CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ DẠNG 1 :Toán tổng ba hạt trong nguyên tử : CHỦ ĐỀ 1: TOÁN VỀ CÁC LOẠI HẠT TRONG NGUYÊN TỬ - Tổng số hạt S = P + E + N. Ta có P = E → S = 2P + N - Hạt mang điện: proton (P) và electron (E). - Hạt không mang điện: notron (N) - Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron=STT=Số HNT - Số khối A = Z + N Bài 1:Một nguyên tử R có tổng số hạt p, n, e là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định điện tích hạt nhân của R . Tên ngtử R ? Bài 2 : Cho biết tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố X là 52, trong đó số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 16 hạt. Tìm số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối của X. Viết cấu hình e từ đó xác định vị trí X trong BTH ? Bài 3 : Cho các kí hiệu nguyên tử sau : Hãy xác định: Số khối, số hiệu nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân, điện tích hạt nhân, số nơtron của từng nguyên tố. DẠNG 2: Tìm các loại hạt cơ bản khi chỉ có tổng số hạt. Đề chỉ cho tổng số hạt của một nguyên tử : S = 2P + N ( z ≤ 82 ) Ta có: 1 ≤ NP ≤1,52 (1) S = 2P + N suy ra : N = S – 2P Thay vào (1) : P ≤ S- 2P ≤ 1,52 P P ≤ S- 2P S ≥ 3P S -2P ≤ 2,52 P S ≤ 3,52P Suy ra : S3 ,52 ≤ P ≤ S3 ( chọn số notron hơn kém so với proton là : ≤ 2 ) Bài 4:Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết: Tổng số hạt cơ bản là 13. Bài 5 : Nguyên tử X có tổng số hạt là 21 . Xác định số p, số e, số n của X. Viết kí hiệu nguyên tố .Tìm số khối của X. Bài 6 : Kim loại A có hóa trị I, có tổng p, n, e là 34. Tìm kim loại A. DẠNG 3: CHỦ ĐỀ 2: TOÁN VỀ ĐỒNG VỊ Nguyên tử khối trung bình : Công thức : -Nguyên tố có 2 đồng vị . A= A1x1 + A2x2100 A1 ,A2 là nguyên tử khối của các đồng vị . x1, x2 là tỉ lệ phần trăm của số nguyên tử của các đồng vị . Bài 7 :Trong tự nhiên nguyên tố brôm có 2 đồng vị là 7935Br và 8135Br. Biết đồng vị 7935Br chiếm 54,5% số nguyên tử. Tìm khối lượng nguyên tử trung bình của Br. Bài 8 : Đồng trong tự nhiên gồm 2 đồng vị 6329Cu và 6529Cu với tỉ lệ số nguyên tử tương ứng là 105 :245. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của đồng. Bài 9 : Đồng trong tự nhiên gồm 2 đồng vị 6329Cu và 6529Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính thành phần % số nguyên tử của mỗi đồng vị ? Bài 10: Clo có hai đồng vị là . Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị này là 3 : 1. Tính nguyên tử lượng trung bình của Clo . Bài 11. Trong tự nhiên oxi tồn tại 3 đồng vị bền : ; ; và hiđro có ba đồng vị bền là : , và . Hỏi có bao nhiêu phân tử nước được tạo thành . CHỦ ĐỀ 3: CẤU HÌNH ELECTRON -Trong nguyên tử các electron chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao theo dãy: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s Cấu hình electron . Bước 1: xác đinh số electron .( số p= số e= Z) Bước 2: sắp xếp các electron theo thứ tự mức năng lượng : 1s22s22p63s23p6 4s23d104p65s2 . Bước 3: sắp xếp theo cấu hình electron theo thứ tự từng lớp và phân lớp . Lưu ý : Thứ tự từ 21 trở đi, sau khi cấu hình e , phải sắp xếp theo các lớp từ trong ra ngoài. DẠNG 4: Bài tập 1 : Hãy viết cấu hình e của nguyên tử trong các trường hợp sau : Mối liên hệ electron ngoài cùng với nguyên tử. Cấu hình e ngoài cùng ns1 , ns2 , ns2np1 ns2np2 ns2np3 , ns2np4 ns2np5 ns2np6 Số electron ngoài cùng 1,2,3 4 5,6,7 8 Dự đoán loại nguyên tố Kim loại ( H, He, Be) Có thể kim loại hay phi kim Phi kim Khí hiếm Tính chất cơ bản của nguyên tố. Tính kim loại Tính kl hoặc pk Tính kim loại Trơ về mặc hóa học . Lưu ý: nguyên tử phi kim thường nhận electron → ion âm ( đạt đến cấu hình bền 8 e ngoài cùng của khí hiếm cùng chu kì) nguyên tử kim loại thường nhường electron → ion dương ( đạt đến cấu hình bền 8 e ngoài cùng của khí hiếm ở chu kì ngay trước nó) Bài 12: a. Viết cấu hình nguyên tử của Cl ( Z =17), Fe ( Z=26),Ca ( Z- 20) và cấu hình ion của Cl-, Fe2+, Ca 2+ b.Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu sau : Na (Z = 11) ; Mg (Z=12) ; Al (Z=13) ; Si (Z=14) ; Mn (Z=25) ; Co (Z=27) ; Cl (Z=17) . c.Hãy viết cấu hình electron : Fe , Fe2+ , Fe3+ , S , S2- . Bài 13: a.Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p4 . Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X. b.Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử Y. Bài 14: Nguyên tử R nhường 1 electron tạo ra cation R+ cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 . Viết cấu hình electron nguyên tử R. Bài 15 : Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 8. Xác định A, B. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố A, B. Bài 16: Phân lớp electron cuối cùng của hai nguyên tử A, B lần lượt là 3p, 4s . Tổng số electron của hai phân lớp này là 5, hiệu số electron của hai phân lớp này là 3. .Xác định điện tích hạt nhân của hai nguyên tử A và B. Viết cấu hình e đầy đủ của A, B. Bài 17. Nguyên tử X , ion Y2+ và ion B- đều có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6. a. Viết cấu hình electron nguyên tử của Y và B . b. Cấu hình electron trên có thể là cấu hình của những nguyên tử , ion nào ? ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – CHƯƠNG 1 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ............................. I.Phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nguyên tố X có cấu hình 1s22s22p63s23p4. Số hạt mang điện của nguyên tử của nguyên tố X là: A. 48 B. 16 C. 32 D. 9 Câu 2. Khối lượng theo đvC, điện tích của electron lần lượt là: A. 1u; 1- B. 0; 1+ C. 1, 1+ D. 0; 1- Câu 3. Một Nguyên tử có 6p, 6e và 6n thì số khối và Z lần lượt là: A. 12; 12 B. 12; 6 C. 6; 6 D. 18; 6 Câu 4. Tổng số hạt cấu tạo nên nguyên tử của nguyên tố X là 34 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Số lượng các loại hạt p là: A. 12 B. 13 C. 11 D. 10 Câu 5. Nguyên tử Al có cấu hình 1s22s22p63s23p1. Lớp L có số e là: A. 6 B. 2 C. 4 D. 8 Câu 6. Nguyên tử P có cấu hình [Ne]3s23p3. Số protôn của P là: A. 5 B. 10 C. 31 D. 15 Câu 7. Nguyên tố có Z = 11 là nguyên tố: A. d B. s C. f D. p Câu 8. Đa số các nguyên tử của các nguyên tố đều được cấu tạo bởi: A. n; e B. p; n C. p; e; n D. p; e Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26). A. Fe và Cl. B. Al và Cl. C. Al và P. D. Na và Cl. Câu 10. Nguyên tố có Z= 10 có cấu hình electron là: A. 1s22s32p5 B. 1s22s22p63s2 C. 1s22s22p53s1 D. 1s22s22p6 Câu 11. Nguyên tố có Z = 12 có số e ở phân mức năng lượng cao nhất là: A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 12. Các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân được gọi là: A. Đồng phân B. Đồng đẳng C. Đồng vị D. Nguyên tố hóa học Câu 13. Nguyên tử 1 đồng vị K có 19p; 19e và 20n nguyên tử khối của đồng vị này là: A. 41 B. 39 C. 42 D. 40 Câu 14. Cho các phân lớp 1s; 2s; 2p; 3s; 3p; 3d; 4s phân lớp có mức năng lượng cao nhất và thấp nhất lần lượt là: A. 1s; 3d B. 3d; 1s C. 1s; 4s D. 4s; 1s Câu 15. Hiđrô có 3 đồng vị, Oxi có 3 đồng vị. Số công thức của nước có thể có là: A. 9 B. 6 C. 12 D. 18 Câu 16. Phân lớp p chứa số electron tối đa là: A. 2 B. 6 C. 14 D. 10 Câu 17. Tổng số hạt của một nguyên tử là 13 số lượng các loại hạt p, e, n lần lượt là: A. 5; 3; 5 B. 4; 4; 5 C. 3; 3; 7 D. 5; 5; 3 Câu 18. Nguyên tố có Z= 15 thì số e của mỗi lớp từ trong ra ngoài lần lượt là: A. 8; 5; 2 B. 2; 8; 5 C. 5; 8; 2 D. 2; 5; 8 Câu 19. Đa số hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố đều được cấu tạo bởi: A. p; e B. n; e C. p; n D. p; e; n Câu 20. Cho kí hiệu nhận xét nào sau đây không chính xác: A. Nguyên tử K có 19n,20p,20e B. Nguyên tử K có 19p,19e; 20n C. Nguyên tử K có z = 19 D. Nguyên tử K có A = 39 Câu 21. Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s,p,d,f là: A. 2; 6; 10; 14 B. 2; 8; 32; 18 C. 2; 8; 18; 32 D. 2; 10; 6; 14 Câu 22. Vỏ nguyên tử được cấu tạo bằng các loại hạt: A. e B. n C. p D. p; e; n Câu 23. Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Brom có hai đồng vị, biết chiếm 54,5%. Vậy số khối của đồng vị thứ hai là : A. 82 B. 83 C. 81 D. 80 Câu 24. Đồng vị là các nguyên tử: A. Có cùng Z nhưng khác A B. Có cùng A nhưng khác Z C. Có cùng A D. Có cùng Z Câu 25. Một nguyên tử được đặc trưng bởi: A. A B. A và Z C. Z D. e, p Câu 26. Nguyên tử một nguyên tố có Z= 11.Số e ở phân mức năng lượng cao nhất là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 27. Cho biết cấu hình electron của X và Y lần lượt là X: 1s22s22p63s2 và Y: 1s22s22p63s23p4.Nhận xét nào sau đây đúng? A. X; Y đều là phi kim B. X; Y đều là kim loại C. X là kim loại; Y là phi kim D. X là phi kim; Y là kim loại Câu 28. Nguyên tố C có hai đồng vị bền: chiếm 1,11% và chiếm 98,89% Nguyên tử khoái trung bình của nguyên tử cacbon là: A. 12,3 B. 12,011 C. 12.33 D. 12,022 Câu 29. Tổng số lượng các loại hạt cấu tạo của một nguyên tử là 13 thì A và Z lần lượt là: A. 4; 9 B. 13; 4 C. 13; 9 D. 9; 4 Câu 30. Các e của nguyên tử của nguyên tố X được phân bố trên 4 lớp, lớp thứ 4 có 1 e. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X là: A. 19 B. 20 C. 17 D. 18 II. TỰ LUẬN Câu 1: Cho kí hiệu nguyên tử 1632S . Hãy xác định số khối(A), số hiệu nguyên tử (Z), tổng số hạt proton (P), tổng số hạt notron (N) và điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố S ? Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X (Z= 19). Hãy: -Viết cấu hình electron của nguyên tử X? - Nguyên tử X có mấy lớp electron? - Mỗi lớp có bao nhiêu electron? - Nguyên tố X có tính chất hóa học cơ bản gì? - X thuộc nguyên tố họ s,p,d hay f ? vì sao? Câu 3: Nguyên tố cacbon có 2 đồng vị bền: chiếm 98,89 % và chiếm 1,11 %. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon? Câu 4: a.Trong một nguyên tử của nguyên tố K có tổng số các loại hạt là 58, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. Hãy xác định số lượng từng loại hạt trong nguyên tử của nguyên tố K. b.(A1-1,5đ)Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 10. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố đó ( Biết nguyên tố đó có: 282)
Tài liệu đính kèm: