CHỦ ĐỀ: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH Lý do chọn chủ đề, vị trí của chủ đề, bài học trong chương trình, MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức: Biết được: - Khái niệm về nồng độ phần trăm(C%) và nồng độ mol(CM) Công thức tính C%, CM của dd. Kĩ năng: Vận dụng được công thức để tính C%, CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan. CHUẨN BỊ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động 1: Hoạt động khởi động Biết các khái niệm: nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dd. Vận dụng giải các bài tập về nồng độ dung dịch. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung Nội dung 1: Hình thành khái niệm nồng độ dung dịch Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv yêu cầu HS hình thành khái niệm nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dd ?1. Hòa tan 50g muối trong 150g nước thu được 200g dd. Hỏi hòa tan được bao nhiêu gam muối trong 100g dd trên? ?2.Trong 0,2lit dd có chứa 0,1 mol chất tan. Hỏi trong 1lit dd đó chứa bao nhiêu mol chất tan? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghiên cứu trả lời 2 câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS báo cáo kết quả trước lớp. Rút ra được khái niệm về nồng độ dd Bước 4: Đánh giá kết quả GV kết luận về khái niệm, các kí hiệu C%, mct, mdd, n, V Nội dung 2: Xây dựng công thức nồng độ dung dịch Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Từ khái niệm rút ra về 2 loại nồng độ, GV yêu cầu HS các nhóm xây dựng công thức tính nồng độ dd Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghiên cứu xây dựng công thức tính C%, CM. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Các nhóm trao đổi thảo luận , báo cáo công thức tính C%, CM mà nhóm mình xây dựng được. Bước 4: Đánh giá kết quả GV nhận xét , thống nhất kết quả đúng của các nhóm. Chú ý HS về đơn vị các đại lượng. GV có thể giới thiệu qua về pp đường chéo Nội dung 3: Tìm các đại lượng liên quan dựa vào công thức nồng độ dung dịch. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Từ công thức về 2 loại nồng độ, GV yêu cầu HS các nhóm rút ra cách tính các đại lượng lien quan dựa vào nồng độ dd Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghiên cứu rút ra cách tính mct, mdd theo t C%, tính n, V theo CM. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Các nhân HS trao đổi thảo luận kết quả mình tìm được . Bước 4: Đánh giá kết quả GV nhận xét , thống nhất kết quả đúng 1.Nồng độ phần trăm của dd 2. Nồng độ mol của dd Nồng độ phần trăm( Kí hiệu là C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch Nồng độ mol( Kí hiệu là C%) của một dung dịch cho ta biết số mol chất tan có trong 1l dung dịch 1.Nồng độ phần trăm của dd 2. Nồng độ mol của dd C%= .100% mct: khối lượng chất tan (g) mdd: khối lượng dd (g) mdd= mct + mdm CM = (mol/l hoặc M) n: số mol chất tan (mol) V : thể tích dd (l) 1.Nồng độ phần trăm của dd 2. Nồng độ mol của dd C%= .100% mct= mdd = CM = (mol/l hoặc M) n = CM. V V = Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập Thí dụ 1: Hòa tan 15 g NaCl vào 45g nước. Tính nồng độ phần trăm của dd? Thí dụ 2: Một dd H2SO4 có nồng độ 14%. Tính khối lượng H2SO4 có trong 150g dd? Thí dụ 3: Hòa tan 50g đường vào nước, được dd đường có nồng độ 25%. Hãy tính: Khối lượng dd đường pha chế được. Khối lượng nước cần dùng Thí dụ 4: Trong 200ml dd có hòa tan 16g CuSO4. Tính nồng độ mol của dd? Thí dụ 5: Trộn 2 lít dd đường 0,5M với 3 lit dd đường 1M. Tính nồng độ mol của dd đường sau khi trộn? Thí dụ 6: Tính nồng độ mol của dung dịch a. 1mol KCl trong 750ml dung dịch b. 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch c. 0,6 mol trong 1500 ml dung dịch ĐS: a. 1,33M b. 1,33 M c. 0,4M Thí dụ 7: Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch sau a. 20 gam KCl trong 600 gam dung dịch b. 32 gam KNO3 trong 2 Kg dung dịch c. 75 g K2CO3 trong 1500 gam dung dịch ĐS: a. 3,33% b. 1,6% c. 5% Thí dụ 8: Đun nhẹ 20 gam dung dịch CuSO4 cho đến khi nước bay hơi hết thu được 3,6 gam chất rắn. Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ĐS: 18% Hoạt động 4: Vận dụng Câu 1 a.Tính khối lượng H2SO4 có trong 50 ml dd H2SO4 2M b.Tính nồng độ mol của dung dịch khi 4 lít dd CuSO4 chứa 400 gam CuSO4 Câu 2 : Cho bao nhiêu gam NaOH vào bao nhiêu gam nước có trong 200 gam dung dịch NaOH 10% Câu 3 : Tính a. Khối lượng nước có trong 400 gam dung dịch CuSO4 4% b. khối lượng NaCl có trong 300ml dung dịch NaCl 3M Câu 4: Trong đời sống hàng ngày làm thế nào chúng ta a. pha được dung dịch đường hoặc muối là dung dịch bão hòa b. Chuyển dung dịch đường hoặc muối bão hòa sang dung dịch chưa bão hòa b. Chuyển dung dịch đường hoặc muối chưa bão hòa sang dung dịch bão hòa Câu 5: Hoà tan 6,5g kẽm cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Tính V nZn = = 0,1 (mol); PTHH : Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 Theo PT nHCl = 2nZn = 2. 0,1 = 0,2 (mol) VHCl = = = 0,1 (lít) Hoạt động 5: Tìm tòi- mở rộng Câu 1 : Trộn lẫn 100 gam dung dịch H2SO4 10% với 200 gam dung dịch H2SO4 C% thu được dung dịch H2SO4 30%. Tính C% Câu 2 : Cho D = m/v. Lập công thức thể hiện mối quan hệ giữa C% và CM Câu 3: Trong Cho m gam NaCl vào nước được 200 gam dung dịch NaCl 15%. Tính nồng độ mol của dung dich NaCl. Biết dung dich NaCl có D= 1,1g/ml GV: Yêu cầu HS tìm hiểu một số thực tế: lọ thuốc nhỏ mắt natri clorit 0,9%; HS: tìm hiểu V. KẾT THÚC 1. Củng cố: - Khái niệm dung dịch, độ tan của một chất trong nước - Công thức tính C%, CM 2. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập các kiến thức về dung dich, nồng độ dung dịch - Làm bài tập 11,12,13,14,15,17
Tài liệu đính kèm: