Hóa học - Chuyên đề: Kim loại

doc 8 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1263Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Chuyên đề: Kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Chuyên đề: Kim loại
DẠNG 1: BÀI TOÁN VỀ KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI NƯỚC, KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZƠ VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
CÂU 1.Hỗn hợp X gồm Na, K, Ba hòa tan hết trong nước dư tạo dung dịch Y và 5,6 lít khí (ở đktc). Tính V ml dung dịch H2SO4 2M tối thiểu để trung hòa Y 
 A. 125 ml B. 100 ml C. 200 ml D. 150 ml 
Câu 2.Thực hiện hai thí nghiệm sau: 
• Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp Ba và Al vào nước dư, thu được 0,896 lít khí (ở đktc) 
• Thí nghiệm 2: Cũng cho m gam hỗn hợp trên cho vào dung dịch NaOH dư thu được 2,24 lít khí (ở đktc) Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: A. 2,85 gam B. 2,99 gam C. 2,72 gam D. 2,80 gam 
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 7,3 gam hỗn hợp X gồm kim loại Na và kim loại M (hóa trị n không đổi) trong nước thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí hiđro (ở đktc). Để trung hòa dung dịch Y cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Phần trăm về khối lượng của kim loại M trong hỗn hợp X là: 
A. 68,4 % B. 36,9 % C. 63,1 % D. 31,6 % 
Bài -3 -Rót từ từ 400 ml dung dịch HCl 2M vào 200 ml dung dịch NaAlO2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được? (). A.15,6 gam B.7,8 gam C.11,7 gam D.Không có kết tủa.
Bài -4-Cho một lượng bột nhôm vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lit H2 (đktc). Cũng lượng bột nhôm đó nếu cho vào dung dịch NaOH dư thì thu được thể tích H2 là bao nhiêu? 
A.2,24 lit.	B.4,48 lit.	C.6,72 lit.	D.5,6 lit 
Bài -5 -Có hỗn hợp 3 chất rắn: Mg, Al, Al2O3. Nếu cho 9 gam hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH dư, sinh ra 3,36 lit khí H2. Nếu cũng cho một lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 7,84 lit H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp. (chọn đáp án đúng) 
A.4,8 gam; 4,05 gam; 0,15 gam.	B.2,4 gam; 1,35 gam; 5,25 gam 
C.4,8 gam; 2,7 gam; 1,5 gam.	D.3,6 gam; 2,7 gam; 2,7 gam 
Bài -6 -Cho m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 tác dụng hoàn toàn với H2O thu được 200 ml dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 dư vào A thu được a gam kết tủa.Trị số của m và a lần lượt là: 
A.8,3 gam và 7,2 gam.	B.13,2 gam và 6,72 gam 	
 C.12,3 gam và 5,6 gam 	D.8,2 gam và 7,8 gam 
Bài -7 -Cho 15,6 gam hỗn hợp A gồm bột Al và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH nồng độ 2M. hãy cho biết khối lượng của từng chất trong hỗn hợp A? 
A.5,4 gam Al và 10,2 gam Al2O3 	B.2,7 gam Al và 12,9 gam Al2O3 
C.7,1 gam Al và 8,5 gam Al2O3 	D.8,1 gam Al và 7,5 gam Al2O3 
Bài -8 -Hòa tan 12 gam hỗn hợp Al2O3 và Al trong NaOH dư thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 11,4 gam. Khôi lượng Al2O3 và Al trong hỗn hợp ban đầu là: 
A.2 gam và 10 gam B.3,4 gam và 8,6 gam C.6,6 gam và 5,4 gam D.4,6 gam và 7,4 gam 
Bài -9 -Khi cho hỗn hợp gồm 3,45 gam Na và 1,35 gam Al vào nước dư thì thể tích khí sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn là: 	A.1,68 lít.	B.2,8 lít.	C.3,36 lít.	D.3,92 lít 
Bài -10 -Cho 2,7 gam Al vào 100 ml dung dịch NaOH 2,0 M thu được dung dịch A. Thêm dung dịch chứa 0,45 mol HCl vào dung dịch A thì lượng kết tủa thu được là: 
A.3,90 gam.	B.1,30 gam.	C.7,80 gam.	D.2,34 gam
Bài -11 -Cho bột nhôm Al dư vào 100ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M. Khi phản ứng kết thúc thể tích khí H2 bay ra ở đktc là: A.0,672 lít.	B.0,448 lít.	C.0,336 lít.	D.0,224 lít 
Bài -12 -Hỗn hợp X gồm Na và Al và tiến hành hai thí nghiệm sau: 
• TN 1: Nếu cho m gam X tác dụng với nước dư thì thu được V1 lít H2 
• TN 2: Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được V2 lít H2 Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là: 	
A.V1 > V2.	B.V1 ≥ V2.	C.V1 < V2	 D.V1 ≤ V2 
Bài -13 -Cho m gam hỗn hợp A gồm Na2O và Al2O3 phản ứng hoàn toàn với H2O thu được 200 ml dung dịch A1 chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5 M. Thành phần % theo khối lượng của Na2O và Al2O3 trong A là: 
A.37,8% và 62,2 % 	B.27,8% và 26,2 % C.17,8% và 62,6 %.	 D.38,7% và 32,2% 
Bài -14 -Một dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaAlO2 và a mol NaOH tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là: 
A.a = b	.B.a = 2b.	C.b = 5a.	D.a < b < 5a 
Bài -15 -Cho 0,54 gam Al vào 40 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch X thu được kết tủa. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất cần thể tích dung dịch HCl 0,5M là: 	A.110ml.	B.90ml.	C.70ml.	D.80ml 
Bài -16 -Cho 31,2 hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 13,44 lit H2 (đktc). Hàm lượng nhôm trong hỗn hợp bằng: A.17,30% B.34,615 %.	C.51,915%.	D.69,23% 
Bài -17 -Cho 31,2 hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 13,44 lit H2 (đktc). Phần trăm khối lượng bột nhôm trong hỗn hợp bằng: 	
A.85,675.	B.65,385 %.	C.34,615 %.	D.17,31%. 
Bài -18 -Khi cho 100 ml dung dịch HCl 0,2 M vào 200 ml dung dịch NaAlO2 0,075 M khối lượng kết tủa thu được là: A.3,12 gam.	B.0,52 gam.	C.1,17 gam.	D.0 gam 
Bài -19 -Cho 200 ml dung dịch NaOH vào 200 ml dung dịch 200 ml dung dịch AlCl3 2M, thu được một kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH là: A.1,5 M và 7,5 M 	B.1,5 M và 3M.	C.1M và 1,5 M.	D.2M và 4M 
Bài -20-Cho 2,16 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ thì thu được dung dịch A và không thấy có khí thoát ra. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa nhỏ nhất thì số mol NaOH đã dùng là: A.0,16 mol.	B.0,19 mol.	C.0,32 mol.	D.0,35 mol 
Bài -21 -M là một kim loại kiềm. Hỗn hợp X gồm M và Al. Lấy 3,72 gam hỗn hợp X cho vào Nước dư giải phóng 0,16 gam khí và còn lại 1,08 gam chất rắn. M là 	
A.K.	B.Na .	C.Rb .	D.Cs 
Bài -22 -Cho m gam 	Na vào 200 gam dung dịch Al2(SO4)3 1,71%. Phản ứng kết thúc thu được 0,01mol Al(OH)3 kết tủa. Tính m? 	
 A.0,69 B.0,69 hoặc 1,61 C.0,69 hoặc 1,15 D.1,61 
DẠNG 2: nhiệt luyện
Câu 1: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là	A. 0,448. 	B. 0,112. 	C. 0,224. 	D. 0,560.
Câu 2: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,120. 	B. 0,896. 	C. 0,448. 	D. 0,224.
Câu 3: Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít. 	B. 2,24 lít.	C. 3,36 lít. 	D. 4,48 lít.
Câu 4: Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 2,32 gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là:	A. 3,22 gam	B. 3,12 gam.	C. 4,0 gam.	D. 4,2 gam
Câu 5: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là 
A. 28 gam. 	B. 26 gam.	C. 22 gam. 	D. 24 gam.	
Câu 6: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được làA. 5,6 gam. 	B. 6,72 gam. 	C. 16,0 gam.	D. 8,0 gam.
Câu 7: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 0,8 gam.	B. 8,3 gam.	C. 2,0 gam.	D. 4,0 gam.
Câu 8. Cho dòng khí CO dư đi qua hỗn hợp (X) chứa 31,9 gam gồm Al2O3, ZnO, FeO và CaO thì thu được 28,7 gam hỗn hợp chất rắn (Y). Cho toàn bộ hỗn hợp chất rắn (Y) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đkc). Giá trị V là 	A. 5,60 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 2,24 lít. 
Câu 9. Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít CO ở (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
A. 39g	B. 38g	C. 24g	D. 42g
Dạng 3 Nhiệt nhôm
Câu 1 : Đốt nóng một hỗn hợp gồm bột Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí , những chất còn lại sau phản ứng nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ tạo ra 6,72 lít khí H2 đktc . Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl thì sẽ thu được 26,88 lít khí H2 . Tính số gam từng chất có trong hỗn hợp ban đầu .
Câu 2 : Tiến hành nhiệt nhôm với Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Chia hh đã thu được thành 2 phần sau khi đã trộn đều. Phần 2 hơn phần 1 là 134 gam. Cho phần 1 tác dụng với NaOH thấy có 16,8 lít khí H2 thoát ra (đkc). Hoà tan phần 2 bằng lượng dư HCl thấy có 84lít H2 (đkc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định khối lượng của Fe thu được và khối lượng Al ban đầu.
Câu 3 :Cho hỗn hợp A có khối lượng m gam gồm bột Al và Ôxít FexOy . Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp A trong điều kiện không có không khí , hỗn hợp B . Nghiền nhỏ , trộn đều B rồi chia thành hai phần . Phần 1 có khối lựơng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 đun nóng , được dung dịch C và 3,696 lít khí NO duy nhất đktc . Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thấy giải phóng 0,336 lít khí H2 đktc và còn lại 2,52 gam chất rắn . Các phản ứng đều xảy ra hòan toàn .
1 Viết các phương trình phản ứng xảy ra
2. Xác định công thứ của sắt .
CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Nhiệt nhôm H = 100%
Câu 1: Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiên phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng người ta thuđược m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là:A. 2,24g B. 4,08g C.10,2g D. 0,224g
Câu 2: Cần bao nhiêu bột Al để có thể điều chế được 78g Cr từ Cr2O3 bằng phương pháp nhiệt nhôm ?A. 27g B. 67,5g C. 54g D. 40,5g
Câu 3: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3. Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dd NaOH tạora 0,672 lít khí (đktc). Tính mA. 0,81g B. 1,08g C. 0,54g D. 1,755g
Câu 4: Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiên phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng người ta thu được m gam hỗn hợp rắn. Hỗn hợp này gồm
A. Al, Fe, Al2O3 B. Fe2O3, Al2O3 C. Fe2O3, Al2O3, Fe D. Fe, Al2O3
Câu 5: Có hh nhôm và một oxit sắt. Sau phản ứng nhiệt nhôm thu được 96,6 g chất rắn. Hoà tan chất rắn trong dd NaOH dư thu được 6,72 lít khí đktc và còn lại một phần không tan A. Hoà tan hoàn toàn A trong dd H2SO4 đặc nóng thu được 30,24 lít khí B đktc. Xác định công thức của sắt oxit.
A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. Không xác định được
Câu 6. Trộn hỗn hợp bột Al và bột FeO. Đun hhợp ở nhiệt độ cao không có không khí. Các chất sau pứ chia làm 2 phần bằng nhau: cho F1 tác dụng với dd HCl dư thu được 1,12 lit khí H2 ở đktc. F2 td với dd NaOH không có khí thoát ra. Số gam nhôm trong hh ban đầu là:
A. 1,2g B. 1,05g C. 2,2g D. Kết quả khác.
Câu 7: Nung nóng m gam hỗn hợp A gồm oxit sắt FexOy và Al , Sau khi phản ứng xảy ra xong ( hiệu suất 100%) ta được chất rắn B. Chất rắn B tác dụng vừa hết với 280 ml dung dịch NaOH 1M. thấy có 6,72 lít khí H2 (đktc) bay ra và còn lại 5,04 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt (FexOy) và giá trị của m là
A. FeO và 14,4 gam B. Fe2O3 và 16,32 gam. C. Fe3O4 và 14,52 gam. D. Fe3O4 và 17,4 gam
Câu 8: Nung nóng m g hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4 (không có kk). Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem tác dụngvới dung dịch KOH thấy có 6,72 lít (đktc) khí thoát ra. Nhưng nếu tác dụng với HCl dư sẽ thu được13,44 lít (00Cvà 2 atm) với hiệu suất phản ứng 100%. Giá trị của a là:
A. 27 gam B. 69,6 gam C. 96,6 gam D. 42,6 gam
Câu 9: Nhiệt nhôm 26,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 tronng đk không có không khí. Hòa tan sản phẩm thu được bằng dung dịch HCl loãng thấy có 11,2 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là(hiệu suất phản ứng 100%):
A. 10,08 gam B. 16 gam C. 5,4 gam D. 2,7 gam
Câu 10: Nung m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3 (H=100%) không có không khí, ta thu được hỗn hợp B. Cho Btác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,24 lít (đktc) khí. Mặt khác cho B tác dụng với dung dịch NaOH dưphần không tan còn lại nặng 13,6 gam. Khối lượng m là:
A. 17 gam B. 16 gam C. 13,3 gam D. 18,7 gam
Câu 11: Trộn hỗn hợp bột Al và Fe2O3. Nung hh cho p/ư hoàn toàn (ko có không khí). Kết thúc phản ứng demsản phẩm chia thành hai phần bằng nhau: Cho phần 1 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, cho phần 2 vào dung dịchNaOH dư. Thể tích khí sinh ra ở phần 1 gấp đôi phần 2. Tỷ lệ mol của Al và Fe2O3 ban đầu là A. 4:1 B. 5:3 C. 10:3 D. Tỷ lệ khác
Câu 12: Nung m gam hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 để nhiệt nhôm hoàn toàn để tạo thành kim loại thì thu đượcchất rắn A. Cho chất rắn A tác dụng với dung dịch NaOH dư thì có 1,68 lit khí thoát ra. Nếu hoà tan A trong dung dịch HCl dư thu được 6,16 lit khí. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là A. 27,25g B. 22,75g C. 25,27g D. 22,57g
Câu 13: Trộn 0,54 g bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoàtan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích (đktc) khí NO và NO2 lần lượt là:
A. 0,224 lít và 0,672 lít. B. 0,672 lít và 0,224 lít. C. 2,24 lít và 6,72 lít. D. 6,72 lít và 2,24 lít.
2. Tìm hiệu suất p/ư nhiệt nhôm
Câu 14: Nung 32g Fe2O3 với 10,8g nhôm ở nhiệt độ cao không có không khí. Hỗn hợp sau pứ hòa tan vào dd NaOH dư thu được 5,376 lit H2(đktc).
a) Số gam sắt tạo ra ở pứ nhiệt nhôm là:
A. 14 g B. 11,2 g C. 16,8 g D. 13,44g
b) Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 50% B. 75% C. 80% D. Đáp án khác
Câu 15: Trộn 3,24 g bột Al với 8 g Fe2O3, thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Khi cho A tác dụng với dd NaOH dư có 1,344 lít khí H2 (đktc). Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm:
A. 50% B. 75% C. 65% D. Đáp án khác
Câu 16: trộn 4,05 gam Al với 10,44 gam Fe3O4 rồi tiến hành phản ưng nhiệt Nhôm. Sau khi kết thúc thí nghiệm,lấy chất rắn thu được cho phản ứng với NaOH dư, thấy tạo thành 1,68 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng là:
A. 45,5 % B. 56,7% C. 76,3% D. 83,3%
Câu 17: Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Giả sử chỉ xảy ra phảnứng khử oxit thành Fe. Hòa tan sản phẩm thu được bằng H2SO4 dư được 10,752 lít khí H2 (
Dạng 4 một số câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết về kim loại
Câu 1: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượngxảy ra là:
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. Chỉ có kết tủa keo trắng.
C. Có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
D. Không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
a) Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.
b) Để làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 hoặc dung dịch Na3PO4.
c) Không thể dùng nước vôi để làm mềm nước cứng tạm thời.
d) Từ quặng đolomit có thể điều chế được kim loại Mg và Ca riêng biệt.
e) Các kim loại K, Ca, Mg, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua của tương ứng.
Số phát biểu đúng là A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 3: Cho các cặp kim loại tiếp xúc với nhau qua dây dẫn là: Zn-Cu; Zn-Fe; Zn-Mg; Zn-Al; Zn-Ag cùng nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Số cặp có khí H2 thoát ra ở phía kim loại Zn là:
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 4: Trong các phát biểu sau:
(1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến
Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
(2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
(3) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
(4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
Các phát biểu đúng là:A. (2), (3), (4) B. (2), (5) C. (1), (2), (3), (4), (5) D. (2), (4)
Câu 5: Hợp chất nào sau đây được dùng để sản xuất xi măng?
A. Thạch cao khan. B. Vôi sống.
C. Đá vôi. D. Thạch cao sống
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đếnbari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
D. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện
Câu 7: Dãy các kim loại điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối
của chúng là:
Al; Fe; Cr B. Fe; Cu; Ag C. Mg; Zn; Cu D. Ba; Ag; Cu
Câu 8. Trong nhóm kim loại kiềm thổ, các kim loại dễ phản ứng với nước ở điềukiện thường là
A. Be, Ca và Ba B. Mg, Ca, Sr và Ba
C. Ca, Sr và Ba D. Mg, Ca và Ba
Câu 9. Trộn dung dịch chứa x mol AlCl3 với dung dịch chứa y mol NaOH. Để
thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ:
A. x: y 1: 4 C. x: y = 1: 3 D. x: y = 1: 4
Câu 10. Trong các khoáng chất của Canxi, chất nào có thể dùng trực tiếp làm phân bón?
A. Thạch cao B. Apatit C. Đôlômit D. Đá vôi
Câu 11. Trong các kim loại kiềm Li, Na, K và Cs, kim loại có nhiệt độ nóng chảy
cao nhất là:
A. Cs B. K C. Li D. Na
Câu 12. Một loại nước cứng khi đun sôi thì giảm tính cứng. Nước cứng đó thuộc
loại nước:
A. Có độ cứng tạm thời B. Có độ cứng vĩnh cửu
C. Có độ cứng toàn phần D. Là nước mềm.
Câu 13. Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất, trong số tất cả các kim loại?
A. Vàng B. Bạc C. Nhôm D. Đồng
Câu 14. Hỗn hợp A gồm Na và Al hòa tan hết trong lượng nước dư thu được a mol H2 và còn lại dung dịch gồm NaAlO2 và NaOH dư. B tác dụng với lượng tối đa dd HCl chứa b mol HCl. Tỉ số a:b có giá trị là:
1:4 B. 1:2 C. 1:3 D. 1:1
Câu 15: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO.
C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
Câu 16: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là:
A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al
Câu 17: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
A. Sự khử ion Cl-. B. Sự oxi hoá ion Cl-.
C. Sự oxi hoá ion Na+. D. Sự khử ion Na+.
Câu 18: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn –Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi
tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn
mòn trước là:
A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuan_kien_thuc_ki_nang_hoa_hoc_10_co_ban.doc