Hướng dẫn ra câu hỏi và đề kiểm tra định kì Tiếng dân tộc cấp tiểu học

pdf 27 trang Người đăng dothuong Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ra câu hỏi và đề kiểm tra định kì Tiếng dân tộc cấp tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn ra câu hỏi và đề kiểm tra định kì Tiếng dân tộc cấp tiểu học
1 
MÔN TIẾNG DÂN TỘC 
I. Mục đích, yêu cầu 
 Tài liệu nhằm: 
- Hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên tiểu học cách thức thiết kế đề kiểm tra 
định kì môn Tiếng dân tộc theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. 
- Giúp GV thực hành biên soạn được các câu hỏi / bài tập 4 mức độ và 
đề kiểm tra định kì dựa trên cơ sở chuẩn KT, KN, môn Tiếng dân tộc (TDT); 
- Từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 
của từng học sinh theo tiếp cận năng lực và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ 
thể của từng địa phương, vùng miền. 
II.Hướng dẫn chung 
- Kiểm tra định kì môn Tiếng dân tộc được tiến hành với 2 bài kiểm tra: 
Đọc, Viết, bao gồm : 
+ Bài kiểm tra đọc (10 điểm). 
+ Bài kiểm tra viết (10 điểm). 
(Ở mỗi lớp, sẽ có hướng dẫn riêng) 
Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng dân tộc (điểm chung) là trung bình 
cộng điểm của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết quy về thành điểm 10 (chia số điểm 
thực tế cho 2) và được làm tròn 0,5 thành 1. Ví dụ: điểm thực tế của 2 bài 
kiểm tra Đọc, Viết là 19, quy về thang điểm 10 là 9,5 (làm tròn số thành 10). 
III. Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ 
1. Gợi ý quy trình xây dựng câu hỏi/bài tập theo 4 mức độ 
Bước 1: Xác định mục tiêu cần kiểm tra (nội dung và yêu cầu cần đạt). 
Từ đó xác định mức độ (bằng cách đối chiếu với 4 mức độ) và dự kiến câu 
hỏi/bài tập. 
Bước 2: Xây dựng hướng dẫn chấm câu hỏi/bài tập. 
Bước 3:Điều chỉnh câu hỏi/bài tập nếu cần thiết (có thể chuyển thành câu 
hỏi/bài tập mức độ dễ hơn, bằng cách: giảm bớt thao tác, giảm độ nhiễu, giảm 
yêu cầu,; hoặc chuyển thành câu hỏi/bài tập ở mức độ khó hơn, bằng cách: 
tăng thao tác, tăng độ nhiễu, tăng yêu cầu, ). 
Bước 4: Thử nghiệm trên lớp học để đánh giá tính khả thi của câu hỏi/bài 
tập (nếu có điều kiện). 
2. Ví dụ minh họa câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ 
Môn Tiếng dân tộc ở tiểu học có mục tiêu hàng đầu là hình thành và phát 
triển kĩ năng sử dụng tiếng dân tộc (đọc, viết, nghe, nói) cho học sinh. Việc 
xây dựng câu hỏi/bài tập theo 4 mức độ phù hợp để áp dụng cho nội dung kiểm 
tra kiến thức, kĩ năng về từ và câu và kiểm tra đọc hiểu. Các nội dung kiểm tra 
kĩ năng đọc thành tiếng, viết chính tả, viết đoạn/bài cần có chỉ dẫn riêng. 
2. 1. Kiểm tra kiến thức, kĩ năng về từ và câu 
2 
- Mức 1 (Biết):Nhận biết được hoặc nêu được định nghĩa đơn vị, kiểu loại 
đơn vị, một bộ phận nào đó. 
Ví dụ: (Với Tiếng Mông): 
(1). Cxix têx tưx chêx nor yênhx gơưv muôx njaz txơưr tsi thôngx iz 
zangv / tưx txơưr njaz. (Xếp các từ dưới đây thành từng cặp có nghĩa trái ngược 
nhau / từ trái nghĩa): 
a) Đuz, cuz, đơưz, jông, fêv, txal ( Đen, nóng, trắng, tốt, xấu, lạnh). 
b) Hmao ntux, sâu, ndê, grêl, hnuz, chêx (Đêm, trên, lên, xuống, ngày, 
dưới). 
(2) Chuôz đangr pênhr tưx: Muôx saz mak yênhx 
 Têx tưx chêx kangz nor, tưx tưs heik lul tuôz nênhs lê saz jus, changs 
jus, tưx tưs heik lul cêr khêv nangx, sik tưr đrus tuôz nênhs lê saz jus, changs 
jus. 
Cuiz saz, sir jus, truôx saz, khêv nangx, txaov nhêv, sik tưr, kâus saz 
Mở rộng vốn từ: Có chí, thì nên 
Những từ sau, từ nào nói lên ý chí, nghị lực của con người, từ nào nói 
lên sự khó khăn, thử thách với ý chí, nghị lực của con người. 
Quyết tâm, phấn đấu, kiên trì, khó khăn, gian khổ, thử thách, nản lòng 
- Mức 2 (Hiểu) :Lấy ví dụ cho một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận 
nào đó hoặc giải thích được vì sao một trường hợp cụ thể nào đó thuộc một đơn 
vị, kiểu loại, quan hệ nào đó. 
Ví dụ: 
(1) Nrar tưx txơưr njaz đrus tưx chêx nor (Tìm từ trái nghĩa với từ dưới 
đây) 
 Tsâu (đủ/no) Pluôs (nghèo) 
 Chax (sống) Đơư (trắng) 
(2) Txuôk txưv nhaoz ndêx A tru txưv nhaoz ndêx B cha yênhx grei 
lul Lênhx tưs uô changl?(Nối dòng chữ ở cột A với dòng chữ ở cột B để tạo 
thành câu: Ai thế nào?) 
A B 
Suôz Puôv (Sa pa) păngx đơưz pur trôngz(nở trắng 
rừng) 
Cheik ntux naoz nhaoz taox saz 
(Mùa đông ở vùng cao) 
 thâuk tưs tưz xâur nzas kruôz 
sei jangv (lúc nào cũng nhộn 
nhịp khách tham quan) 
Cheix yaz, păngx txir khơưz 
(Mùa Xuân, hoa mận) 
 muôx ntâu têz, nao njiv 
(nhiều sương muối, rét buốt) 
- Mức 3 (Vận dụng trực tiếp) : Lựa chọn, sử dụng đúng một đơn vị, 
kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào. 
Ví dụ: 
 (1) Nzir tưx cxuv njaz tru qơư khôngv (Điền từ trái nghĩa sau vào chỗ 
trống): (lul, sei- vào, nhanh) 
3 
a) Mangv mangv xưz, heik .. nôngs tsi lao. (Nói chậm thôi, nói 
 không nghe được.) 
b) Tơưv môngl traor .. (Đi ra, đi . ) 
- Mức 4 (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực 
tiễn) : Lựa chọn để sử dụng một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó 
một cách nghệ thuật. 
 Ví dụ : 
(1) Zôngv chaor tưx txuôk grei lul nhaoz sâu cha sâu iz zangr vênhx 
txâur lul jangv hmao ntux nhaoz cưr tsêr. 
 Dùng các từ ngữ liên kết câu ở trên để viết một đoạn văn tả cảnh buổi 
tối ở nhà em. 
2.2. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu 
Paor vêv jôngr hâur đêx 
Nhux Yangr lê jôngr tưz tangl jaol, tangz yuôr iz puôr shur nhaoz pêl 
hâur Đêx Txa. Uô lê tangz tsênhv muôx ntâu ziv hâur sơưv tưz tsênhv ntur 
jôngr cha uô têz. 
Zaos tsi muôx jôngr mak têx pangr lax nteir tưz tsi muôx đêx uô. Cxơưx 
uô lê zơưv Tsangz A Nhax cuiz tênhv zuv aoz tul fôngx zưl zaos zơưv Vangx 
A Sơưv haz Lik A Qaox uô cê sâu ntơưr thix ziv tru Pangz coangk lik jôngr 
hâur đêx pêl shênhv, chaoz jôngr hâur Đêx Txa tru Hôiv nênhs lâul sơưv 
coangk lik haz paor vêv. 
 Nênhs lâul hâur sơưv lê thix ziv tưz tâu jênhv lul. Thâuk tâu chaoz angr, 
chaoz jôngr, zơưv Tsangz A Nhax tsak traor đrus cxuô lênhx môngl tsaor 
hơưk lul chaos. Txix thâuk muôx tsưr, tsi muôx lênhx tưs cangr tuôx ntur 
jôngr hâur Đêx Txa lơưv. Pux tuz nhuôs hâur sơưv qir thơưx tâu sâu hơưk. 
Têx pangr lax nteir tưz txâuk đêx uô aoz chiv, sơưv vêx zaos jangv tâu yeiz 
pluôs, zis zis tưz pâuz ndu Tsangz A Nhax lê txax njis. 
Yênhx Thaox 
Bảo vệ rừng đầu nguồn 
 Rừng của xã Nhù Sáng đang hết dần, chỉ còn vài đám nơi đầu nguồn con 
suối Đề Cha. Vậy mà vẫn còn nhiều hộ gia đình trong xã đang muốn phá nốt 
để làm nương. 
 Nếu không còn rừng, thì những tràn ruộng bậc thang của xã sẽ không có 
nước để canh tác. Lo như vậy nên ông Tráng A Nhà quyết định rủ hai ông bạn 
là ông Vàng A Sở và Lý A Sào cùng viết đơn đề nghị với Ban quản lý rừng 
phòng hộ của huyện cho Hội người cao tuổi của xã được nhận đất rừng đầu 
nguồn suối Đề Cha để quản lý và bảo vệ. 
 Đề nghị ấy của Hội người cao tuổi xã đã được chấp nhận. Sau khi được 
giao đất giao rừng, ông Tráng A Nhà tiếp tục cùng với mọi người đi tìm giống 
4 
thảo quả về trồng dưới tán rừng. Từ khi có chủ, không còn ai dám đến chặt 
phá rừng đầu nguồn con suối Đề Cha nữa. Bà con trong xã cũng bắt đầu có 
thu nhập từ thảo quả. Các tràn ruộng bậc thang có đủ nước cấy hai vụ, xã cơ 
bản thoát khỏi đói nghèo, nhà nhà biết ơn ông Tráng A Nhà. 
Tác giả: Thào A Sình 
- Mức 1 (Biết) :Câu hỏi yêu cầu học sinh dựa vào từ ngữ, hình ảnh, chi 
tiết trong bài để trả lời. 
Ví dụ : 
+ Jôngr nhaoz xar Nhux Yangr tưz tsuv xưk lê changl? (Rừng ở xã Nhù 
Sáng đang trong tình trạng như thế nào?) 
+ Chaor nênhs lâul nhaoz nor tưz muôx thix ziv đangz tsi? (Hội người 
cao tuổi đã có đề nghị gì?) 
+ Thâuk tâu chaoz jôngr, zơưv Tsangz A Nhax tưz uô tsi? (Sau khi 
được giao rừng, ông Tráng A Nhà đã làm gì?) 
- Mức 2 (Hiểu) :Câu hỏi yêu cầu HS phải dựa vào ngữ cảnh, suy luận để 
cắt nghĩa, giải thích như: 
+ Hiểu (giải thích được) ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh/chi tiết/sự kiện,... 
trong bài đọc. 
+ Xác định (lựa chọn) được các thông tin/ chi tiết, sự kiện chính (quan 
trọng),... của bài đọc. 
+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 
+ Tóm tắt được nội dung của bài đọc. 
Ví dụ: 
+ Cwnhav đeiv xangv/ zangv veenhxx/ txux lul twxx đuô? Viv tê 
changl? (Em thích hình ảnh/ đoạn văn/ chi tiết nào nhất? Vì sao?) 
+ Zawngxx nheenhv khơưk cwrr xangr đangz tri? (Bài đọc làm em suy 
nghĩ về điều gì?) 
- Mức 3 (Vận dụng trực tiếp) :Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nội 
dung của văn bản; lí giải hoặc giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự như 
tình huống/vấn đề trong văn bản. 
Ví dụ : 
Sau khi học xong bài này, nếu thấy cha mẹ vẫn sử dụng hình thức đốt 
rừng để làm nương em sẽ nói gì để cha mẹ hiểu? 
- Mức 4 (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực 
tiễn) : Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản; vận dụng 
những ý nghĩa, bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề trong 
cuộc sống.Ví dụ: 
+Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công 
dân với quê hương, đất nước ? 
+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường, giữ bình yên cho trái đất? 
5 
IV. Quy trình xây dựng đề kiểm tra 
Quy trình ở đây được hiểu là các bước cụ thể (có tính ước lệ và chỉ là gợi 
ý tham khảo)để thiết kế một đề kiểm tra môn Tiếng dân tộcở tiểu học: 
Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, 
phẩm chất nào của HS ? Vào thời điểm nào? Đối tượng HS nào?...) 
Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục 
đích đánh giá, Chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung trọng tâm cốt lõiđể xác 
định các chủ đề nội dung cần đánh giá). 
Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu 
hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2) 
Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) các câu hỏi/bài tập ở 
bước 3 và thời gian làm bài. 
Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng 
câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình 
dung được các tình huống HS sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước 
tính điểm số) 
Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu 
hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có 
điều kiện – đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được 
các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm 
kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học). 
V. Hướng dẫn kiểm tra định kì theo từng lớp 
1. Lớp 3 
2.1.1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra 
từng cá nhân) : 5 điểm 
* Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ 
năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc) của học 
sinh ở học kì II. 
* Nội dung kiểm tra : 
+ HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học hoặc một đoạn văn 
không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên 
bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành 
tiếng) 
+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. 
* Thời gian kiểm tra : GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng 
HS qua các tiết Ôn tập ở cuối học kì. 
* Cách đánh giá, cho điểm : 
 - Đọc rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu câu : 1 điểm 
 - Độ đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 7 tiếng) : 1 điểm 
 - Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu : 1 điểm 
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các cụm từ làm rõ nghĩa: 1 điểm 
 - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 
6 
2.1.2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểmtra từ và câu (bài kiểm tra 
viết cho tất cả học sinh): 5 điểm 
* Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng đọc hiểu; kiến thức, kĩ năng về từ và 
câu của học sinh. 
* Phân bố điểm cho các nội dung khảo sát : có thể phân bố điểm như 
sau: 
- Đọc hiểu văn bản : 5 điểm 
 - Kiến thức, kĩ năng về từ và câu : 0 điểm 
Điểm tối đa cho mỗi câu trắc nghiệm (lựa chọn, trả lời ngắn, điền, 
nối): 0,5 điểm. 
Điểm tối đa cho mỗi câu trả lời câu hỏi mở (chủ yếu là câu hỏi ở mức 3là 
mức 4) : 1 điểm. (Nêu rõ đáp án chấm điểm : 0 – 0,5 - 1) 
 * Phân bố nội dung kiểm tra ở từng mức :tùy theo từng trường có thể 
đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá của từng địa 
phương, chẳng hạn: Mức 1: khoảng 40%; Mức 2: khoảng 30%; Mức 3: 
khoảng 30%; Mức 4: 0%. 
* Thời gian làm bài kiểm tra :khoảng 35 – 40 phút 
* Ví dụ ma trận nội dung kiểm tra đọc hiểu và kiến thức từ và câu cuối 
học kì 2 lớp 3. 
Mạch kiến thức, kĩ năng 
Số câu, 
số điểm 
Mức 
1 
Mức 
2 
Mức 
3 
Mức 
4 
Tổng 
Kiến thức tiếng dân tộc : 
(1) Nhận biết được từ chỉ tính chất của sự 
vật 
Số câu 0 0 1 0 01 
Số điểm 0 0 1 0 01 
Đọc hiểu văn bản: 
(1) Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi 
tiết trong bài đọc; nêu đúng ý nghĩa của chi 
tiết, hình ảnh trong bài. 
(2) Hiểu ý chính của đoạn văn. 
(3) Giải thích được chi tiết đơn giản trong 
bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông 
tin đơn giản từ bài đọc. 
(4) Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, 
nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ 
chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài 
học đơn giản. 
Số câu 1 1 1 1 04 
Số điểm 1 1 1 1 04 
Tổng 
Số câu 1 1 2 1 5 
Số điểm 1 1 2 1 5 
Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng dân tộc 
cuối học kì II lớp 3 
7 
TT Chủ đề 
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 
Tổng 
TN TL TN TL TN TL TN TL 
1 Đọc hiểu 
văn bản 
Số 
câu 
1 1 1 
 1 4 
Câu 
số 
2 Kiến thức 
tiếng dân 
tộc 
Số 
câu 
 1 1 
Câu 
số 
Tổng số câu 1 1 1 1 1 5 
* Một số chỉ dẫn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận 
- Bài đọc hiểu gồm 1 văn bản là câu chuyện, bài văn, văn bản khoa học 
thường thức, tổng độ dài của các văn bản khoảng 100 chữ, thời gian đọc thầm 
khoảng 2 phút (theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng dân tộc lớp 3 – 
HKII). 
- Dạng câu hỏi TNKQ dùng trong đề kiểm tra gồm: câu hỏi 3 phương 
án trả lời để học sinh chọn 1 phương án trả lời, câu hỏi yêu cầu điền ngắn (một 
từ hoặc cụm từ, dấu câu vào chỗ trống) 
- Câu hỏi tự luận trong đề bài này là loại câu hỏi yêu cầu HS tự hình 
thành câu trả lời bao gồm một hoặc một số ít câu dùng để : nêu ý kiến cá nhân 
về một chi tiết trong bài đọc, nêu ý kiến giải thích ngắn về một chi tiết trong 
bài đọc, trình bày cách phân loại hoặc sắp xếp ý trong bài đọc theo yêu cầu, 
viết câu có các hiện tượng từ vựng, ngữ pháp đã học  
- Thời gian tính trung bình để học sinh làm một câu hỏi TNKQ : 1 phút. 
- Thời gian tính trung bình để học sinh làm một câu hỏi tự luận dao 
động từ 2-4 phút. 
2. Bài kiểm tra viết (10 điểm) 
2.1. Kiểm tra viết chính tả(bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 7 
điểm 
* Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh ở học kì 
II. 
* Nội dung kiểm tra :GV đọc cho HS cả lớp viết khoảng 9 từ; 
(Chính tả nghe – viết) một đoạn văn (hoặc thơ) phù hợp với chủ điểm 
đã học (khoảng 30chữ). 
- Hướng dẫn chấm điểm chi tiết : 
 Viết từ: 2 điểm 
Viết chính tả: 5điểm 
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm 
- Chữ viết rõ ràng, đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 1 điểm 
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm 
8 
- Trình bày đúng quy định: 1 điểm 
- Viết sạch, đẹp : 1 điểm 
2.2. Kiểm tra viết đoạn, bài(bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 3 
điểm 
* Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng viết đoạn văn của học sinh ở học kì 
II. 
* Nội dung kiểm tra : 
HS viết theo yêu cầu của đề bài thuộc nội dung chương trình đã học ở 
HKII. 
Đề kiểm tra viết đoạn văn, đánh giá tổng hợp được những nội dung học 
tập sau : kĩ năng viết chữ; kĩ năng viết chính tả; kĩ năng dùng từ; kĩ năng đặt 
câu; như: nhìn tranh viết từ, nhìn tranh viết câu, trả lời câu hỏi, 
- Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng 
mức điểm tùy theo đề bài cụ thể): 
TT Điểm thành phần 1.0 0.5 0 
1 Câu 1. Viết từ (1 điểm, 0,5 
điểm/từ) 
2 Câu 2. Viết câu (1 điểm) 
3 Chữ viết, chính tả(0,5 
điểm) 
4 Dùng từ, đặt câu(0,5 điểm) 
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II LỚP 3 
(Đề minh họa cho tiếng Mông) 
A. Kiểm tra đọc (10 điểm) 
 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (5 điểm) 
 Đọc từ: 2 điểm 
- GV chỉ vào 8 từ trong phiếu không theo thứ tự. Đọc sai hoặc không 
đọc được không cho điểm. 
 bay liệng, âu yếm, trung thu, hiểu biết, vầng trán, con trâu, bánh chưng, 
thông minh, que kem, kì diệu, con nhím, công viên, viên phấn, cây sim, khoai 
sọ, cái cân, gần gũi, xin lỗi, bao cát, xà phòng, bông hồng, hoa đào, chợ 
phiên, chợ tình, vườn cam, hoa mận, vui mừng, cô giáo, trường lớp, cuộn dây, 
mèn mén, gùi bắp, làm nương, trồng rừng, bản làng. 
Đọc câu/đoạn: 3 điểm 
Sau khi học sinh đọc xong, GV hỏi 1 câu hỏi về nội dung. 
(1) Mùa thu, bầu trời nhô cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn 
ngẩn ngơ bay lượn. 
Câu hỏi: Trên giàn thiên lí có gì? 
9 
+ Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã đến. 
Câu hỏi: Tu hú kêu báo hiệu điều gì? 
+ Sau trận mưa đêm, đường bờ ruộng rất lầy lội và trơn. 
Câu hỏi: Sau trận mưa đêm, đường bờ ruộng thế nào? 
+ Những cô thôn nữ yếm váy sặc sỡ chuẩn bị đến dự lễ hội. 
Câu hỏi: Những cô thôn nữ đến dự lễ hội thế nào? 
+ Buổi sáng, chợ phiên đã tấp nập người mua, kẻ bán. Các chị bán hàng 
nét mặt vui tươi chào mời khách đến. 
Câu hỏi: Chợ phiên thế nào? 
+ Hôm nay, Sùng đi học thấy rất vui vì có có các cô chú ở Hà Nội về 
thăm trường, lớp. 
Câu hỏi: Vì sao hôm nay đi học Sùng thấy rất vui? 
+ Hoa mận nở trắng sườn núi, hoa đào bắt đầu khoe sắc trên các thung 
lũng vùng Tây Bắc 
Câu hỏi: Trên các sườn núi và thung lũng vùng Tây Bắc có gì đặc biệt? 
 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (5 điểm) 
(Thời gian : 35 phút) 
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: 
Cha và con 
Con đường về Lao Chải trơn như đổ dầu và đầy đá ong lởm chởm. 
Dưới trời mưa xối xả, Vềnh ôm chặt lưng bố nói: 
- Bố ơi, mưa to và lạnh quá! 
- Ừ, mưa rừng mà! Bố trả lời. 
- Nếu bây giờ có một điều ước bố sẽ ước gì? 
Bố không trả lời. Nằm trên tấm lưng gầy của bố, Vềnh ước gì đôi 
bàn chân của nó bỗng biến thành ngựa khỏe để bố đỡ vất vả. 
- Bố ơi, con sẽ học thật giỏi để được đi học Đại học. Sau này con 
sẽ mua một con ngựa thật to và khỏe cho bố cưỡi. 
- Ừ, con trai của bố ngoan quá. 
 Việt Hà 
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng : 
Câu 1. Trời mưa, con đường về Lao Chải thế nào ?(M1) 
a. Trơn như đổ dầu và lầy lội . 
10 
b. Trơn như đổ dầu và đầy đá ong lởm chởm. 
c. Trơn như đổ dầu và dốc. 
Câu 2. Bố làm gì? (M2) 
 a. Cõng Vềnh 
 b. Dắt tay Vềnh 
 c. Chở Vềnh bằng xe đạp. 
Câu 3: Vềnh đã ước điều gì? (M1) 
 a. Ước trời tạnh mưa. 
 b. Ước học giỏi. 
 c. Ước đôi chân thành ngựa khỏe 
Viết câu trả lời 
Câu 4. Vì sao bố khen Vềnh ngoan? (M2) 
..............................................................................................................................
........................................................................................................................... 
Câu 5.Qua bài đọc, em học được ở Vềnh điều gì?(M3) 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
............................................................................................................................ 
Ma trận câu hỏi : 
TT Chủ đề 
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 
Tổng 
TN TL TN TL TN TL TN TL 
1 Đọc hiểu 
văn bản 
Số 
câu 
2 1 1 1 
5 
Câu 
số 
1,3 2 4 5 
2 Kiến thức 
tiếng Việt 
Số 
câu 
Câu 
số 
Tổng số câu 2 1 1 1 
5 
B. Kiểm tra viết (10 điểm) 
1. Chính tả nghe – viết (5 điểm) (15 phút) 
Mùa xuân đến 
 Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng 
vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, này lộc. 
Theo Nguyễn Kiên 
2. Viết từ, câu (5 điểm) (25 phút) 
11 
Nhìn tranh viết từ 
Nhìn tranh viết câu 
............................................................................................................ 
2. LỚP 4 
2.1. Bài kiểm tra đọc (10 điểm) 
2.1.1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra 
từng cá nhân): 4 điểm 
12 
* Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ 
năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc) của học 
sinh ở học kì II. 
* Nội dung kiểm tra : 
+ HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học hoặc một đoạn văn 
không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên 
bài, đoạn đọ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfTiếng dân tộc.pdf