Hóa học 12 - Bài tập phát triền năng lực

docx 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 12 - Bài tập phát triền năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học 12 - Bài tập phát triền năng lực
BÀI TẬP PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC
Câu 1: Sục từ từ CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa và thể tích CO2 như sau
a. Thể tích dd Ba(OH)2 0,1M tham gia phản ứng là: 
A. 0,5 lít 	B. 1 lít 	C. 0,25 lít 	D. 0,75 lít 
b. Nếu thu được 14,775g kết tủa thì thể tích (lít) CO2 cần dùng là: (đktc) 	
A. 1,68 hoặc 2,12 	B. 1,792 hoặc 2,12 
C. 1,68 hoặc 2,8 	 	D. 1,68 hoặc 3,92
Câu 2: Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình sau. 
Giá trị của x là:
A. 0,12. B. 0,11. C. 0,13. D. 0,10.
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào H2O thu được dung dịch (A). Sục từ từ khí CO2 vào (A). Qua quá trình khảo sát, người ta lập được đồ thị về sự biến thiên của kết tủa theo số mol CO2 theo đồ thị sau.
Giá trị của x là 
A. 0,040. B. 0,025. C. 0,020. D. 0,050.
Câu 4: Nhỏ rất từ từ dung dịch chứa HCl vào 100ml dung dịch A chứa hỗn hợp các chất tan NaOH 0,8M và K2CO3 0,6M. Thấy lượng khí CO2 (mol) thoát ra theo đồ thị sau. Giá trị của y là :
A. 0,028 B. 0,014 C. 0,016 D. 0,024
Câu 5: Sục CO2 vào dd chứa hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và NaOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị sau.
Giá trị của x là :
A.0,64 B.0,58	C.0,68 D.0,62
Câu 6: x mol CO2 vào dd a mol Ba(OH)2 và b mol NaOH sinh ra c mol kết tủa. kết quả ta được đồ thị sau.
Giá trị của a là. 
A.0,1 B. 0,15 C.0,2 D.0,25
Câu 7: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol KHCO3 kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: 
 Tỉ lệ a:b là: 	A. 2:1 B. 2:7 	C. 4:7 D. 2:5 
Câu 8: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol KHCO3 kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: 
 Tỉ lệ a:b là: A. 2:1 B. 2:7 C. 4:7 D. 2:5 
Câu 9: Dung dịch X chứa a mol Ca(OH)2. 
TN1:Hấp thụ hết 0,6 mol CO2 vào X được 2b mol kết tủa
TN2: Hấp thụ hết 0,8 mol CO2 vào X được b mol kết tủa. Đồ thị nào sau đây phản ánh đúng kết quả của 2 thí nghiệm trên. 
Câu 10: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch có chứa a mol Na2CO3 và b mol NaHCO3. Số mol khí CO2 thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn trên đồ thị sau (coi khí CO2 không tan trong nước): 
Giá trị của x là
A. 0,250. B. 0,350.	C. 0,375. D. 0,325.
Câu 11: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch có chứa a mol Na2CO3 và b mol NaHCO3. Số mol khí CO2 thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn trên đồ thị sau (coi khí CO2 không tan trong nước): 
Tỉ lệ của a : b là
A. 3 : 1. B. 3 : 4.	C. 7 : 3. D. 4 : 3.
Câu 12: Cho từ từ khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):
Giá trị của x là:
A. 0,12 mol. B. 0,11 mol. C. 0,13 mol. D. 0,10 mol.
Câu 13: Cho m (gam) hỗn hợp (Na và Ba) vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Hấp thu khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch X. Lượng kết tủa được thể hiện trên đồ thị như sau:
 Giá trị của m và V lần lượt là
 A. 32 và 6,72. B. 16 và 3,36. 
 C. 22,9 và 6,72. D. 36,6 và 8,96.
Câu 14: Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm N2 và CO2 (đktc) đi chậm qua dung dịch Ca(OH)2 để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (các số liệu tính bằng mol). 
 Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với hiđro lớn nhất gần giá trị nào nhất sau đây ?
 A. 16. B. 18. C. 19. D. 20.
Câu 15: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (só liệu các chất tính theo đơn vị mol)
 Tỉ lệ a : b là 
 A. 2 : 1.	 B. 5 : 2. C. 8 : 5. D. 3 : 1.
Câu 16. Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng 2,0 – 3,0. Những người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thì lượng axit HCl tiết ra quá nhiều do đó dịch vị dạ dày có pH < 2. Để chữa bệnh này, người bệnh phải uống thuốc muối trước bữa ăn. Thuốc muối là chất nào dưới đây ?
A. NaHCO3 B. Na2CO3 C. NH4HCO3 D. (NH4)2CO3
Câu 17. Sođa là hoá chất được sử dụng trong công nghiệp dệt, công nghiệp thuỷ tinh, công nghiệp luyện kim, hoá dầu, dược phẩm Hỏi sođa có thành phần chính nào dưới đây:
A. Na2CO3	B. NaHCO3	
C. Na2SO4 	D. Na2CO3 và Na2SO4
Câu 18. Vonfram (W) thường được lựa chọn để chế tạo dây tóc bóng đèn, nguyên nhân chính là vì: 
 A. Vonfram là kim loại rất dẻo. 	
 B. Vonfram có khả năng dẫn điện rất tốt.
 C. Vonfram là kim loại nhẹ. 
 D. Vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao trong các KL.
Câu 19. Trong công nghiệp, natri hidroxit được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch natri clorua bão hoà có màng ngăn. Câu nào sau đây không đúng về quá trình sản xuất natri hidroxit:
A. Khí clo được thoát ra từ anot 
B. Khí hidro thoát ra từ catot
C. Màng ngăn để ngăn không cho natri hidroxit tiếp xúc với natri clorua.
D. Nếu không dùng màng ngăn người ta sẽ thu được nước javen sau phản ứng. 
Câu 20. X là hợp chất của canxi có nhiều ở dạng đá vôi, đá hoa, đá phấn, vỏ trai, sò Y là chất khí có trong thành phần không khí và thường dùng để chữa cháy. Biết Y được sinh ra khi cho X phản ứng với dung dịch axit mạnh. X và Y lần lượt là các chất nào sau đây: 
 A. CaSO4 và SO2 	B. CaSO3 và SO2 
C. Na2CO3 và CO2 	D. CaCO3 và CO2 
Câu 21. Mùi tanh của cá gây ra bởi hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá, trước khi nấu nên: 
A. ngâm cá thật lâu với nước để các amin tan đi.
B. rửa cá bằng giấm ăn.
C. rửa cá bằng dung dịch xôđa, Na2CO3.
D. rửa cá bằng dd thuốc tím (KMnO4) để sát trùng.
Câu 22. Tại sao các món ăn làm từ gạo nếp lại dẻo hơn so với gạo tẻ ? 
A. Do gạo nếp có hàm lượng amilopectin thấp hơn .
B. Do gạo nếp có hàm lượng amilopectin cao hơn gạo tẻ.
C. Do gạo nếp có hàm lượng tinh bột thấp hơn gạo tẻ.
D. Do gạo nếp có hàm lượng tinh bột cao hơn gạo tẻ.
Câu 23. Mì chính là muối natri của axit glutaric, một amino axit tự nhiên quen thuộc và quan trọng. Mì chính không phải là vi chất dinh dưỡng, chỉ là chất tăng gia vị. Mì chính có tên học học là mono natriglutamat (tên tiếng anh là mono sodiumglutamat, viết tắt là MSG). Công thức hoá học nào sau đây biểu diễn đúng MSG?
A. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
B. NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
C. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa
D. NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa
Câu 24. Xenlulozo trinitrat rất dễ cháy và khi cháy không sinh ra khói nên được dùng làm thuốc súng không khói. Thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là
A. 34,29 lít B. 42,86 lít	C. 53,57 lít D. 42,34 lít
Câu 25: Chất nào được dùng làm bột nở để làm bánh:
A.(NH4)2CO3	 B.Na2CO3 C.NH4HCO3 D.NaHCO3
Câu 26: Hiện tượng quang điện là hiện tượng một số electron bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp. Kim loại nào sau đây được dùng làm tế bào quang điện.
A. Liti	B. Natri	C. Rubiđi	D. Xesi
Câu 27. Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,39 mol Ca(OH)2 thu được a gam kết tủa. Tách lấy kết tủa, sau đó thêm tiếp 0,4V lít khí CO2 nữa, thu thêm 0,2a gam kết tủa. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của V là:
A. 8,40 lít. 	B. 7,84 lít.	C. 5,60 lít. 	D. 6,72 lít.
Câu 28: Dung dịch X là dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x mol/l. Hấp thụ hoàn toàn 2,464 lit CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch X thì thu được 3a gam kết tủa. Nếu hấp thụ hoàn toàn 3,136 lit CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của x là? 
A. 1,0 	B. 2,0 	C. 1,5 	D. 0,5
Câu 29. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,6. B. 1,2.	C. 1,0. D. 1,4.
Câu 30: Sục x mol CO2 , với 0,12 mol ≤ x ≤ 0,26 mol , vào bình chứa 15 lit dung dịch Ca(OH)2 0,01 M thu được m gam kết tủa thì giá trị của m:
A. 12 g ≤ m ≤ 15 g B. 4 g ≤ m ≤ 12 g 
C. 0,12 g ≤ m ≤ 0,24 g D. 4 g ≤ m ≤ 15 g
Câu 31. Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa Ca(OH)2 thu được a gam kết tủa. Khối lượng bình tăng b gam. Biểu thức liên hệ giữa V, a, b là:
A. 22,4(a+b)/44	B. 44(a+b)/22,4	
C. 22,4(a-b)/44	D. 44(a-b)/22,4
Câu 32:Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,6. B. 1,2.	C. 1,0. D. 1,4.
Câu 33:Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm Na2CO3 0,25M và KOH a mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch Ca(NO3)2 (dư), thu được 7,5 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 2,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 1,4.
Câu 34:Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là 
A. 6,3 gam. B. 5,8 gam.	C. 6,5 gam. D. 4,2 gam.
Câu 35:Cho 10 gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, rồi cho toàn bộ lượng khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
 A. 19,70. B. 39,40. C. 9,85. D. 29,55.
Câu 36: Cho 19,02 gam hỗn hợp Mg, Ca, MgO, CaO, MgCO3, CaCO3 tác dụng vừa đủ với m gam dd HCl 10% thu được 4,704 lít hỗn hợp khí X (đktc). Biết khối lượng hỗn hợp khí X là 5,25 gam và dd sau phản ứng chứa 19,98 gam CaCl2. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 230. 	B.231 	C.229 D.232

Tài liệu đính kèm:

  • docxBT_do_thi_hoa.docx