Hóa học - 70 câu trắc nghiệm về sự điện ly

doc 14 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2139Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - 70 câu trắc nghiệm về sự điện ly", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - 70 câu trắc nghiệm về sự điện ly
15. Sự điện li
Câu 1: Cho các chất sau: H2N-CH2COOCH3; Al(OH)3; H2NCH2COOH;(NH4)2CO3. Chất không phải là chất lưỡng tính là:
A. (NH4)2CO3. 
B. H2NCH2COOH
C. Al(OH)3.
D. H2N-CH2COOCH3
Đáp án : D 
H2NCH2COOCH3 phản ứng với NaOH là phản ứng xà phòng hóa không phải nhường nhận proton nên không phải chất lưỡng tính
Đáp án D.
Câu 2: Cho x mol Al và y mol Zn vào dung dịch chứa z mol Fe2+ và t mol Cu2+. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Điều kiện của y theo x, z, t để dung dịch thu được có chứa 3 loại ion kim loại là:
A. y  ≤ z + t -3x /2   
B. y ≤ z -3x + t  
C. y ≤ 2z + 3x – t
D. y ≤ 2z – 3x + 2t
Đáp án : A 
Dựa vào dãy điện hóa và đề bài ta có phương trình bảo toàn e
3nAl + 2nZn = 2nCu + 2nFe (Tạo thành)
 3x + 2y = 2t + 2nFe <= 2t + 2z
 y <= t + z - 1,5x
Câu 3: Dung dịch nào sau đây có pH < 7 ?
A. Dung dịch NH4NO3.  
B. Dung dịch CH3COONa.
C. Dung dịch NaHCO3
D. NH2-CH2-COOH
Đáp án : A 
Dung dịch NH4NO3   vì là muối của bazơ yếu NH3 và axit mạnh HNO3 nên muối NH4NO3 có tính axit => pH  Đáp án A
Câu 4: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) NaHS   +   NaOH ->                             
(2) Ba(HS)2  +   KOH ->   
(3)  Na2S  +  HCl ->
(4) CuSO4  +  Na2S ->                              
(5)  FeS  +  HCl ->            
(6)  NH4HS  +  NaOH ->
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là
A. (1), (2). 
B. (3), (4), (5).
C. (1), (6)
D. (1), (2), (6)
Đáp án : A 
Các đáp án 3,4,5,6 không có cùng phương trình ion thu gọn vì 3 tạo khí H2S  , 4 tạo kết tủa CuS ; 5 tạo khí H2S ; 6 tạo khí NH3
=> A
Câu 5: Có 6 dung dịch cùng nồng độ mol/lít là: NaCl (1), HCl (2), Na2CO3 (3), NH4Cl (4), NaHCO3 (5), NaOH (6). Dãy sắp xếp theo trình tự pH của chúng tăng dần như sau:
A. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6).  
B. (2) < (1) < (3) < (4) < (5) < (6).
C. (2) < (4) < (1) < (5) < (3) < (6).        
D. (2) < (3) < (1) < (5) < (6) < (4).
Đáp án : C 
Axit càng mạnh thì pH càng nhỏ .Bazơ càng mạnh pH càng lớnThứ tự giảm dần tính axit tăng dần tính bazơ làHCl (2)– >NH4Cl (4)- > NaCl (1) -> NaHCO3 (5) -> Na2CO3(3)  -> NaOH (6)=>(2)  Đáp án C 
Câu 6: Cho các chất: Al2O3, Fe2O3, NaHCO3, Al, KHS, (NH4)2CO3, CH3COONa, Zn(OH)2. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 4 
B. 7
C. 5
D. 6
Đáp án : D 
Al2O3, NaHCO3, Al, KHS, (NH4)2CO3, Zn(OH)2.
=> D
Câu 7: Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3 và BaCl2 có số mol bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa
A. KCl, KOH, BaCl2.  
B.  KCl, KHCO3, BaCl2. 
C. KCl.
D. KCl, KOH.
Đáp án : C 
Ta có:
KOH: 2mol
NH4Cl: 1 mol
KHCO3: 1 mol
BaCL2: 1 mol
Các phản ứng:
OH-  + NH4+  -> NH3 + H2O
OH-   +  HCO3-  + Ba2+ -> H2O  +  BaCO3
=> cuối cùng chỉ còn lại KCl
Câu 8: Trong số các chất và ion sau, có bao nhiêu chất và ion có tính lưỡng tính: HSO3
-,ClH3NCH2COOH, Cr(OH)3, PbO, Zn, CH3COONH3CH3.
A. 3 
B. 5
C. 2
D. 4
Đáp án : D 
Các chất lưỡng tính trừ Zn và ClH3NCH2COOH
=> D
Câu 9: Phản ứng giữa 2 chất nào sau đây có phương trình ion thu gọn là: H+  + OH- -> H2O
A. H2S + KOH 
B. HNO3 + Ca(OH)2
C. CH3COOH + NaOH
D. H2SO4 + Mg(OH)2
Đáp án : B 
ý A là khí + dung dịch => loại
ý B thỏa mãn
ý C tạo ra CH3COOH cũng là chất điện ly yếu nên sẽ có trong pt ion
ý D Mg(OH)2 ban đầu là chất rắn
=> Đáp án B
Câu 10: Cho các dung dịch muối sau: NaNO3; K2CO3; CuSO4; FeCl3; AlCl3. Số dung dịch có pH<7
A. 3 
B. 2
C. 1
D. 4
Đáp án : A 
Theo phản ứng thủy phân của muối thì pHthường là muối có ion kim loại mạnh và gốc axit yếu => CuSO4, FeCl3, AlCl3
Câu 11: 
Cho các phản ứng sau:
(a)ZnS + 2HCl →  ZnCl2 + H2S
(b)      K2S + 2HCl  → 2KCl + H2S
(c)2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O →  2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl
(d)     KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S
(e)BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn  S2- + 2H+ →  H2S là
A. 4 
B. 1
C. 3
D. 2
Đáp án : B 
Câu 12: Có các dung dịch NH3; NaOH và Ba(OH)2 cùng nồng độ mol/lít. Giá trị pH của các dung dịch này lần lượt là a,b,c thì
A. a=b=c   
B. a>b>c
C. a<b<c 
D. a>c>b
Đáp án : C 
Rõ ràng NH3 sẽ yếu nhất nên a nhỏ nhất. Xét NaOH và Ba(OH)2 đều là bazo mạnh nhưng cùng nồng độ mol thì số mol OH- của NaOH phân li ra sẽ ít hơn Ba(OH)2, do đó b < c
=> a 
=> C
Câu 13: Kết luận nào sau đây đúng về tính chất của ion HCO3-
A. Chỉ có tính axit 
B. Chỉ có tính bazo
C. Có cả tính axit và bazo
D. Không có tính axit và bazo
Đáp án : C 
ion HCO3- lưỡng tính nên Có cả tính axit và bazo
=> C
Câu 14: Dãy các ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch: 
A. Fe3+, Cl-, NH4+, SO4(2-), S2-  
B. Mg2+, HCO3-, SO42-, NH4+
C. Fe2+, H+, Na+, Cl-, NO3-
D. Al3+, K+, Br-, NO3-, CO32- 
Đáp án : B 
ý A có SO42-, S2- phản ứng với nhau, ý C có H+ trong môi trương NO3- sẽ phản ứng với Fe2+ lên Fe3+...
=> B thỏa mãn
Câu 15: Trong các chất sau đây, chất điện li yếu trong nước là 
A. Na2CO3 
B. HClO
C. NaClO
D. NH4Cl
Đáp án : B 
Chất điện yếu là axit HClO
Câu 16: Cho dãy chất: Al, Al(OH)3, NaHCO3, (NH4)2CO3, CH3COONH4, CH3COOC2H5, Na2HPO3. Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là 
A. 7 
B. 5
C. 4
D. 6
Đáp án : C 
Bao gồm: Al(OH)3, NaHCO3, (NH4)2CO3, CH3COONH4
=> C
Câu 17: Cho dãy gồm 7 dung dịch riêng biệt: H2N[CH2]4CH(NH2)COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH, H2NCH2COONa, ClH3NCH2COOH, CH3CH(NH2)COOH, C6H5ONa (natri phenolat), C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua). Số dung dịch trong dãy có pH > 7 là 
A. 2 
B. 5
C. 3
D. 4
Đáp án : C 
Bao gồm: H2N[CH2]4CH(NH2)COOH, H2NCH2COONa, C6H5ONa 
=> C
Câu 18: Dãy gồm các ion (không kế sự điện li của H2O) cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Fe2+, K+, OH-, Cl- 
B. Ba2+, HSO-, K+, NO-
C. Al3+, Na+, S2- , NO-
D. Cu2+, NO-, H+, Cl-
Đáp án : D 
ý A có kết tủa hidro xit sắt, ý B kết tủa muối bari sunfat, ý C kết tủa nhôm hidroxit
=> chỉ có D thỏa mãn
Câu 19: Dãy nào sau đây gồm các ion tồn tại đồng thời trong một dung dịch
A. Ag+, Fe3+ ,H + ,Br-, NO-, CO3(2-) 
B. Ca2+, K +, Cu2+ ,OH-,Cl-
C. Na+, NH+, Al3+, SƠ4(2-) ,O H-
D. Na+, Mg2+, NH+, SO4(2-),Cl-,NO3-
Đáp án : D 
ý a có H+ cà CO3(2-) tạo khí => loại
ý B có kết tủa Cu(OH)2 => loại
ý C có kết tủa Al(OH)3 => loại
=> ý D thỏa mãn
Câu 20: Cho các chất: Al, ZnO, Al2(SO4)3, Al(OH)3, NaHSO4, CH3COONH4, axit glutamic, KHCO3; CH3NH3Cl; Alanin. Số chất lưỡng tính  là
A. 5 
B. 6
C. 4
D. 7
Đáp án : B 
ZnO,Al(OH)3,CH3COONH4,axit glutamic,KHCO3,alanin
axit glutamic: HOOC-(CH2)2-CH-NH2-COOH
=> đ/a B
Câu 21: Cho hỗn hợp X gồm CaO, NH4Cl, KHCO3, CaCl2 (với số mol mỗi chất bằng nhau) vào nước dư, nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được dung dịch chứa
A. KHCO3, KOH, CaCl2, NH4Cl 
B. CaCl2, KCl
C. CaCl2, NH4Cl
D. CaCl2, Ca(HCO3)2
vì amoniac và cacbonic bay hơi nên chỉ còn CaCl2, KCl
=> chọn B
Câu 22: Dung dịch nào sau đây có pH>7
A. NaHSO4 
B. NaHCO3
C. Al(NO3)3
D. NH4Cl
Đáp án : B 
NaHCO3 tạo môi trường bazo vì có gốc axit yếu và NaOH là 1 bazo mạnh.
=> chọn B
Câu 23: Cho các chất Cu, FeSO4, Na2SO3, FeCl3. Số chất tác dụng được với đung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl là: 
A. 1 
B. 4
C. 3
D. 4
Đáp án : C 
hỗn hợp NaNO3 và HCl có tính oxi hóa mạnh tương tự HNO3 => có 3 chất tác dụng được
=> chọn C
Câu 24: Cho  các  chất:  Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là:
A. 3 
B. 6
C. 4
D. 5
Đáp án : D 
Các chất lưỡng tính trong số các chất đã cho gồm có:
Ca(HCO3)2, (NH4)2CO3, Al(OH)3, Zn(OH)2, H2NCH2COOH.
=> có 5 chất thỏa mãn đề bài => chọn D
Câu 25: Cho bốn dung dịch có cùng nồng độ mol (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2 (4) C2H5COOH. Dãy xếp theo thứ tự pH giảm dần là 
A. 3,1,2,4 
B. 4,2,1,3
C. 3,1,4,2
D. 2,4,1,3
Đáp án : C 
(3) có tính bazo nên pH lớn nhất
(1) trung tính nên xếm thứ 2
(2) và (4) cùng là axit, vì HCOOH có tính axit mạnh nhất, trong dãy đồng đẳng với COOH, M càng lớn tính axit càng yếu => pH càng cao
=> 4 < 2
=> chọn C
Câu 26: Mỗi phân tử và ion trong dãy nào vừa có tính axit, vừa có tính bazơ 
A. HSO4-, Al2O3, HCO3-, H2O, CaO 
B. NH4+, HCO3-, CO32-, CH3COO-.
C. HCO3-, Al2O3, Al3+, BaO.
D. Zn(OH)2, Al(OH)3, HCO3-, H2O.
Đáp án : D 
Zn(OH)2, Al(OH)3, HCO3-, H2O. Đáp án D
Câu 27: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là: 
A. Ca(HCO3) + 2NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.  
B. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O. 
C. 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O. 
D. 2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O.
Đáp án : D 
ý A và C sai vì tạo ra chất kết tủa, ý b tạo ra khí cacbonic => chỉ có ý D thỏa mãn đề bài
Câu 28: Cho a mol Al vào dung dịch chứa b mol Fe2+ và c mol Cu2+. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 2 loại ion kim loại. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. 
B. 
C. 
D. 
Đáp án : A 
Quá trình phản ứng:
Dung dịch cuối chỉ chứa 2 ion kim loại nên đó phải là nhôm 3+ và sắt 2 +
=> A đúng
Câu 29: Chất nào sau đây điện ly mạnh?
A. HCOOH 
B. HCL
C. CH3COOH
D. H2O
Đáp án : B 
các axit hữu cơ và nước đều là chất điện ly yếu
=> ý B đúng
Câu 30: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4  + BaCl2  →                           (2) CuSO4 + Ba(NO3)2   →
(3) Na2SO4  + BaCl2  →                                (4) H2SO4  + BaSO3      →
(5) (NH4)2SO4  + Ba(OH)2  →                       (6) Fe2(SO4)3  + Ba(NO3)2  →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6). 
B. (1), (3), (5), (6). 
C. (2), (3), (4), (6). 
D. (3), (4), (5), (6).
Đáp án : A 
4 ptpư là: (1), (2), (3), (6).
Câu 31: Cho các ion sau  đây: K+, Al3+, SO42-, Cu2+, HSO3-, NO3-, Cl-, HSO4-, H+, NH4+, HCO3-. Số ion tác dụng được với ion OH- là
A.  6  
B.  8
C. 5
D. 7
Đáp án : D 
có 7 ion :Al3+, Cu2+, HSO3-, HSO4-, H+, NH4+, HCO3-
Câu 32: Cho dung dịch các muối sau: NaHSO4; NaHCO3; (NH4)2SO4; NaNO3; Na2CO3; ZnCl2; CH3COONa; CuSO4. Số dung dịch có giá trị pH > 7 là
A. 2 
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án : B 
Các dung dịch có pH > 7 là: NaHCO3; Na2CO3; CH3COONa => Đáp án B
Câu 33: Cho dãy các chất: Al, NaHCO3, NH4Cl, (NH4)2CO3, Al2(SO4)3, Al(OH)3, C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), ZnO. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3 
B. 5
C. 2
D. 4
Đáp án : D 
Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là: NaHCO3, (NH4)2CO3, Al(OH)3, ZnO
=> Đáp án D
Câu 34: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:
A. (2), (3), (4), (1) 
B. (4), (1), (2), (3)
C. (1), (2), (3), (4)
D. (3), (2), (4), (1)
Đáp án : A 
Trong 4 chất có 2 axit, trong đó 1 phân tử axit sunfuric phân li ra 2 H+
=> axit sunfuric xếp đầu, rồi đến HCl.
(4) là muối trung hòa, có pH = 7 còn (1) là muối của gốc bazo mạnh là Na và axit yếu là CO2
=> thứ tự đúng là (2), (3), (4), (1)
Câu 35: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH2Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là
A. 3 
B. 5
C. 2
D. 4
Đáp án : D 
Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là: Ca(HCO3)2, (NH4)2CO3, Al(OH)3, Zn(OH)2
=> Đáp án D
Câu 36: Dung dịch có pH > 7 là
A. FeCl3 
B. K2SO4
C. Na2CO3
D. Al2(SO4)3
Đáp án : C 
Vì Na2CO3 được cấu tạo từ gốc bazo mạnh và gốc axit yếu nên theo phản ứng thủy phân của muối, Na2CO3 sẽ cho dung dịch có pH > 7
=> Đáp án C
Câu 37: Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính? 
A. Ba(OH)2 và Fe(OH)3 
B. Cr(OH)3 và Al(OH)3
C. NaOH và Al(OH)3
D. Ca(OH)2 và Cr(OH)3
Đáp án : B 
Fe(OH)3 ; Ca(OH)2 và NaOH không phải là hidroxit lưỡng tính, do đó loại ý A, C, D
=> Đáp án B
Câu 38: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy
A. không có hiện tượng gì 
B. có bọt khí thoát ra
C. có kết tủa trắng
D. có kết tủa trắng và bọt khí
Đáp án : C 
Do Na2CO3 có tính bazo và Ca(HCO3)2 lưỡng tính nên xảy ra phản ứng tạo CaCO3
=> kết tủa trắng
=> Đáp án C
Câu 39: Chất có tính lưỡng tính là
A. NaOH 
B. NaHCO3
C. KNO3
D. NaCl
Đáp án : B 
ý A NaOH là bazo, ý C và D đều là muối của gốc axit mạnh và bazo mạnh nên không có tính lưỡng tính
Chí có NaHCO3 thỏa mãn đề bài
=> Đáp án B
Câu 40: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là
A. AlCl3 
B. CaCO3
C. Ca(HCO3)2
D. BaCl2
Đáp án : C 
ý A sai vì AlCl3 không tác dụng với HCl
ý B sai vì CaCO3 không tác dụng với nước vôi trong
ý D sai vì không tác dụng với HCl
=> C
Câu 41: Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch CaCl2?
A. Na2CO3 
B. HCl
C. NaCl
D. NaNO3
Đáp án : A 
Đây là phản ứng giữa 2 muối trong dung dịch, để phản ứng xảy ra thì phải hình thành chất kết tủa, chất điện li yếu hoặc chất khí => Chỉ có ý a thỏa mãn vì tạo ra CaCO3 kết tủa
=> A
Câu 42: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3 
B. NaHCO3
C. Al2O3
D. Al(OH)3
Đáp án : A 
Chất không có tình lưỡng tính là Na2CO3
(các ý B, C, D đều có thể tác dụng với cả axit và bazo)
Câu 43: Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Al3+, , Br-, OH- 
B. Mg2+, K+, , 
C. H+, Fe3+, , 
D. Ag+, Na+, , Cl-
Đáp án : C 
Xét:
ý A: ion Al3+ và OH- không cùng tồn tại
ý B: Mg2+ và PO4(3-) không thỏa mãn
ý D: Ag+ và Cl- tạo kết tủa
=> Đáp án C
Câu 44: Cho các phản ứng hóa học sau:   
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2  →           
(2) CuSO4 + Ba(NO3)2       →         
(3) Na2SO4 + BaCl2  →               
(4) H2SO4 + BaSO3      →                      
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →        
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2       →  
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6) 
B. (1), (3), (5), (6)
C. (2), (3), (4), (6)
D. (3), (4), (5), (6)
Đáp án : A 
Đầu tiên tất cả các chất ở 6 ý ban đầu đều tồn tại dưới dạng dung dịch nên để có phương trình ion thu gọn, chất sản phẩm tạo thành phải ít nhất có kết tủa, hoặc khí, hoặc chất điện ly yếu.
Xét 6 phương trình phản ứng, dễ thấy sản phẩm ở đây chắc chắn có kết tủa BaSO4, do đó ta chú ý tới những phản ứng này.
Xét phàn ứng 1, 2, 3, 6 đều tạo ra BaSO4 và không tạo thêm gì nữa.
Phản ứng số 4, 5 không thỏa mãn vì có tạo thêm khí
=> Đáp án A
Câu 45: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. Dung dịch CH3COONa 
B. Dung dịch NaCl
C. Dung dịch NH4Cl
D. Dung dịch Al2(SO4)3
Đáp án : A 
Dung dịch CH3COONa tạo bởi Na là gốc bazo mạnh và CH3COO là gốc axit yếu => pH > 7 
=> Đáp án A
Câu 46: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Ag+, , Cl-, Ba2+ 
B. Ca2+, Cl-, Na+, 
C. K+, Ba2+, OH-, Cl-
D. Na+, K+, OH-, 
Đáp án : C 
ý A có kết tủa AgCl => Loại
ý B có CaCO3 => Loại
ý D có OH-  và  => Loại
=> Đáp án C
Câu 47: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 4 
B. 7
C. 5
D. 6
Đáp án : D 
Các chất tạo kết tủa gồm NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4,
(kết tủa BaCO3 và BaSO4)
=> Đáp án D
Câu 48: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3 
B. 4
C. 2
D. 1
Đáp án : B 
Các chất có tính lưỡng tính là  Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3
> B
Câu 49: Cho các phản ứng sau: (a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S (c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl (d) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S (e) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ → H2S là
A. 1 
B. 3
C. 2
D. 4
Đáp án : A 
(a) không thỏa mãn vì FeS+2H+→Fe2++H2S.
(b) thỏa mãn.
(c) không thỏa mãn vì 2Al3++3S2-+6H2O→2Al(OH)3+3H2S.
(d) không thỏa mãn vì H++HS-→H2S (HSO42-+HS-→SO42-+H2S).
(e) không vì Ba2++S2-+2H++SO42-→BaSO4+H2S.
Vậy chỉ có đáp án A thỏa mãn.
Câu 50: Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường kiềm?
A. NH4Cl 
B. Al(NO3)3
C. CH3COONa
D. HCl
Đáp án : C 
CH3COONa có CH3COO là gốc axit yếu và Na là gốc bazo mạnh
=> cho môi trường kiềm
=> chọn C
Câu 51: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. K+; Ba2+; Cl- và  
B. Cl-; Na+;  và Ag+
C. K+; Mg2+; OH- và 
D. Cu2+; Mg2+; H+ và OH-
Đáp án : A 
Các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch => các ion đó k phản ứng với nhau, k tạo kết tủa, chất điện ly yếu hay chất bay hơi...
=> Chỉ có K+; Ba2+; Cl- và  thỏa mãn
=> A
Câu 52: Trong số các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M dưới đây, dung dịch chất nào có giá trị pH nhỏ nhất?
A. NaOH 
B. HCl
C. H2SO4
D. Ba(OH)2
Đáp án : C 
axit có pH nhỏ hơn nên loại A và D, H2SO4 có pH nhỏ hơn HCl do phân li ra nhiều ion H+ hơn
=> chọn C
Câu 53: Dung dịch AlCl3 trong nước bị thủy phân. Nếu thêm vào dung dịch các chất sau đây, chất nào làm tăng cường quá trình thủy phân của AlCl3?  
