Hóa học 11 - Ôn tập chương 1, 2

doc 10 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1546Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 11 - Ôn tập chương 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học 11 - Ôn tập chương 1, 2
 ÔN TẬP CHƯƠNG 1,2
Câu 1: Cho sơ đồ chuyển hóa:
	Triolein X Y Z. Tên của Z là
A. axit stearic.	B. axit oleic.	C. axit panmitic.	D. axit linoleic.
Câu 2: Cho hỗn hợp gồm 27 gam glucozơ và 9 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 43,2	B. 21,6	C. 16,2	D. 32,4
Câu 3: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic.	B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, axit axetic.	D. glucozơ, glixerol, natri axetat.
Câu 4: Khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Để tạo ra 500 gam tinh bột thì cần bao nhiêu m3 không khí (ở đktc) để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp?
A.  140,27.	B.  1382,7.
C.  691,33.	D.  1382,4.
Câu 5: Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là
A. HCOOH và CH3OH.	B. CH3COONa và CH3OH.
C. HCOOH và C2H5NH2.	D. HCOOH và NaOH.
Câu 6: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là:
A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 7: Phát biểu đúng về glucozo và fructozo:
A. đều tác dụng với H2/xúc tác Ni tạo ra sobitol
B. đều có phản ứng với nước Br2
C. đều có nhóm chức – CHO
D. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở
Câu 8: Este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, khi thủy phân tạo ra hai sản phẩm đều có khả năng tráng bạc. Số đồng phân este X thỏa mãn tính chất trên là :
A. 3	B. 1	C. 2	D. 4
Câu 9: Axit axetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với a (g) axit axetylsalixylic cần vừa đủ 300 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của a là
A. 27,0	B. 40,5	C. 18,0	D. 54,0
Câu 10: Este nào sau đây thủy phân tạo ra axeton ?
A. CH2=CHCOOCH3.	B. CH3-COOCH2CH=CH2
C. CH3-COO-C(CH3)=CH2.	D. CH3-COOCH=CH2.
Câu 11: Dãy các chất đều tác dụng được với vinyl fomat là:
A. KOH, Br2, Na2CO3, Cu(OH)2	B. KOH, Cu(OH)2, Na, H2
C. NaOH, HBr, Na, H2	D. NaOH, Br2, AgNO3/NH3, H2
Câu 12: Hỗn hợp X gồm vinyl acrylat, metyl fomat và etyl axetat. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được 1,98 gam H2O và 2,912 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của vinyl acrylat trong X là
A. 0,98 gam	B. 1,47 gam	C. 1,96 gam	D. 1,00 gam
Câu 13: Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử
A. hidro	B. nitơ	C. cacbon	D. oxi
Câu 14: Este có công thức phân tử C4H8O2là:
A. Propyl axetat	B. Vinyl axetat	C. Phenyl axetat	D. Etyl axetat
Câu 15: Tinh bột, xenlulozo đều có thể tham gia vào:
A. phản ứng thủy phân	B. phản ứng với Cu(OH)2
C. phản ứng tráng bạc	D. phản ứng màu với iot
Câu 16: Bệnh nhân yếu sức cần được truyền trực tiếp một loại đường thường được gọi là dung dịch huyết thanh ngọt. Đó là loại đường nào?
A. Đường hoá học.	B. Mantozơ.	C. Saccarozơ.	D. Glucozơ.
Câu 17: Cho các este : etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
A. (1), (2), (3).	B. (3), (4), (5).	C. (2), (3), (5).	D. (1), (3), (4).
Câu 18: Lên men m gam tinh bột tạo ra ancol etylic với hiệu suất cả quá trình là 81%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 150 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 51 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là
A. 1500.	B. 225.	C. 900	D. 250.
Câu 19: Cho các đồng phân mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với các dung dịch: NaOH, NaHCO3, [Ag(NH3)2]OH. Số phản ứng xảy ra là
A. 6.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 20: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng a gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15,3 gam muối. Giá trị của a là
A. 12,3.	B. 13,5.	C. 18,5.	D. 22,5.
Câu 21: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,2.	B. 16,4.	C. 8,2.	D. 9,6.
Câu 22: Cho axit axetic tác dụng với etilen glicol trong môi trường axit, đun nóng thu được sản phẩm là:
A. (CH3COO)2C2H4	B. (CH3COO)3C3H5	C. (CH3OCO)2C2H4	D. C2H4(COOCH3)2
Câu 23: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit gluconic.	B. Axit oxalic.	C. Axit lactic.	D. Axit oleic.
Câu 24: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
A. glucozơ và glixerol.	B. xà phòng và glixerol.
C. glucozơ và ancol etylic.	D. xà phòng và ancol etylic.
Câu 25: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Polime X được tổng hợp từ chất nào sau đây?
