Hóa học 10 - Bài tập: Oxi – Ozon

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 3204Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 10 - Bài tập: Oxi – Ozon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học 10 - Bài tập: Oxi – Ozon
BÀI TẬP: OXI – OZON
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng cuả nguyên tố oxi là:
	A. 2s22p2 	B. 2s22p3 	C. 2s22p4 	D. 2s22p5
Câu 2: Chọn phát biểu đúng:
	A. Oxi là chất khí không màu, có mùi xốc, hơi nặng hơn không khí.
	B. Oxi là chất khí màu lục nhạt, không mùi, nhẹ hơn không khí.
	C. Oxi là chất khí màu lục nhạt, có mùi xốc, nhẹ hơn không khí.
	D. Oxi là chất khí không màu, không mùi, hơi nặng hơn không khí.
Câu 3: Oxi tác dụng được với dãy chất nào sau đây?
	A. CO; CO2; C2H5OH; C; Fe 	B. CO; S; C2H5OH; Cu; Fe 
	C. CO; SO2; C2H5OH; S; Ag	D. CO; P; C2H5OH; Au; Fe
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách:
	A. Nhiệt phân KMnO4.	B. Điện phân H2O.
	C. Cho MnO2 tác dụng với HCl đặc.	D. Cho KMnO4 tác dụng với HCl đặc.
Câu 5: Dùng kim loại nào để nhận biết khí ozon và oxi?
	A. Cu 	B. Fe 	C. Al 	D. Ag 
Câu 6: Chất nào sau đây tác dụng được với oxi?
	A. Au 	B. Ag 	C. NaCl 	D. C2H5OH
Câu 7: X2 là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí. X là
	A. Nitơ.	B. Oxi.	C. Clo.	D. Hiđro.
Câu 8: Phương trình hóa học nào sai?
	A. 2Cu + O2 2CuO	B. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
	C. 4Ag + O2 2AgO	D. 4P + 5O2 2P2O5
Câu 9: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
	A. H2S	B. O2	C. Al2S3	D. SO2
Câu 10: Thể tích khí O2 (ở đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 4,74 gam KMnO4 là:
	A. 0,672 lit 	B. 0,336 lit 	C. 0,448 lit 	D. 0,896 lit 
Câu 11: Chỉ ra nội dung sai
	A. Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn (chỉ sau flo).
	B. Oxi là phi kim hoạt động hoá học, có tính oxi hoá mạnh.
	C. Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt ).
	D. Oxi tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ N2, khí hiếm).
Câu 12: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào dưới đây?
	A. CaCO3.	B. KMnO4.	C. (NH4)2SO4.	D. NaHCO3.
Câu 13: Trong các cách dưới đây, cách nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
	A. Điện phân H2O.	B. Phân huỷ KClO3 với chất xúc tác là MnO2.
	C. Điện phân CuSO4.	D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 14: Sản xuất oxi từ không khí bằng cách
	A. hoá lỏng không khí.	B. chưng cất không khí.
	C. chưng cất phân đoạn không khí.	D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 15: Chất khí có màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng là
	A. Cl2.	B. O2.	C. O3.	D. N2.
Câu 16: Chỉ ra phương trình hoá học đúng, xảy ra ở nhiệt độ thường
	A. 4Ag + O2 → 2Ag2O.	B. 6Ag + O3 → 3Ag2O.
	C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2.	D. 2Ag + 2O2 → Ag2O + O2.
Câu 17: Chỉ ra nội dung sai
	A. O3 là một dạng thù hình của O2.
	B. O3 tan nhiều trong nước hơn O2.
	C. O3 oxi hoá được tất cả các kim loại.
	D. Ở điều kiện thường, O2 không oxi hoá được Ag nhưng O3 oxi hoá được Ag.
Câu 18: Đơn chất O2 và O3 là thù hình của nhau vì:
	A. Có số lượng nguyên tử khác nhau	B. Đều có tính oxi hóa
	C. Chúng đều là chất khí	D. Đều được cấu tạo nên từ nguyên tố oxi
Câu 19: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
	A. 2KClO3 2KCl + 3O2	B. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
	C. 2H2O 2H2 + O2	D. 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2	
Câu 20: Khi nhiệt phân 24,5 gam KClO3 thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:
	A. 4,48.	B. 6,72.	C. 2,24.	D. 8,96.
Câu 21: Đốt 13 gam một kim loại hóa trị II trong khí oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng là 16,2 gam. Kim loại đó là: (Cho Zn=65, Fe=56, Cu=64, Ca=40)
	A. Fe.	B. Cu.	C. Zn.	D. Ca.
Câu 22: Phản ứng không xảy ra là
	A. 2Mg + O2 2MgO	B. C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
	C. 2Cl2 + 7O2 2Cl2O7	D. 4P + 5O2 2P2O5
Câu 23: Nhiệt phân hoàn toàn 3,634 gam KMnO4, thể tích O2 (đktc) thu được là (K=39, Mn=55, O=16)
	A. 224 ml	B. 257,6 ml	C. 515,2 ml	D. 448 ml
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi dư (đktc), thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối đối với oxi là 1,25. Thành phần % theo thể tích của CO2 trong hỗn hợp X là: 
	A. 6,67 %	B. 66,67 %	C. 33,33 %	D. 3,33 %
Câu 25: Để oxi hóa hoàn toàn 3,24 gam một kim loại R thì cần vừa đủ 2,016 lít khí oxi (đktc). Kim loại R là:
	A. Fe.	B. Cu.	C. Zn.	D. Al.
Câu 26: Cho phản ứng: FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2. Tổng hệ số cân bằng (số nguyên, tối giản) của phản ứng trên là:
	A. 23.	B. 22.	C. 24.	D. 25.
Câu 27: Khi tiến hành nhiệt phân 4,9 gam KClO3 thì khối lượng oxi thu được là: (Biết hiệu suất phản ứng là 75%)
	A. 1,92 gam.	B. 1,44 gam.	C. 1,28 gam.	D. 0,96 gam.
Câu 28: Tiến hành phân hủy hết m gam ozon thì thu được 94,08 lít khí oxi (ở đktc). Giá trị của m là:
	A. 89,6.	B. 134,4.	C. 201,6.	D. 302,4.
Câu 29: Biết rằng tỉ khối hơi của hỗn hợp X gồm oxi và ozon đối với khí metan là 2,4. Phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X là:
	A. 60% và 40%.	B. 70% và 30%.	
	C. 50% và 50%.	D. 45% và 55%.
Câu 30: Cho 6 gam một kim loại M có hóa trị không đổi tác dụng với oxi tạo ra 10 gam oxit. Công thức oxit của kim loại M đó là:
	A. Fe2O3.	B. CaO.	
	C. MgO.	D. CuO.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_Oxi_ozon.doc