A. NH4Cl    
B. HCl
C. ZnSO4 
D. Na2CO3
Đáp án : D 
Để ý AlCl3 có tính axit => thêm Na2CO3  là muối tạo thành từ bazo mạnh và axit yếu
=> Đáp án D
Câu 54: Cho kim loại Ba (dư) vào dung dịch chứa các ion: NH4+, HCO3-, SO42-, K+. Số phương trình phản ứng (dạng ion thu gọn ) tối đa có thể xảy ra là:
A. 5 
B. 6
C. 4
D. 3
Đáp án : C 
Cho Ba vào đầu tiên sẽ tác dụng với nước tạo Ba(OH)2 và OH- dư
=> Xảy ra 4 phản ứng mà có pt ion thu gọn là:
OH- + NH4+
OH- + HCO3-
Ba2+ + SO4 2-
Ba2+ + CO3 2-
=> Đáp án C
Câu 55: Cho các chất sau: HOOC – COONa, K2S, H2O, KHCO3, Al(OH)3,Al, KHSO4, Zn, (NH4)2SO3. Số chất có tính lưỡng tính là:
A. 5 
B. 4
C. 6
D. 7
Đáp án : A 
Các chất lưỡng tính gồm H2O,KHCO3,Al(OH)3,(NH4)2SO3  và HOOC – COONa
=> A
Câu 56: Trong 1ml dung dịch axit HNO2 có 1,41.1019 phân tử HNO2;  0,9.1018 ion NO2- và H+. Độ điện li α của HNO2 trong dung dịch đó là:  
A. 6% 
B. 0,63%
C. 3%
D. 6,3%
Đáp án : A 
độ điện li a(alpha) = n/No( với n là số phân tử bị phân li ra ion, No là số phân tử ban đầu
=> a = 0,9.1018 : (1,41.1019 + 0,9.1018) = 0,06 = 6%
=> A 
Câu 57: Cho các chất NaOH, C6H5ONa, CH3ONa, C2H5ONa. Sự sắp xếp tăng dần lực bazơ (từ trái qua phải) là
A. NaOH, C6H5ONa, CH3ONa, C2H5ONa 
B. C6H5ONa , CH3ONa, C2H5ONa, NaOH
C. C6H5ONa, NaOH, CH3ONa, C2H5ONa  
D. CH3ONa, C2H5ONa, C6H5ONa, NaOH
Đáp án : C 
C6H5ONa, NaOH, CH3ONa, C2H5ONa  
(nhớ CH3ONa, C2H5ONa có tính bazo mạnh hơn NaOH là làm được bài này)
=> C
Câu 58: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HCl 
B. K3PO4
C. KBr
D. HNO3
Đáp án : D 
Cl-. Br- và PO4(3-) đều tạo kết tủa với Ag+
=> Đáp án D
Câu 59: Dãy gồm các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính?
A. Al, NaHCO3, NaAlO2, ZnO, Be(OH)2, C6H5NH3Cl 
B. AlCl3, H2O, NaHCO3, Zn(OH)2, ZnO
C. H2O, Zn(OH)2, CH3COONH4, H2NCH2COOH, NaHCO3  
D. ZnCl2, AlCl3, NaAlO2, NaHCO3, H2NCH2COOH
Đáp án : C 
ý A loại vì có Al
ý B loại vì có AlCl3
ý D loại vì có NaAlO2
=> Đáp án C
Câu 60: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl.  Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:
A. 7 
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án : D 
Các chất tạo kết tủa với dung dịch đã cho là NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4
=> Đáp án D
Câu 61: Có nhiều nhất bao nhiêu ion trong số Na+, CO32-, NH4+, Cl-, Mg2+, OH-, NO3- có thể cùng tồn tại trong một dung dịch (bỏ qua sự thuỷ phân của muối)
A. 5 
B. 3
C. 4
D. 6
Đáp án : A 
Cùng tồn tại gồm có Na+, CO32-, NH4+, Cl-, NO3-
Câu 62: Nhận định nào sau đây đúng?  
A. Dung dịch KF có pH> 7                                                            
B.    Dung dịch muối axit có pH < 7                                                                                                                         
C. Dung dịch muối trung hòa có pH=7 
D. Dung dịch KHSO4 có pH = 7
Đáp án : A 
ý B sai vì còn tùy thuộc axit đó yếu hay mạnh và gốc bazo trong muối đó
ý C sai, tùy thuộc vào gốc của muối
ý D sai, có tính axit
=> ý A đúng vì HF là axit yếu và KOH là bazo mạnh
=&g

Tài liệu đính kèm:

  • doc15. 70 câu Sự điện li.doc