A. vinyl axetat	B. xenlulozơ trinitrat	C. metyl metacrylat	D. phenyl fomat
Câu 26: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3. X có khả năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thủy phân của X trong môi trường kiềm có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là
A. HCOOCH2CH2CH2OH.	B. HCOOCH2CH(OH)CH3.
C. CH3CH(OH)CH(OH)CHO.	D. CH3COOCH2CH2OH.
Câu 27: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Lipit là trieste của glixerol với các axit béo
D. Dầu ăn và dầu bôi trơn máy giống nhau về thành phần phân tử
Câu 29: Thủy phân hoàn toàn một lượng tristearin trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1 mol glixerol và
A. 3 mol natri stearat	B. 1 mol natri stearat
C. 3 mol axit stearic	D. 1 mol axit stearic
Câu 30: Có 4 gói bột trắng: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Hãy chọn bộ thuốc thử để có thể phân biệt 4 gói bột trắng trên?
A. Nước, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch I2.
B. Nước, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch NaOH.
C. Nước, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3/NH3.
D. Nước, O2 (đốt cháy), dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 31: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 32: Cho dãy các chất: lipit, tinh bột, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là :
A. 4	B. 2	C. 3	D. 1.
Câu 33: Cho sơ đồ phản ứng :
	(a) X + H2O Y
	(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O ® amoni gluconat + Ag + NH4NO3
	(c) Y E + Z	(d) Z + H2O X + G
	X, Y, Z lần lượt là:
	A. Tinh bột, glucozơ, etanol.	B. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.
	C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit.	D. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit
Câu 34: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 178,2 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20%)
A. 162 lít.	B. 98 lít.	C. 140 lít.	D. 110 lít.
Câu 35: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X:
A. C2H5COOC2H5.	B. C2H3COOC2H5.	C. C2H5COOCH3.	D. CH3COOC2H5.
Câu 36: Isoamyl axetat (thường gọi là dầu chuối) được điều chế bằng cách đun nóng hỗn hợp gồm axit axetic, ancol isoamylic và H2SO4 đặc. Phản ứng điều chế trên được gọi là phản ứng:
A. xà phòng hóa	B. thủy phân	C. este hóa	D. hidrat hóa
Câu 37: Cho các phát biểu sau:
	(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
	(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
	(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
	(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
	Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 38: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu:
A. nâu đỏ	B. vàng	C. xanh tím	D. hồng
Câu 39: Este etyl butirat có mùi dứa được sử dụng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm. CTCT đúng của chất này là:
A. CH3CH2COOCH2CH3	B. CH3CH2CH2COOCH2CH3
C. CH3CH2COOCH2CH2CH3	D. (CH3)2CHCOOCH2CH3
Câu 40: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 26,73. 	B. 33,00. 	C. 25,46. 	D. 29,70.
 ÔN TẬP CHƯƠNG 3,4
Câu 1 Nhận biết tinh bột và anbumin không thể dùng thuốc thử nào sau đây ?
A. HNO3 đặc	B. Cu(OH)2/OH-	C. dd I2	D. AgNO3/NH3
Câu 2: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất
X
Y
Z
T
Nhiệt độ sôi (0C)
182
184
-6,7
-33,4
pH (dung dịch nồng độ 0,001M)
6,48
7,82
10,81
10,12
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Z là CH3NH2.	B. T là C6H5NH2.	C. X là NH3.	D. Y là C6H5OH.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. CTCT thu gọn của X là
A. H2N-CH2-COO-C2H5.	B. H2N-CH2-COO-C3H7.
C. H2N-CH2-CH2-COOH.	D. H2N-CH2-COO-CH3
Câu 4: Cho các dung dịch: CH3-CH2-NH2 ; C6H5-NH2; H2N-CH2-COOH ; H2N-CH2-CH(NH2)-COOH ; ClH3N-CH2-COOH ; H2N-CH2-COONa ; C6H5-NH3Cl.
Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là:
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 5: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. CH3NH2.	B. H2NCH2COOH.	C. C6H5OH.	D. C6H5NH2.
Câu 6: Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, sản phẩm tạo thành tác dụng vừa hết với 0,3 mol HCl và thu được 30,05 gam muối. CTPT của X là
A. C4H7O4N	B. C6H14O2N2	C. C5H9O4N	D. C3H7ON
Câu 7: Ađrenalin là hormon tuyến thượng thận có tác dụng làm tăng huyết áp. Norađrenalin có vai trò quan trọng trong truyền dẫn xung thần kinh.
 ` `
 Ađrenalin	Norađrenalin
Bậc của amin trong Ađrenalin và Norađrenalin lần lượt là:
A. 2 và 1	B. 2 và 3	C. 3 và 2	D. 1 và 2
Câu 8: Cho các chất: (1)alanin, (2)anilin, (3)etylamoni clorua, (4)poliisopren, (5)poli(vinyl axetat), (6)Ala-Gly. Những chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 1, 3, 5, 6	B. 2, 3, 5	C. 2, 3, 4, 5, 6	D. 2, 3, 5, 6
Câu 9: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, mạch hở thu được tỉ lệ khối lượng của CO2 so với nước là 44 : 27. Công thức phân tử của amin đó là
A. C3H7N	B. C3H9N	C. C4H9N	D. C4H11N
Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Sữa tươi để lâu sẽ bị vón cục, tạo thành kết tủa do bị lên men làm đông tụ protein.
B. Lớp váng nổi lên khi nấu thịt, cá là hiện tượng đông tụ protein.
C. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy kết tủa tan tạo dung dịch màu tím.
D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Câu 12: Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit terephtalic với chất nào sau đây?
A. Glixerol	B. Axit ađipic
C. Etilen glicol.	D. Hexametylenđiamin
Câu 13: Cho các tơ sau: tơ lapsan, tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 14: Cho các polime sau: tơ tằm, xenlulozơ, protein, amilopectin, nilon-6,6, polimetylmetacrylat, mủ cao su. Số chất là polime thiên nhiên :
A. 5	B. 6	C. 3	D. 4
Câu 15: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 1 mol glyxin (Gly), 2 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol Phenylalanin (Phe). Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Phe-Ala; Val-Phe và tripeptitAla-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là
A. Ala, Ala.	B. Phe, Ala.	C. Phe, Val.	D. Ala, Phe.
Câu 16: Chất hữu cơ X mạch hở có CTPT là C4H9NO2. Khi phản ứng với dd NaOH, X tạo ra khí Y nặng hơn không khí và dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Br2. Khí Y là:
A. CH3OH	B. CH3NH2	C. N2	D. C2H5NH2
Câu 17: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) sau khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm có alanin và glyxin?
A. 5	B. 8	C. 6	D. 7
Câu 18: Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự tính bazơ tăng dần:
(1) C6H5NH2 	 (2) C2H5NH2 	(3) NH3 	(4) (C2H5)2NH 	(5) NaOH
A. (1) < (3) < (2) < (5) < (4)	B. (3) < (2) < (4) < (5) < (1)
C. (3) < (1) < (2) < (4) < (5)	D. (1) < (3) < (2) < (4) < (5)
Câu 19: Năm 2008, người ta phát hiện một số loại sữa dành cho trẻ em sản xuất tại Trung Quốc có nhiễm chất melamin (danh pháp IUPAC là 1,3,5-triazin-2,4,6-triamin), có CTPT là C3H6N6. Melamin có thể gây sỏi thận, suy thận, sỏi bàng quang và ung thư bàng quang. Nhà sản xuất thêm melamin vào sữa để làm tăng hàm lượng protein vì melamin vốn có hàm lượng nitơ cao. Hàm lượng nitơ trong melamin khoảng :
A. 71%	B. 86%	C. 66%	D. 61%
Câu 20:Este A được điều chế từ ancol metylic và amino axit no B(chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Tỉ khối hơi của A so với oxi là 2,78125. Amino axit B là 
A. axit amino fomic. 	B. axit aminoaxetic.	C. axit glutamic.	D. axit β-amino propionic
Câu 21 Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
	(a) X + 2NaOH ® X1 + X2 + H2O	(b) X1 + H2SO4 ® X3 + Na2SO4
	(c) nX3 + nX4 ® nilon-6,6 + 2nH2O	(d) 2X2 + X3 ® X5 + 2H2O
	Phân tử khối của X5 là
	A. 198.	B. 202.	C. 216.	D. 174.
Câu 22: Bratđikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một nonapeptit có công thức: Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn nonapeptit này thu được tối đa bao nhiêu tripeptit chứa phenylalanin (Phe)?
A. 6	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 23: Một học sinh tiến hành thí nghiệm: nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa nước và lắc đều, tiếp tục thêm dung dịch HCl (dư), cuối cùng thêm dung dịch NaOH (dư) vào ống nghiệm. Hiện tượng học sinh quan sát được là:
A. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó dung dịch vẩn đục, cuối cùng trở lại trong suốt
B. Dung dịch bị vẩn đục trong cả quá trình thí nghiệm
C. Lúc đầu dung dịch vẩn đục, sau đó trong suốt, cuối cùng bị vẩn đục lại.
D. Dung dịch trong suốt trong cả quá trình thí nghiệm
Câu 24: Cho a (g) tripeptit Ala-Gly-Ala phản ứng vừa đủ với 200ml dd NaOH 0,3M. Giá trị của a là:
A. 6,51	B. 4,34	C. 4,62	D. 5,06
Câu 25: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2? 
	A. Metyletylamin. 	B. Etylmetylamin. 	C. Isopropanamin. 	D. Isopropylamin. 
Câu 26: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH?
 	A. Axit 3-metyl-2-aminobutanoic.	B. Valin.
	C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.	D. Axit a-aminoisovaleric.
Câu 27: Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng các dd có pH < 7 là	
A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 28: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N ?
	A. 4 amin. 	B. 5 amin. 	C. 6 amin. 	D. 7 amin. 
Câu 29: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được tất cả các chất trong dãy nào sau đây:
A. Axit glutamic, glixin, metylamin	B. Phenylamoni clorua, axit glutamic, glixin
C. Anilin, alanin, metylamin	D. Lysin, alanin, metylamin
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tơ visco và tơ axetat là tơ tổng hợp.
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin được cao su buna-N.
C. Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp axit ađipic và hexametylenđiamin.
D. Poli (etylen terephtalat) thuộc loại polieste.
Câu 31: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?
A. CH2=CH-CH3	B. H2N-[CH2]6-NH2
C. H2N-[CH2]5-COOH	D. CH2=CH-CN.
Câu 32: Cho 4,20 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 7,85 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là
A. C3H7NH2 và C4H9NH2	B. C2H5NH2 và C3H7NH2
C. CH3NH2 và C2H5NH2	D. CH3NH2 và (CH3)3N
Câu 33: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl?
A. etylamin	B. alanin
C. anilin	D. phenylamoni clorua
Câu 34: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C4H9O2N là
A. 3.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
Câu 35: Cho các chất hữu cơ:CH3CH2CH(CH3)NH2 (X) và CH3CH(NH2)COOH (Y). Tên thay thế của X và Y lần lượt là:
A. propan-2-amin và axit aminopropanoic.	B. butan-2-amin và axit 2-aminopropanoic
C. butan-1-amin và axit 2-aminopropanoic	D. butan-2-amin và axit aminoetanoic
Câu 36: Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli(metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Những polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là:
A. (1), (2), (5).	B. (2), (3), (6).	C. (2), (5), (6).	D. (1), (4), (5).
Câu 37: Ứng dụng nào sau đây của amino axit là sai ?
A. Muối đinatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt).
B. Một số amino axit là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon.
C. Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là α- aminoaxit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.
D. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.
Câu 38: Cho các chất: caprolactam (1), axit glutamic (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Những chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. (3), (4) và (5)	B. (1), (3) và (5).	C. (1), (2) và (3)	D. (1), (2) và (5)
Câu 39: Polime (X) là chất nhiệt dẻo, tính bền cao, dùng làm chất chống dính xoong chảo  Polime (Y) là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit; dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, da giả (X), (Y) lần lượt là :
A. poli(tetrafloetilen) và poli(vinyl clorua)	B. nhựa (phenol-fomanđehit) và polietilen
C. poliacrilonitrin và poli(vinyl clorua)	D. teflon và polietilen
Câu 40: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2N – CH2CH2CONH – CH2COOH	B. H2N – CH2CONH – CH(CH3) –COOH
C. H2N – CH2CONH – CH2CONH – CH2COOH	D. H2N – CH2CONH – CH2CH2COOH
 ÔN TẬP CHƯƠNG 5
 Câu 1: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là
A. Rb+. 	B. Na+. 	C. Li+. 	D. K+.
Câu 2: Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch
A. HCl. 	B. AlCl3. 	C. AgNO3. 	D. CuSO4.
Câu 3: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 4: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. 	B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. 	D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 5: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Cu + dd FeCl3. 	B. Fe + dd HCl.	C. Fe + dd FeCl3. 	D. Cu + dd FeCl2.
Câu 6: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình:
A. Sn bị ăn mòn điện hóa. 	 B. Fe bị ăn mòn điện hóa.
C. Fe bị ăn mòn hóa học. 	D. Sn bị ăn mòn hóa học.
Câu 7: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 0. 	B. 1. 	C. 2. 	D. 3.
Câu 8 Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III.	B. I, II và IV.	C. I, III và IV.	D. II, III và IV.
-
Câu 9: Cho các phản ứng sau: Fe + 2Fe(NO3)3 à 3Fe(NO3)2 AgNO3 + Fe(NO3)2 à Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại là:
A.Ag+, Fe2+, Fe3+ 	B. Fe2+, Fe3+, Ag+	C. Fe2+, Ag+, Fe3+	D. Ag+, Fe3+, Fe2+
Câu 10Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.	B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
	C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.	D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
Câu 11: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
	A. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.	B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
	C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl	D. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng
-------------- ĐỀ 1	 ÔN THI HỌC KỲ I 	
Câu 1: Khối l

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_tap_Hoa_huu_co_11.doc