BÀI TẬP VỀ HNO3 1. Hòa tan m gam Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí gồm 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị hòa tan là? A/ 0,56 gam B/ 1,12 gam C/ 1,68 gam D/ 2,24 gam 2. Hòa tan hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong một lượng dư dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất. Số mol Fe và Mg lần lượt trong hỗn hợp là ? A/ 0,01 và 0,01 B/ 0,03 và 0,03 C/ 0,02 và 0,03 D/ 0,03 và 0,02 3. 3. Cho 0,04 mol Fe vào dung dịch chứa 0,08 mol HNO3 thấy thoát ra khí NO duy nhất. Sau khi phản ứng kết thúc thì khối lượng muối thu được là ? A/ 3,6 gam B/ 5,4 gam C/ 4,48 gam D/ 9,68 gam 4. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) trong một lượng dư dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) . Tỉ khối hơi của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là ? A/ 2,24 B/ 4,48 C/ 5,6 D/ 3,36 5. Cho 2,16 gam nhôm tác dụng với dung dịch HNO3 loãng lạnh thì thu được 0,448 lít N2 đktc . Khối lượng muối nitrat là? A/ 17,44 gam B/ 14,78 gam C/ 11,36 gam D/ 17,04 gam 6. Cho 19,2 gam một kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lít NO duy nhất đo đktc. Vậy M là? A/ Ca B/ Cu C/ Al D/ Zn 7. Cho 0,06 mol nhôm tác dụng dung dịch HNO3 tạo ra V lít hỗn hộp khí A gồm N2 và NO. Biết A có tỉ khối hơi so với H2 là 14,4. Giá trị của V là? A/ 1,12 lít B/ 0,56 lít C/ 0,896 lít D/ 1,344 lít 8. Hòa tan hoàn toàn m gam sắt trong dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng thu được 8,96 lít khí NO duy nhất đo đktc. Giá trị m là ? A/ 24,2 gam B/ 22,4 gam C/ 12,2 gam D/ 11,2 gam 9. Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp Fe và Mg trong một lượng dư dung dịch HNO3 thấy thoát ra 8,96lít khí NO duy nhất (đktc). Phần trăm theo khối lượng Fe và Mg lần lượt trong hỗn hợp là ? A/ 60,87 và 39,13 B/ 56,7 và 43,3 C/ 39,13 và 60,87 D/ 46,8 và 53,2 10. Hòa tan 10,8 gam nhôm bằng dung dịch dịch HNO3 loãng (dư), thu được 0,672 lít khí NO duy nhất (đktc). Khối lượng muối thu được là? A/ 36,21 gam B/ 40,74 gam C/ 21,36 gam D/ 68,21 gam 11. Hòa tan 4,59 gam nhôm bằng dung dịch dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm NO và N2O. A có tỉ khối hơi đối với hidro bằng 16,75. Thể tích NO và N2O thu được (đktc) lần lượt là? A/ 2,24 và 6,72 B/ 2,016 và 0,672 C/ 0,672 và 2,016 D/ 1,972 và 0,448 12. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào HNO3 đặc nguội, thu được 0,336 lít khí NO2 (ở Oo, 2 atm). Cũng M gam X trên khi hòa tan trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được, thì thu được 0.168 lít NO (ở Oo, 4 atm). Giá trị m là? A/ 0,855 gam B/ 0,765 gam C/ 0,900 gam D/ 1,020 gam 13. Hòa tan 2,7 gam nhôm bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí A gồm N2O và N2. Biết tỉ lệ mol N2O : N2 = 1:2. Thể tích A (đktc) là? A/ 0,27 B/ 0,77 C/ 7,77 D/ 2,7 14. Hòa tan hoàn toàn m gam đồng trong dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được 0,896 lít khí (đktc) và lượng khí này có tỉ khối đối với khí Heli(He) bằng 8,5 (He= 4). Giá trị m là? A/ 64 gam B/ 32 gam C/ 16 gam D/ 8 gam 15. Hòa tan 77,04 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 13,44 lít hỗn hợp khí A gồm N2O và N2 (đktc) và 9 gam muối amoni. Biết tỉ khối hôi của A đối với H2 là 17,2. M là? A/ Cu B/ Mg C/ Fe D/ Al 16. Cho 13,5 gam nhôm tác dụng với 2,2 lit dịch dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm NO và N2. A có tỉ khối hơi đối với hidro bằng 14,75. Nồng độ dịch dịch HNO3 là ? A/ 0,618 B/ 0.186 C/ 0,861 D/ 0,168
Tài liệu đính kèm: