biểu là : + Nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào từ tháng 8 đến tháng 10 - 1945. Sau đó, đến giữa những năm 50 thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực đã giành được độc lập. + Từ năm 1950, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng, chủ yếu do sự can thiệp của đế quốc Mĩ. Mĩ thành lập khối quân sự SEATO (1954) nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc đối với Đông Nam Á. Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài tới 20 năm (1954 - 1975). - Quan sát lược đồ 9 - SGK, xác định ví trí các nước Đông Nam Á trên lược đồ. 2. Sự ra đời của tổ chức ASEAN Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt động của tổ chức này : - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. - Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po. Trong thời kì đầu mới thành lập ASEAN có 2 văn kiện quan trọng là : 1. "Tuyên bố Băng Cốc" (8 - 1967) xác định mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. 2. "Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á" - Hiệp ước Ba-li (2 - 1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên. - Từ đầu những năm 80 thế kỉ XX, do "vấn đề Cam-pu-chia" quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương lại trở nên căng thẳng, đối đầu nhau. Cũng trong thời gian này, nền kinh tế các nước ASEAN đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,... 3. Từ "ASEAN 6" phát triển thành "ASEAN 10" Trình bày được quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay : - Sau Chiến tranh lạnh, nhất là khi "vấn đề Cam-pu-chia" được giải quyết, tình hình Đông Nam Á đã được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng các thành viên của Hiệp hội. Lần lượt các nước đã gia nhập ASEAN : Việt Nam vào năm 1995, Lào và Mi-an-ma – năm 1997, Cam-pu-chia – năm 1999. - Với 10 nước thành viên, ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế (AFTA, 1992) và hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF, 1994). Nhiều nước ngoài khu vực đã tham gia hai tổ chức trên như : Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ, Ấn Độ,... - Quan sát hình 11. Hội nghị cấp cao ASEAN VI họp tại Hà Nội - SGK và nêu nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức này. - Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của "Tuyên ngôn Băng Cốc" (1967) và Hiệp ước Ba-li (1976). IV. CÁC NƯỚC CHÂU PHI 1. Tình hình chung Biết được nét chính tình hình chung ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai : - Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi, sớm nhất là ở Bắc Phi - nơi có trình độ phát triển hơn. Ở Ai Cập, đã nổ ra cuộc đảo chính lật đổ chế độ quân chủ (1952). Nhân dân An-giê-ri tiến hành khởi nghĩa vũ trang lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp (1954 - 1962). Năm 1960 - "Năm châu Phi", với 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. - Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và đã thu được nhiều thành tích. Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu, thậm chí lại diễn ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu. - Châu Phi đã thành lập nhiều tổ chức khu vực để các nước giúp đỡ, hợp tác cùng nhau, lớn nhất là Tổ chức thống nhất châu Phi – nay là Liên minh châu Phi (viết tắt là AU). - Quan sát lược đồ 12. Các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai - SGK, xác định trên lược đồ vị trí một số nước tiêu biểu trong quá trình đấu tranh giành độc lập. 2. Cộng hoà Nam Phi Trình bày được kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc (A-pac-thai) : - Là nước nằm ở cực nam châu Phi, Cộng hoà Nam Phi có dân số là 43,2 triệu người (2002), trong đó 75,2% là người da đen, 13,6% - người da trắng, 11,2% - người da màu. Kéo dài hơn ba thế kỉ (kể từ năm 1662, khi người Hà Lan tới đây), chế độ phân biệt chủng tộc (A-pac-thai) đã thống trị cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu ở Nam Phi. - Người da đen đã ngoan cường và bền bỉ đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC), người da đen đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc được tuyên bố xoá bỏ. - Năm 1994, cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên được tiến hành và Nen-xơn Man-đê-la - lãnh tụ ANC được bầu và trở thành vị Tổng thống người da đen đầu tiên ở Cộng hoà Nam Phi. - Nam Phi đang tập trung sức phát triển kinh tế và xã hội nhằm xoá bỏ "chế độ A-pac-thai" về kinh tế. - Quan sát hình 13. Nen-xơn Man-đê-la và tìm hiểu thêm về cuộc đời và hoạt động của ông. V. CÁC NƯỚC MĨ LA-TINH 1. Những nét chung Biết được nét chính tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai : - Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh như Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la,... đã giành được độc lập ngay từ những thập kỉ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành "sân sau" của đế quốc Mĩ. - Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã diễn ra ở nhiều nước Mĩ La-tinh với mục tiêu là thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ và tiến hành các cải cách tiến bộ, nâng cao đời sống của nhân dân. Tiêu biểu là cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba đầu năm 1959... - Các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu trong công cuộc củng cố độc lập dân tộc, dân chủ hoá đời
Tài liệu đính kèm: