1 MÔN TIẾNG VIỆT I. Mục đích, yêu cầu Tài liệu tập huấn hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên tiểu học cách thức thiết kế đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Sau khi tập huấn, mỗi giáo viên đều hiểu biết rõ ràng, đầy đủ và thực hành biên soạn được các câu hỏi / bài tập 4 mức độ và đề kiểm tra định kì dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt; từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của từng học sinh theo tiếp cận năng lực và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền. II.Hướng dẫn chung - Kiểm tra định kì môn Tiếng Việt được tiến hành với 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết, bao gồm : + Bài kiểm tra đọc (10 điểm). + Bài kiểm tra viết (10 điểm). (ở mỗi lớp, sẽ có hướng dẫn riêng) Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt (điểm chung) là trung bình cộng điểm của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết quy về thành điểm 10 (chia số điểm thực tế cho 2) và được làm tròn 0,5 thành 1. Ví dụ: điểm thực tế của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết là 19, quy về thang điểm 10 là 9,5 (làm tròn số thành 10). III. Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ 1. Gợi ý quy trình xây dựng câu hỏi/bài tập theo 4 mức độ Bước 1: Xác định mục tiêu cần kiểm tra (nội dung và yêu cầu cần đạt). Từ đó xác định mức độ (bằng cách đối chiếu với 4 mức độ) và dự kiến câu hỏi/bài tập. Bước 2: Xây dựng hướng dẫn chấm câu hỏi/bài tập. Bước 3:Điều chỉnh câu hỏi/bài tập nếu cần thiết (có thể chuyển thành câu hỏi/bài tập mức độ dễ hơn, bằng cách: giảm bớt thao tác, giảm độ nhiễu, giảm yêu cầu,; hoặc chuyển thành câu hỏi/bài tập ở mức độ khó hơn, bằng cách: tăng thao tác, tăng độ nhiễu, tăng yêu cầu, ). Bước 4: Thử nghiệm trên lớp học để đánh giá tính khả thi của câu hỏi/bài tập (nếu có điều kiện). 2. Ví dụ minh họa câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ Môn Tiếng Việt ở tiểu học có mục tiêu hàng đầu là hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) cho học sinh. Việc xây dựng câu hỏi/bài tập theo 4 mức độ phù hợp để áp dụng cho nội dung kiểm tra kiến thức, kĩ năng về từ và câu và kiểm tra đọc hiểu. Các nội dung kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng, viết chính tả, viết đoạn/bài cần có chỉ dẫn riêng. 2. 1. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt 2 - Mức 1 (Biết) :Nhận biết được hoặc nêu được định nghĩa đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó. Ví dụ: (1) Thế nào là từ đồng nghĩa? (2) Tìm 3 từ đồng nghĩa trong mỗi dòng sau: a) nước nhà, non sông, tổ quốc, hành tinh b) hoàn cầu, năm châu, giang sơn, thế giới c) kiến thiết, xây dựng, kiến nghị, dựng xây - Mức 2 (Hiểu) :Lấy ví dụ cho một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó hoặc giải thích được vì sao một trường hợp cụ thể nào đó thuộc một đơn vị, kiểu loại, quan hệ nào đó. Ví dụ: (1) Nêu ví dụ về từ đồng nghĩa. (2) Vì sao ca trong câu a và ca trong câu b là hai nghĩa khác nhau của một từ ca? Vì sao ca trong câu a và ca trong câu c là hai từ đồng âm? a) Cho tôi mượn cái ca một tí. b) Sa uống hết cả ca nước. c) Lan ca rất hay. - Mức 3 (Vận dụng trực tiếp) : Lựa chọn, sử dụng đúng một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào. Ví dụ: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào 4 chỗ trống trong các câu sau: ( hiền hòa, hiền lành, hiền từ, nhân ái) a) Bạn Nhung lớp em rất .................... b) Dòng sông chảy ................... giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. c) Ba luôn nhìn em bằng cặp mắt ..................... d) Cụ già ấy là một người .................. - Mức 4 (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn) : Lựa chọn để sử dụng một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó một cách nghệ thuật. Ví dụ : Thay từ in đậm bằng một từ láy đồng nghĩa để câu văn gợi tả hơn: Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanhtrong mây. 2.2. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu - Mức 1 (Biết) :Câu hỏi yêu cầu HS dựa vào từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong bài để trả lời. Ví dụ : (1) Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ? (Bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim” – Tiếng Việt 2) (2) Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật ? (Bài “Hội vật” – Tiếng Việt 3) 3 - Mức 2 (Hiểu) :Câu hỏi yêu cầu HS phải dựa vào ngữ cảnh, suy luận để cắt nghĩa. Ví dụ: (1) Vì sao cô giáo khen Mai ? (Chiếc bút mực – Tiếng Việt 2) (2) Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ? (Bài “Mồ Côi xử kiện” – Tiếng Việt 3) - Mức 3 (Vận dụng trực tiếp) :Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nội dung của văn bản; lí giải hoặc giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự như tình huống/vấn đề trong văn bản. Ví dụ : (1) Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ? (Bài “Những hạt thóc giống” - Tiếng Việt 4) (2) Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào? (Bài “Tuổi Ngựa” - Tiếng Việt 4) - Mức 4 (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn) : Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản; vận dụng những ý nghĩa, bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ: (1) Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước ? (Bài “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng” – Tiếng Việt 5) (2) Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất? (Bài “Bài ca về trái đất” – Tiếng Việt 5) IV. Quy trình xây dựng đề kiểm tra Quy trình ở đây được hiểu là các bước cụ thể (có tính ước lệ và chỉ là gợi ý tham khảo)để thiết kế một đề kiểm tra môn Tiếng Việt ở tiểu học: Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của HS ? Vào thời điểm nào? Đối tượng HS nào?...) Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung trọng tâm cốt lõiđể xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá). Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2) Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài. Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống HS sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số) 4 Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện – đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học). 5 LỚP 1 - HƯỚNG DẪN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II I. Bài kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếngkết hợp kiểm tra nghe, nói (kiểm tra từng cá nhân) :7 điểm * Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe hiểu, nói thành câu theo chủ đề (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọchoặc trả lời câu hỏi về bản thân, người thân) * Nội dung kiểm tra: + HS đọc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng) + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn/bài đọc do giáo viên nêu ra. * Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở cuối học kì II. * Cách đánh giá, cho điểm : - Đọc to, rõ ràng : 1 điểm nếu đọc to đủ nghe, rõ từng tiếng; 0 điểm nếu đọc chưa to và chưa rõ - Đọc đúng : 2 điểm chỉ có 0-2 lỗi ; 1 điểm nếu có 3-4 lỗi; 0 điểm nếu có hơn 4 lỗi - Tốc độ đảm bảo 40-50 tiếng /phút : 2 điểm nếu đạt tốc độ này, 1 điểm nếu tốc độ khoảng 30 tiếng / phút ; 0 điểm nếu tốc độ dưới 50 tiếng / phút ; - Ngắt nghỉ đúng ở dấu câu : 1 điểmnếu có 0-2 lỗi ; 0 điểm nếu có hơn 2 lỗi - Nghe hiểu câu hỏi: 0,5 điểm thể hiện hiểu câu hỏi và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi (Hỏi về người thì trả lời về người, hỏi về hoạt động thì trả lời hoạt động ); 0 điểm nếu chưa hiểu câu hỏi, thể hiện trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi - Nói thành câu câu trả lời :0,5 điểm khi trả lời câu hỏi thành câu; 0 điểm khi câu trả lời không thành câu và gây khó hiểu 2. Kiểm tra đọc hiểu (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 3 điểm * Mục tiêu :nhằm kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của học sinh theo chuẩn của Bộ GD và ĐT quy định. * Nội dung kiểm tra: 6 - Đọc một đoạn/bài có độ dài khoảng 80- 100 chữ + Xác định được thông tin/chi tiết trong bài + Hiểu nghĩa từ ngữ, chi tiết trong bài đọc + Liên hệ đơn giản chi tiết trong bài với bản thân hoặc với thực tế cuộc sống * Cách đánh giá, cho điểm: - Điểm tối đa cho mỗi câu trắc nghiệm lựa chọn câu trả lời đúng, điền ngắn, điền, nối cặp đôi : 0,5 điểm. - Điểm tối đa cho mỗi câu trả lời câu hỏi mở (chủ yếu là câu hỏi ở mức 3): 1 điểm. * Thời gian làm bài kiểm tra : khoảng 35 – 40 phút 3. Ma trận nội dung kiểm tra phần đọc hiểu (phần kiểm tra kiến thức đưa vào bài kiểm tra viết vì KT ở lớp 1 chỉ gồm: quy tắc chinh tả quốc ngữ, vốn từ, dấu câu) * Phân bố nội dung kiểm tra ở từng mức: Mức 1: khoảng 40%; Mức 2: khoảng 40%; Mức 3: khoảng 20%; Mức 4: 0% *Ví dụ minh họa : Ma trận nội dung kiểm tra kiến thức vàđọc hiểu cuối học kì II lớp 1 Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu, số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Kiến thức Số câu 2 2 1 0 05 Số điểm 1 1 1 0 03 Đọc hiểu văn bản Số câu 2 2 1 0 05 Số điểm 1 1 1 0 03 Tổng Số câu 4 4 2 0 10 Số điểm 2 2 2 0 06 Ma trận câu hỏi đề kiểm tra đọc hiểumôn Tiếng Việt cuối học kì II lớp 1 7 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản Số câu 2 2 1 5 Câu số 1-2 3-4 5 5 2 Kiến thức tiếng Việt Số câu 1 1 1 3 Câu số 6-7 8-9 10 Tổng số câu 3 3 2 2 10 * Một số chỉ dẫn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận - Bài đọc hiểu gồm 1 văn bản là câu chuyện, bài văn, bài thơ Tổng độ dài của các văn bản khoảng 80- 100 chữ, thời gian đọc thầm/nhẩm khoảng 2- 3 phút. - Dạng câu hỏi TNKQ dùng trong đề kiểm tra gồm : câu hỏi 4 phương án trả lời để học sinh chọn 1 phương án trả lời, câu hỏi yêu cầu điền ngắn (một từ hoặc cụm từ ngắn, nối cặp đôi) - Câu hỏi tự luận trong đề bài này là loại câu hỏi yêu cầu HS tự hình thành 1 câu trả lời để: nêu ý kiến cá nhân về một chi tiết trong đoạn/bài đọc, nêu ý kiến giải thích ngắn về một chi tiết trong đoạn/bài đọc. - Thời gian tính trung bình để học sinh làm một câu hỏi TNKQ: 1- 2 phút; làm một câu hỏi tự luận: từ 2- 4 phút. II. Bài kiểm tra viết kết hợp với kiểm tra kiến thức (10 điểm) 2.1. Phần kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): (6 điểm ) * Mục tiêu: kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh ở học kì II. * Nội dung kiểm tra: GV đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe – viết đối với HS học sách Công nghệ giáo dục; nhìn- chép đối với HS học sách hiện hành) một đoạn văn (hoặc thơ), một đoạn văn bản thông tin không phải là văn bản đã đọc ở lớp (khoảng 30 chữ): - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ - Viết đúng các từ ngữ, dấu câu - Tốc độ viết khoảng 30 chữ / 15 phút - Trình bày bài viết * Hướng dẫn chấm điểm chi tiết : - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ: 1 điểm nếu viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ; 0 điểm nếu viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng các từ ngữ, dấu câu:2 điểm nếu có 0-4 lỗi; 1 điểm nếu có 5 lỗi; 8 0 điểm nếu có hơn 5 lỗi - Tốc độ viết khoảng 30 chữ / 15 phút :2 điểm nếu viết đủ số chữ ghi tiếng; 1 điểm nếu bỏ sót 1-2 tiếng ;0 điểm nếu bỏ sót hơn 2 tiếng - Trình bày :1 điểm nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng; 0 điểm nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2.2. Phần kiểm tra viết câu diễn đạt một ý kiến : 1 điểm - Viết câu trả lời câu hỏi thuộc chủ điểm về bản thân hoặc gia đình, trường học, cộng đồng, hoặc viết câu nói về nội dung bức tranh / ảnh. - Hướng dẫn chấm điểm : 1 điểm nếu câu trả lời đúng trọng tâm câu hỏi và thành câu; 0 điểm cho câu trả lời chưa đúng trọng tâm câu hỏi hoặc chưa thành câu. 2.3 Phần kiểm tra kiến thức : 3 điểm - Viết chính tả các tiếng có âm đầu dễ lẫn. - Hiểu nghĩa từ hoặc phát triển vốn từ thuộc chủ đề quen thuộc về bản thân, trường học, gia đình, thiên nhiên đất nước. - Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi để kết thúc câu . II.ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 CUỐI HỌC KÌ II A. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Con chuồn chuồn nước 9 Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vụt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Theo Nguyễn Thế Hội 1. Đoạn văn tả con chuồn chuồn đang ở đâu?(M2-0,5đ) a. Trong vườn b. Trên hồ nước c. Trên mặt ao d. Trên cánh đồng 2. Con chuồn chuồn tung cánh bay như thế nào? (M1- 0,5đ) a. rung rung b. vụt lên c. phân vân d. lướt nhanh 3. Tìm từ trong bài điền vào chỗ trống. (M1- 0,5đ) a. Bốn cái cánh như giấy bóng. b. Hai con mắt . như thủy tinh. 4. Khoanh tròn vào đáp án đúng (M2- 0,5đ) Đoạn văn trên cho em biết về: a. Vẻ đẹp con chuồn chuồn b. Vẻ đẹp mùa thu c. Vẻ đẹp hồ nước d. Vẻ đẹp cây lộc vừng 5. Em viết một câu nói về con chuồn chuồn mà em biết (M3-1đ). ............................................................................................................ * Kiểm tra Nghe- Nói (1 điểm) GV: Hỏi HS một trong 2 câu sau : 1/ Em chọn một câu văn tả về con chuồn chuồn trong bài đọc mà em thích nhất và đọc câu đó. 10 2/ Theo em, con chuồn chuồn nước như thế nào? HS: Trả lời theo ý của mình B. KIỂM TRA VIẾT 1. Viết chính tả(7 điểm) Hoa kết trái (trích) Hoa cà tim tím Hoa mướp vàng vàng Hoa lựu chói chang Đỏ như đốm lửa. Hoa vừng nho nhỏ Hoa đỗ xinh xinh Hoa mận trắng tinh Rung rinh trong gió. Thu Hà 2. Bài tập (3 điểm): 1. Điền vào chỗ trống l hay n( M1-0,5đ) Hoa ...ựu Quả ...a 2. Điền vào chỗ trống ch hay tr( M1-0,5đ) Hoa mận ...ắng tinh. Em thích ...ả cá. 11 3. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ em chọn ở cột B để tạo thành câu (M2- 0,5đ) A B Chú mèo mướp trèo lên cây cau (1) nhảy xuống hồ bơi tung tăng (2) đuổi theo mấy chú gà mẹ (3) ăn cám trong lồng (4) 4. Em hãy chọn 1 từ cho trong ngoặc điền vào chỗ trốngđể hoàn thành câu văn sau: (M2- 0,5đ) ......, hoa lựu nở đỏ rực cả góc vườn. ( Mùa thu, Mùa hạ, Mùa xuân, Mùa đông) 5.Viết tên 2-3 loại hoa mà em biết ( M3- 1đ) 12 HƯỚNG DẪN KIỂM TRA LỚP 2 VÀ LỚP 3 I. Bài kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân) : 4 điểm * Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc) * Nội dung kiểm tra : + HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 2, 3hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng) + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. * Thời gian kiểm tra : GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở cuối học kì. * Cách đánh giá, cho điểm : - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm - Đọcđúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm 2.Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểmtra kiến thức tiếng Việt (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 6 điểm * Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng đọc hiểu; kiến thức, kĩ năng về từ và câu của học sinh. * Phân bố điểm cho các nội dung khảo sát : có thể phân bố điểm như sau: - Đọc hiểu văn bản : 4/6 điểm - Kiến thức, kĩ năng tiếng Việt : 2/6 điểm Điểm tối đa cho mỗi câu trắc nghiệm (lựa chọn, trả lời ngắn, điền, nối): 0,5 điểm. Điểm tối đa cho mỗi câu trả lời câu hỏi mở (chủ yếu là câu hỏi ở mức 3 và mức 4) : 1 điểm. (Nêu rõ đáp án chấm điểm : 0 – 0,5 - 1) * Phân bố nội dung kiểm tra ở từng mức :tùy theo từng trường có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá của từng địa phương, chẳng hạn: Mức 1: khoảng 20%; Mức 2: khoảng 30%; Mức 3: khoảng 30%; Mức 4: khoảng 20%. * Thời gian làm bài kiểm tra :khoảng 35 – 40 phút * Ví dụ ma trận nội dung kiểm tra đọc hiểu và kiến thức từ và câu cuối học kì 1 lớp 3. Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu, Mức Mức Mức Mức Tổng 13 số điểm 1 2 3 4 Kiến thức tiếng Việt : - Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất. -Nắm vững mô hình phổ biến của câu trần thuật đơn và đặt câu theo những mô hình này. -Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm. - Bước đầu nhận biết biện phápso sánh trong bài học và trong lời nói... Số câu 1 1 1 0 03 Số điểm 0,5 0,5 1 0 2 Đọc hiểu văn bản: -Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc; nêu đúng ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh trong bài. - Hiểu ý chính của đoạn văn. -Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài đọc. -Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn giản. Số câu 2 2 1 1 06 Số điểm 1 1 1 1 04 Tổng Số câu 3 3 2 1 9 Số điểm 1,5 1,5 2 1 6 Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối học kì I lớp 3 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản Số câu 2 2 1 1 6 Câu số 2 Kiến thức tiếng Việt Số câu 1 1 1 3 Câu 14 số Tổng số câu 3 3 2 1 9 * Một số chỉ dẫn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận - Bài đọc hiểu gồm 1 - 2 văn bản là câu chuyện, bài văn, bài thơ, văn bản khoa học thường thức ngoài sách giáo khoa (hoặc nếu sử dụng lại văn bản trong sách giáo khoa thì cần thiết kế câu hỏi/bài tập mới, không sử dụng lại câu hỏi/bài tập đã có trong sách giáo khoa), tổng độ dài của các văn bản khoảng 200 chữ, thời gian đọc thầm khoảng 2 – 3 phút (theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3 – HKI). - Dạng câu hỏi TNKQ dùng trong đề kiểm tra gồm : câu hỏi 4 phương án trả lời để học sinh chọn 1 phương án trả lời, câu hỏi yêu cầu điền ngắn (một từ hoặc cụm từ, dấu câu vào chỗ trống), câu hỏi nối cặp đôi, câu hỏi Đúng – Sai phức hợp,... - Câu hỏi tự luận trong đề bài này là loại câu hỏi yêu cầu HS tự hình thành câu trả lời bao gồm một hoặc một số ít câu dùng để : nêu ý kiến cá nhân về một chi tiết trong bài đọc, nêu ý kiến giải thích ngắn về một chi tiết trong bài đọc, trình bày cách phân loại hoặc sắp xếp ý trong bài đọc theo yêu cầu, viết câu có các hiện tượng từ vựng, ngữ pháp đã học - Thời gian tính trung bình để học sinh làm một câu hỏi TNKQ : 1 phút. - Thời gian tính trung bình để học sinh làm một câu hỏi tự luận dao động từ 2-4 phút. II. Bài kiểm tra viết (10 điểm) 1. Kiểm tra viết chính tả(bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 4 điểm * Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh * Nội dung kiểm tra :GV đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe – viết) một đoạn văn (hoặc thơ) phù hợp với chủ điểm đã học (khoảng 60 - 70 chữ). * Thời gian kiểm tra : khoảng 15 phút - Hướng dẫn chấm điểm chi tiết : - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng
Tài liệu đính kèm: