Hóa học - Bài tập tự luận

docx 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1014Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Bài tập tự luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Bài tập tự luận
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Bổ túc các chất vào sơ đồ phản ứng và hoàn thành phương trình phản ứng đó.
a. KI  + .  +  . –>    I2 +      +   O2
b. H2S    +  ..     –>    S  +  .
c.  H2S    +.+  .–>      H2SO4 +  HCl
d.  SO2 +.–>    S   +   H2 O
e.  H2SO4 (đặc) + .–>   SO2 +   CO2 +.
f.  H2SO4 (đặc) + .–>  I2 + H2 O  + .
g.   H2SO4 (đặc nóng) + Fe  –>   .+   H2S + .
h. FeS2 + .  –>   Fe2O3 +.
Bài 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a. KMnO4 	O2	 SO2	S	H2S
	H2SO4
b. S	 SO2 	 SO3	H2SO4	 CuSO4 BaSO4
 FeS H2S SO2 
Bài 3: Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,9M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Bài 4: Cho 2,8 gam kim loại R tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) thấy có 1,12 lít khí thoát ra ở đktc. Xác định kim loại R.
Bài 5: Cho 1,1 gam hỗn hợp gồm Fe và Al tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thấy có 1,008 lít khí SO2 thoát ra ở đktc. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.	
Bài 6: Viết các phản ứng xảy ra khi cho lần lượt Cu, CuO, CuCO3, Al2O3 , FeO và Fe(OH)3 tác dụng với:
	a. H2SO4 loãng	b. H2SO4 đặc, nóng
Bài 6: Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau, viết phản ứng xảy ra (nếu có). 
a. KOH, HNO3, BaCl2, Na2SO4 . 
b. HCl, HNO3, H2SO4, H2S. 
c. NaOH, Ba(OH)2, HCl, H2SO4. 
d. NaNO3, NaCl, Na2SO4, H 2 SO 4 . 
e. Na2CO3, Na2 SO3, Na2SO4. 
f. Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl (chỉ được dùng quì tím và thêm một hóa chất tự chọn).
Bài 7: Hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 có tỉ khối đối với H2 là 19,2. 
 Hỗn hợp khí B gồm H2 và CO có tỉ khối đối với H2 là 3,6. 
a. Tính thành phần % theo thể tích có trong hỗn hợp A và B. 
b. 1 mol khí A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO?
Bài 8: Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 8,4 g Fe và 3,2 g S trong một ống nghiệm đậy kín không có không khí, được sản phẩm là hỗn hợp rắn X. 
a. Xác định khối lượng các chất trong X. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. 
b. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tính thể tích các khí có trong Y ở đktc.
Bài 9: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464(l) hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư, thu được 23,9 g kết tủa màu đen. 
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. 
b. Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)? 
Bài 10: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 (l) SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. 
a. Tính khối lượng muối tạo thành. 
b. Tính nồng độ mol của các chất tạo thành trong dung dịch sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài 11: Cho 35,6 g hỗn hợp hai muối Na2SO3 và NaHSO3 tác dụng với một lượng dư dd H2SO4. Khi phản ứng kết thúc người ta thu được 6,72 (l) khí (đktc). 
a. Viết các PTHH của những phản ứng đã xảy ra. 
b. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 12: Cho 30,4 g hỗn hợp Cu và Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng có dư thu được 13,44 (l) khí (đktc). Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?
Bài 13: Có 200 ml dd H2SO4 98% (D = 1,84 g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 40% thì thể tích nước cần pha loãng là bao nhiêu?
Bài 14: Cho 33,2 g hỗn hợp X gồm Cu, Mg, Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 22,4 lít khí (đktc) và chất rắn không tan B. Hòa tan hoàn toàn B trong dd H2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X là bao nhiêu?

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_tap_tu_luan_chuong_6_co_ban.docx