Hóa học - Ôn tập Amin đề 1

docx 24 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1602Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hóa học - Ôn tập Amin đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Ôn tập Amin đề 1
ÔN TẬP AMIN ĐỀ 1
Câu 1: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ : (1) amoniac ; (2) anilin; (3) etylamin ; (4) đietyl amin; (5) Kali hiđroxit.
A. (2)<(1)<(3)<(4)<(5).                                               B. (1)<(5)<(2)<(3)<(4).
C. (1)<(2)<(4)<(3)<(5).                                               D. (2)<(5)<(4)<(3)< (1).
Câu 1:  Đáp án : A
KOH là bazo mạnh nên xếp cuối cùng. => Loại B và D
Giữa 3 và 4 thì (4) là amin bậc 2 nên có tính bazo mạnh hơn
=> Loại ý C
=> Đáp án A
Câu 2: Cho các dung dịch sau có cùng pH: HCl; NH4Cl; C6H5NH3Cl. Thứ tự tăng dần nồng độ mol/lít của các dung dịch là
A. HCl < NH4Cl <  C6H5NH3Cl                                 B. HCl < C6H5NH3Cl < NH4Cl
C. C6H5NH3Cl < NH4Cl < HCl                                  D. NH4Cl < HCl < C6H5NH3Cl
Câu 2: Đáp án : B
Cùng pH nghĩa là cùng số mol H+ phân li ra. Nồng độ mol càng cao, H+ phân li ra càng nhiều và axit càng mạnh, H+ cũng càng phân li ra nhiều.
Do đó HCl là axit mạnh nhất nên cũng phân li ra nhiều H+ nhất, do đó HCl có nồng độ thấp nhất => Loại C và D
C6H5NH3Cl có tính axit mạnh hơn NH4Cl do có nhóm C6H5-
=> thứ tự đúng là 
HCl < C6H5NH3Cl < NH4Cl
=> Đáp án B
Câu 3: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dung dịch NaCl                                                     B. dung dịch HCl
C. nước Br2.                                                              D. dung dịch NaOH.
Câu 3: Đáp án : C
2 chất đều tác dụng được với nước Br2
=> Đáp án C
Câu 4: Phenol và anilin đều làm mất màu nước brom còn toluen thì không, điều này chứng tỏ
A. nhóm –OH và –NH2 đẩy e mạnh hơn nhóm –CH3
B. nhóm –OH và –NH2 đẩy e yếu hơn nhóm –CH3.
C. khả năng đẩy e của nhóm –OH>-CH3>-NH2
D. nhóm –CH3 hút e mạnh hơn nhóm –OH và –NH2.
Câu 4:   Đáp án : B
-OH và -NH2, akyl (các gốc đồng đẳng với CH3) đều là gốc đẩy e,  
Thứ tự đẩy e như sau:  –CH3 > –OH > –NH2 
=> Đáp án B
Câu 5: Khi nhỏ vài giọt dung dịch C2H5NH2 vào dd FeCl3 sau phản ứng thấy
A. dung dịch trong suốt không màu                           B. dung dịch màu vàng nâu        
C. có kết tủa màu đỏ gạch                                    D. có kết tủa màu nâu đỏ
Câu 5: Đáp án : D
Do amin có tính bazo, vào nước tạo OH- nên tác dụng với FeCl3 tạo Fe(OH)3 kết tủa đỏ nâu
=> Đáp án D
Câu 6: Nhận xét nào dưới đây không đúng?
(1)Anilin có tính bazơ, phenol có tính axit
(2)Phenol và anilin dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm do ảnh hưởng của vòng benzen lên nhóm –OH hoặc –NH2.
(3)Anilin và phenol đều dễ tham gia phản ứng thế với dd Br2 tạo kết tủa trắng
(4)Anilin và phenol đều tham gia phản ứng cộng H2 vào nhân thơm
A. 1,2                          B. 2,3                          C. 3,4                          D.   2,4
Câu 6: Đáp án : D
ý A hiển nhiên đúng
ý B sai vì thế ở nhân thơm, phản ứng diễn ra tại nhân thơm thì phải là ảnh hưởng của nhóm thế lên nhân thơm
ý C đúng
ý D sai
=> Đáp án D
Câu 7: Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C6H5NH2, dung dịch C6H5ONa, dung dịch NaOH, dung dịch CH3COOH, dung dịch HCl. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau ở điều kiện thích hợp, số cặp chất có phản ứng xảy ra là
A. 8                             B. 12                           C. 9                             D. 10
Câu 7:  Đáp án : C
Ta có:
C2H5OH tác dụng với 2 chất là HCl và CH3COOH
C6H5OH có tác dụng với 1 chất: NaOH
C6H5NH2 có phản ứng với 2 chất (CH3COOH và HCl)
C6H5ONa (muối của axit yếu có phản ứng với 2 chất là HCl và CH3COOH)
NaOH có phản ứng với 2 chất là HCl và CH3COOH.
=> Đáp án C
Câu 8: Cho chuỗi phản ứng sau:
C6H6 + HNO3 (H2SO4) -> X + Fe, HCl -> Y + NaOH -> Z. Tên gọi của Z là:
A. Anilin                                             B. Nitrobenzen
C. Phenylclorua                                  D. Phenol
Câu 8:  Đáp án : A
Theo thứ tự phản ứng, ta có:
X là C6H5-NO2
Y là: C6H5NH2
pt:    3 C6H5NO2 + 3Fe + 6HCl -> C6H5NH2 + 3FeCl2 + 2H2O
=> Z là anilin do Y không phản ứng với NaOH
=> Đáp án A
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 3,1 gam.                 B. 6,2 gam.                  C. 5,4 gam                  D. 2,6 gam.
Câu 9:  Đáp án : B
nN2 = 0,1 mol => nN = 0,2 mol
bảo toàn nguyên tố nito => n CH3NH2 = 0,2 mol
=> m = 0,2 . 31 = 6,2 gam
=> Đáp án B
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 7,4g một amin thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 9g H2O. CTPT của amin là:
A. C2H5N.                   B. C3H9N                    C. C3H10N2.                D. C3H8N2.
Câu 10: Đáp án : C
nCO2 = 0,3 mol => nC = 0,3 mol
nH2O = 0,5 mol => nH = 1 mol
Bảo toàn khối lượng => mN = 7,4 - 0,3.12 - 1 = 2,8 gam
=> nN = 0,2 mol
=> xét tỉ lệ => công thức của amin là C3H10N2
=> Đáp án C
Câu 11: Để kết tủa hết 400ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam hộn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25?
A. 41,4 gam                B. 40,02 gam               C. 51,75 gam              D. Không đủ điều kiện để tính.
 Câu 11: Đáp án : B
Do amin có tính bazo nên quá trình phản ứng sẽ là amin phản ứng hết với HCl trước, sau đó sẽ tạo kết tủa theo phương trình: 
FeCl3 + 3R-NH2 + 3H2O -> 3R-NH3Cl + Fe(OH)3 
=> Tổng số mol amin cần dùng là 0,4.0,5 + 0,8.0,4.3 = 1,16 mol
Xét hỗn hợp CH3NH2 và C2H5NH2 có M là 34,5 và có số mol là 1,16
=> m = 1,16 . 34,5 = 40,02 gam
=> Đáp án B
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, mạch hở bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3. Tên gọi của amin đó là
A. etylmetylamin                                B. đietylamin
C. đimetylamin                                   D. metylisopropylamin
Câu 12: Đáp án : A
Tỉ lệ 2:3 => tỉ lệ C:H là 2:6 = 1 : 3
=> kết hợp với 4 đáp án => amin đó chỉ có thể là C3H9N
=> Đáp án A
Câu 13: Khi cho 13,95g anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lit dd HCl 1M. Khối lượng muối thu được là
A. 25,9g                                  B. 20,25g       
C. 19,425g                              D. 27,15g
Câu 13: Đáp án : C
Theo bài ra, số mol anilin = 0,15 mol. HCl = 0,2 mol => HCl dư 0,05 mol
=> bảo toàn khối lượng: m = 13,95 + 0,15 . 36,5 = 19,425
=> Đáp án C
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Giá trị của a là
A. 0,05 mol                             B. 0,1 mol
C. 0,15 mol                             D. 0,2 mol
Câu 14: Đáp án : B
Theo bài ra, ta có nCO2 = 0,25 mol; nH2O = 0,4 mol
Áp dụng công thức:  n amin = (nH2O - nCO2)/1,5 (amin no đơn chức)
= (0,4 - 0,25) : 1,5 = 0,1 mol.
=> Đáp án B
Câu 15: Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl x(M). Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của x là
A. 1,3M                                   B. 1,25M
C. 1,36M                                 D. 1,5M
Câu 15: Đáp án : D
Giả sử C2H5-NH2 phản ứng hết ---> số mol HCL Phản ứng = Sô mol amin= 11.25 / 45 = 025 mol= Muối tạo thành
- Muối tạo thành là C2H5NH3Cl -- Khối lương là m= 0,25x(45+ 36,5)= 20,375 g   . Đề nói có 22,2 g chất tan --> HCl dư   => m HCl dư= m chất tan - m muối =1.825g --> số mol HCl dư là 1.825/36.5 = 0.05mol   => vậy số mol HCl tổng là = 0.25+0.05= 0.3 mol ---> CM (HCl) = n/V = 0.3/ 0.2 =1.5 M   => đáp án D
Câu 16: Đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2 và  H2O có tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 8:11. Biết rắng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có công thức dạng RNH3Cl. Số đồng phân của X thỏa mãn điều kiện trên là:
A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4
Câu 16: Đáp án : D
Theo bài ra, tỉ lệ nCO2 : nH2O = 8 : 11 => tỉ lệ C:H = 4 : 11
=> C4H11N
Theo bài ra thì X là amin bậc 1, do đó có: 
+) C-C-C-C-NH2 ( butan-1-amin) +) C-C(CH3)-C-NH2 ( butan-2-amin) +) C-C-C(CH3)-NH2 ( 2-metyl propan-1-amin) +) C-C(CH3)2-NH2 ( 2-metyl propan-2-amin) 
=> 4 đồng phân
=> đáp án D
Câu 17: Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H và N trong đó N chiếm 16,09% về khối lượng. X tác dụng được với HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức của X là
A. C3H7NH2                            B. C4H9NH2                           
C. C2H5NH2                            D. C5H11NH2
Câu 17: Đáp án : D
Theo bài ra, X đơn chức. Để ý 4 đáp án chỉ có 1 nhóm NH2 nên dựa vào phần trăm N
=> M X = 87
=> X là C5H11NH2
=> Đáp án D
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức đồng đẳng liên tiếp, thu được hỗn hợp sản phẩm và hơi nước với tỉ lệ:    V(CO2) : V(H2O)  = 8 : 17. Công thức của 2 amin là
A. C2H5NH2 và C3H7NH2                              B. C3H7NH2 và C4H9NH2
C. CH3NH2 và C2H5NH2                                D. C4H9NH2 và C5H11NH2
Câu 18: Đáp án : C
Tỉ lệ thể tích cũng như tỉ lệ số mol. 
VCO2 : VH2O = nCO2/nH2O = 8/17
Số mol hỗn hợp amin: (nH2O - nCO2)/1,5 = (17 - 8)/1,5 = 6
Số nguyên tử C trung bình là: 8/6 = 1,3333 Vì hỗn hợp  đầu gồm 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp CH3NH2 và C2H5NH2     
=> Đáp án C
Câu 19: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 22,475 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp X thì trong sản phẩm cháy có  V(CO2) : V(H2O) bằng
A. 8/13                        B. 5/8                          C. 11/17                      D. 26/41
Câu 19:  Đáp án : D
Bào toàn khối lượng => nHCl = 0,25 mol. vì amin đơn chức nên tổng số mol 2 amin là 0,25 mol
Có m = 13,35 và n = 0,25 => M trung bình: 53,4
Vì 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp nên đó là C2H5NH2 và C3H7NH2 và số mol tương ứng là 0,1 và 0,15
=> tỉ lệ thể tích cũng chỉnh là tỉ lệ mol là:
(0,1.2 + 0,15.3) : [(0,1.7 + 0,15 . 9) : 2] = 26/41
=> Đáp án D
Câu 20: Có 2 amin bậc 1: (A) là đồng đẳng của anilin, (B) là đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 3,21g (A) thu được 336 ml N2 (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn (B) cho hỗn hợp khí, trong đó V(CO2) : V(H2O) = 2 : 3. CTCT của (A),(B) là
A. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2
B. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2
C. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2CH2NH2
D. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2CH2NH2
Câu 20: Đáp án : A
Xét cả A và B đều là đơn chức.
- Đốt A, ta có nN = 0,03 mol => M A = 3,21 : 0,03 = 107
=> A là CH3C6H4NH2
- Đốt B ta có tỉ lệ C:H = 1:3 => C3H9N
=> B là CH3CH2CH2NH2   
=> Đáp án A
Câu 21: Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Công thức cấu tạo của 2 amin lần lượt là
A. CH3NH2 và C2H5NH2                                B. C3H7NH2 và C4H9NH2
C. CH3NH2 và C3H5NH2.                               D. C2H5NH2 và C3H7NH2.
Câu 21: Đáp án : A
bảo toàn khối lượng ta tìm được số mol HCl là: 0,25 mol
=> M trung bình: 9,85 : 0,25 = 39,4
=> Chắc chắn phải có CH3NH2
=> Loại B và D
xét ý C có amin không no, không thỏa mãn đề bài
=> Đáp án A
Câu 22: Trung hoà 0,9 gam 1 amin đơn chức X cần vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 có pH =1. Phát biểu không chính xác về X là:
A. X là chất khí
B. Tên gọi X là etyl amin
C. Dung dịch trong nước của X làm quỳ tím hóa xanh
D. X tác dụng được với dung dịch FeCl3 cho kết tủa Fe(OH)3
Câu 22:  Đáp án : B
Số mol H+ là 0,1 . 0,2 = 0,02 mol
=> M X = 0,9/0,02 = 45 => X có CTPT: C2H7N
=> ý A, C, D đều đúng
ý B sai do X có thể là C2H5NH2 hoạc CH3NHCH3
=> Đáp án B
Câu 23: A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó N chiếm 15,054% theo khối lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3g A tác dụng hết với nước brom dư thu được a gam kết tủa. giá trị của a là
A. 33                           B. 30                           C. 39                           D. 36
Câu 23: Đáp án : A
Theo bài ra, ta có M(A) = 14/0,15054 = 93
=> A là C6H5NH2
0,1 mol C6H5NH2 -> 0,1 mol C6H2Br3NH2
a = 33 gam
=> Đáp án A
Câu 24: Cho 10 gam hỗn hợp 3 amin no, mạch hở, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dd HCl 1M, cô cạn dd thu được 15,84 gam hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên có tỷ lệ mol 1:10:5 theo thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của các amin?
A. CH5N, C2H7N và C3H7NH2                                   B. C2H7N, C3H9N và C4H11N
C. C3H9N, C4H11N và C5H11N                                   D. C3H7N, C4H9N và C5H11N
Câu 24: Đáp án : B
Theo bài ra, ta tìm được số mol của 3 chất theo thứ tự lần lượt là 0,02; 0,2:0,1
Gọi chất đầu tiên có M nhỏ nhất
=> 0,32M + 0,2.14 + 0,1.28 = 20 =>M = 45
=> C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2
=> Đáp án B
Câu 25: Cho 1,52g hỗn hợp hai amin đơn chức no X, Y có số mol bằng nhau tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98g muối. Kết luận nào sau đây không chính xác?
A. Tên gọi 2 amin là metylamin và etylamin
B. Nồng độ dung dịch HCl bằng 0,2 M.
C. Số mol mỗi chất là 0,02 mol
D. Công thức của amin là CH5N và C2H7N 
Câu 25: Đáp án : A
Ta có: mHCl = m muối - m amin = 1.46 
=> nHCl = 0.04 => nồng độ mol là 0,2 => đúng 
Số mol mỗi amin là 0.02 dúng 
Công thức chung la CnH2n+3N 
Mtb = 1.52/0.04 = 38  nên n = 1.5 
do so mol 2 chất bàg nhau nên C đúg 
=> Đáp án A sai vì C2H7N có 2 công thúc cấu tạo
=> Đáp án A
ÔN TẬP AMIN ĐỀ 2
Câu 1: Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là
A. 4                 B. 3                 C. 1                 D. 2
Câu 1:  Đáp án : D
Những đồng phân amin bậc 1 : CH3CH2CH2NH2 ; CH3CH(NH2)CH3
=> Có 2 đồng phân
=> Đáp án D
Câu 2: Để làm sạch khí CH3NH2 có lẫn các khí CH4, C2H2, H2, người ta dùng          
A. dd HCl và dd NaOH                                             B. dd Br2 và dd NaOH    
C. dd HNO3 và dd Br2                                               D. dd HCl và dd K2CO3
Câu 2: Đáp án : A
Sử dụng dung dịch HCl và NaOH:
+) Dẫn khí cần làm sạch qua dung dịch HCl à CH3NH2 bị giữ lại trong dung dịch
CH3NH2  + HCl à  CH3NH3Cl
+) Cho thêm NaOH dư vào để thu hồi CH3NH2:
CH3NH3Cl  + NaOH à  CH3NH2  + NaCl + H2O
=> Đáp án A
Câu 3: Để tách riêng hỗn hợp gồm ba chất lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2 người ta có thể tiến hành theo trình tự sau:
A. Dùng dung dịch HCl, lắc, chiết, sục khí CO2   
B. Dùng dung dịch NaOH, lắc nhẹ, chiết, sục khí CO2.
C. Dùng dung dịch NaOH, lắc nhẹ, chiết, dung dung dịch HCl, chiết, dùng dung dịch NaOH
D. Dùng dung dịch brom, lắc nhẹ, chiết, dùng dung dịch NaOH, khí CO2
Câu 3: Đáp án : C
Để tách riêng 3 chất: C6H6 ; C6H5OH ; C6H5NH2 ta làm như sau:
1. Dùng dung dịch NaOH, lắc nhẹ => hỗn hợp phân thành 2 lớp : (C6H6 + C6H5NH2) và (C6H5ONa + NaOH (dư) + H2O). Chiết để tách riêng 2 phần.
2. Dùng HCl: +) Cho vào (C6H5ONa + NaOH + H2O), C6H5OH bị tách ra
                                  C6H5ONa  + HCl à  C6H5OH  + NaOH
                   +) Cho vào (C6H6  + C6H5NH2), hỗn hợp phân thành 2 lớp : C6H6 và (C6H5NH3Cl  + HCl  + H2O). Chiết để tách C6H6
3. Dùng NaOH để thu C6H5NH2: C6H5NH3Cl  + NaOH  à  C6H5NH2  +  NaCl + H2O
=> Đáp án C
Câu 4: Từ C2H2 và các chất vô cơ cần thiết khác, có thể điều chế 2,4,6-triamino phenol (X) bằng sơ đồ phản ứng nào sau đây:
A. C2H2 →C6H6 → C6H3(NO2)3 → C6H3(NH2)3  → C6H2(NH2)3Br → X
B. C2H2 →C6H6 → C6H5Br → C6H5OH  → C6H2(NO2)3OH → X
C. C2H2 →C6H6 → C6H5NO2 → NH2C6H2Br3  →  X       
D. C2H2 →C6H6 → C6H5NH2 → NH2C6H2Br3  →  X
Câu 4:   Đáp án : B
=> Đáp án B
Câu 5: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac.                                  
B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.                               
D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 5: Đáp án : D
Metyl amin (CH3NH2) ; amoniac (NH3); natriaxetat (CH3COONa) đều làm quỳ ngả xanh. Riêng CH3COONa có tính bazo do sự thủy phân của ion axetat
=> Đáp án D
Câu 6: (2011 Khối B): Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.                                         
B. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.
D. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.
Câu 6: Đáp án : C
Bậc của ancol là bậc của C chứa nhóm –OH.
Bậc của amin là số gốc hidrocacbon liên kết trực tiếp với N
=>  C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3  cùng bậc (bậc 2)
=> Đáp án C
Câu 7: Đều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng?
A. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ.     
B. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.
C. Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol N2 (phản ứng cháy chỉ cho N2)
D. A và C đúng.
Câu 7:  Đáp án : D
Amin đơn chức ó CTPT là CnH2n+2-2a+1N 
=> Phân tử khối luôn là số lẻ
Một amin bất kì CxHyNz (z ≥ 1) , khi đốt a mol amin thu được az/2 mol N2
Mà z ≥ 1  => nN2 ≥ a/2
=> Đáp án D
Câu 8: Trong số các phát biểu sau về anilin?
(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.
(2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime.
(4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen. Các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3)                                      B. (1), (2), (4)      
C. (1), (3), (4)                                      D. (2), (3), (4)
Câu 8:  Đáp án : D
Phát biểu (2), (3), (4) đúng
(1) sai, anilin ít tan trong nước, và tan nhiều trong HCl
C6H5NH2  + HCl  à C6H5NH3Cl (muối tan)
=> Đáp án D
Câu 9: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH  (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
A. 8                             B. 6                             C. 5                             D. 7
Câu 9:  Đáp án : C
Các chất thỏa mãn là: C2H2; C2H4; CH2=CH-COOH ; C6H5NH2; C6H5OH
=> Có 5 chất
=> Đáp án C
Câu 10: Theo sơ đồ phản ứng sau:
Chất A, B, C,D lần lượt là :
A. C2H2, C6H6, C6H5NO2, C6H5NH2
B. C2H2, C6H6, C6H5NO2, C6H5NH3Cl
C. C2H4, C6H6, C6H5NH2, C6H5NH3Cl
D. C6H6, C6H5NO2, C6H5NH2,C6H5NH3Cl
Câu 10:   Đáp án : B
2CH4     C2H2  + 3H2
3C2H2      C6H6
C6H6 + HNO3    C6H5NO2  + H2O
C6H5NO2  + Fe + HCl dư à C6H5NH3Cl + FeCl2  + H2O
=> Đáp án B 
Câu 11: (2010 Khối B): Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HC
A. 0,2                          B. 0,1                          C. 0,3                          D. 0,4
Câu 11: Đáp án : A
Cọi CTPT của amin là CnH2n+2+kNk (Amin chứa k nguyên tử N)
=> Khi đốt 1 mol amin, tạo ra nCO2 = n, nH2O = n + 1 + k/2 ; nN2 = k/2
Do đó: 0,1.(n + n + 1 + k/2 + k/2) = 0,5   2n + k = 4
=> n = 1; k = 2 ; amin là NH2-CH2-NH2
Với 4,6 g amin, nCH2(NH2)2 = 0,1 mol  => nHCl = 0,2 mol
=> Đáp án A
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, mạch hở, bậc một X bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó VCO2 : VH2O = 1 : 2. Cho 1,8g X tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được m gam muối khan.Giá trị của m là:
A. 3,99 g                     B. 2,895g                    C. 3,26g                      D. 5,085g
Câu 12: Đáp án : A
Gọi công thức amin là CnH2n+2+kNk
=> Khi đốt, nCO2 = n mol , nH2O = n  +1 + k/2 (mol)
Mà VCO2 : VH2O = 1 : 2
=> 2n = n + 1 + k/2   2n - k = 2
Vì k ≤ 2  => n = 2; k = 2. Amin là H2NCH2CH2NH2
1,8 g X ứng với n amin =  = 0,03 mol
Muối tạo thành là ClH3NCH2CH2NH3Cl  => m = 3,99 g
=> Đáp án A
Câu 13: Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với 0,05 mol H2SO4 loãng, khối lượng muối thu được là
A.  7,1g                       B. 14,2g                        C. 19,1g                    D. 28,4g
Câu 13: Đáp án : B
Cho anilin dư phản ứng với H2SO4
2C6H5NH2  +  H2SO4  à  (C6H5NH3)2SO4
=> n muối = 0,05 mol  => m muối = 0,05.284 = 14,2 g
=> Đáp án B
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn c

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_Amin.docx