Hệ thống câu hỏi lý thuyết trắc nghiệm Địa lí lớp 12 (Bài 2 đến 20)

docx 36 trang Người đăng dothuong Lượt xem 446Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống câu hỏi lý thuyết trắc nghiệm Địa lí lớp 12 (Bài 2 đến 20)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống câu hỏi lý thuyết trắc nghiệm Địa lí lớp 12 (Bài 2 đến 20)
HỆ THỐNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT TRẮC NGHIỆM
A. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Câu 1: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây
a. Á và Ấn Độ Dương	b. Á và Thái Bình Dương
c. Á - Âu và Thải Bình Dương, Ấn Độ Dương 	d. Á - Âu và Thái Bình Dương 
Câu 2: Nước ta nằm ở vị trí
a. Rìa phía đông bán đảo Đông Dương	b. Trên bán đảo Trung Ấn
c. Trung tâm Châu Á	d. Ý A và B đúng
Câu 3: Trên đất liền, lãnh thổ nước ta tiếp giáp với các quốc gia
a. Thái Lan, Lào, Mianma	b. Lào, Campuchia, Thái Lan
	c. Trung Quốc, Lào, Campuchia	d. Trung Quốc, Thái Lan, Mianma 
Câu 4: Việt Nam có chung biên giới cả trên đất liền và trên biển với
 a. Trung Quốc	 b. Lào	c. Campuchia 	d. Ý A và C đúng
Câu 5: Điểm cực Nam - xã Đất Mũi của nước ta thuộc tỉnh
a. Bạc Liêu	b. Cà Mau 	c. Sóc Trăng 	d. Kiên Giang
Câu 6: Điểm cực Tây - xã Sín Thầu của nước ta thuộc tỉnh
a. Điện Biên 	b. Lai Châu 	c. Sơn La 	d. Lào Cai
Câu 7: Nước ta nằm trong hệ toạ độ địa lí
a. 23023’B - 8°30’ B và 102°10’ Đ - 109°24’Đ
b. 23°20’B - 8°30’ B và 102°10’Đ - 109°24’Đ 
c. 23°23’B - 8°34’B và 102°9’Đ - 109°24’Đ
d. 23°23’B - 8°30’B và 102°10’Đ - 109°20’Đ 
Câu 8: Đi từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng
a. 12 vĩ độ 	b. 15 vĩ độ 	c. 17 vĩ độ 	d. 18 vĩ độ
Câu 9: Điểm cực đông - xã Vạn Thạnh - của nước ta thuộc tỉnh (thành phố)
a. Quãng Ninh	b. Đà Nẵng 	c. Khánh Hoà	d. Bình Thuận
Câu 10: Điểm cực Bắc xã Lũng Cú của nước ta thuộc tỉnh
a. Hà Giang 	b. Cao Bằng 	c. Lạng Sơn 	d. Lào Cai
Câu 11: Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7, điều này có ý nghĩa
 	a. Tính toán múi giờ quốc tế dễ dàng
b. Thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác
c. Phân biệt múi giờ với các nước láng giềng 
 d. Thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương 
Câu 12: Đường bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên khoảng
a. 2300 km	b. 3200 km 	 c. 3260 km	d. 2360 km
Câu 13: Quốc gia có đường biên giới trên đất liền dài nhất với Việt Nam là
a. Trung Quốc 	b. Lào	c. Campuchia 	d. Các ý trên đều sai
Câu 14: Đi từ Bắc vào Nam của nước ta, các cửa khẩu tương ứng là
a. Tân Thanh, Cầu Treo, Mộc Bài, Xà Xía
	b. Tân Thanh, Cầu Treo, Xà Xía, Mộc Bài 
c. Cầu Treo, Mộc Bài, Xà Xía, Tân Thanh 
 d. Cầu Treo, Xà Xía, Mộc Bài, Tân Thanh
Câu 15: Trong các tỉnh (thành phố) sau, tỉnh (thành phố) nào không giáp biển
a. Thành phố Cần Thơ 	b. Thành phố Hồ Chí Minh 	
c. Quảng Ngãi 	d. Ninh Bình
Câu 16: Vùng nội thuỷ của nước ta được xác định là vùng
a. Tiếp giáp với đất liền	b. Phía trong đường cơ sở 
c. Phía ngoài đường cơ sở	
d. Là vùng tiếp giáp với đất liền ở phía trong đường cơ sờ 
Câu 17: Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường
a. Tính từ mực nước lên xuống trung bình của thuỷ triều
b. Tính từ mép nước thuỷ triều đến độ sâu 10 m 
c. Rộng 20 hải lí tính từ đường bờ biển trở ra
d. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ của nước ta 
Câu 18: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,... là vùng
	a. Lãnh hải	b. Tiếp giáp lãnh hải	
c. Vùng đặc quyển về kinh tế 	d. Thềm lục địa
Câu 19: Trong các nhận định sau, nhận định nào chưa chính xác
a. Thềm lục địa có hình dáng gần lặp lại lãnh thổ đất liền, hẹp hai đầu và mở rộng ở giữa từ thành phố Đà Nẵng đến Ninh Thuận
b. Thềm lục địa có hình dáng gần lặp lại lãnh thổ đất liền, rộng ở hai đầu và thu hẹp ở giữa từ thành phố Đà Nẵng đến Ninh Thuận
c. Đối với vùng biển, thềm lục địa được tính đến độ sâu 200 m 
d. Cả B và C đúng
Câu 20: Vùng có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng
a. Lãnh hải	b. Tiếp giáp lãnh hải
c. Vùng đặc quyền về kinh tế 	d. Thềm lục địa
Câu 21: Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây
a. Hoàng Sa thuộc Khánh Hoà	b. Trường Sa thuộc thành phố Đà Nẵng 
c. Cả A và B đều sai	d. Cả A và B đều đúng 
Câu 22: Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là
a. Cái Bầu	b. Cồn Cỏ 	c. Phú Quý	d. Phú Quốc
Câu 23: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là
a. Nhiệt đới ẩm	b. Nhiệt đới khô
c. Nhiệt đới gió mùa 	d. Nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 24: Các nước có phần biển chung với Việt Nam là
a. Trung Quốc, Philippin, Lào, Campuchia, Malaysia, Brunây Indônêsia, Thái Lan
b. Trung Quốc, Philippin, Mianma, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan
c. Trung Quốc, Philippin, Xingapo, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan
d. Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Malaysia, Inđônêsia, Thái Lan 
Câu 25: Vùng biển nước ta có chế độ nhật triều đều điển hình là
a. Vịnh Thái Lan	b. Vịnh Vân Phong 	c. Vịnh Bắc Bộ	d. Vịnh Nha Trang
Câu 26: Việt Nam nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, vị trí đó mang lại ý nghĩa
a. Có thể xâm nhập thuận lợi vào phía nam Trung Quốc
b. Cửa ngõ thông ra biển của Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia 
c. Cả A và B đều đúng	d. Cả A và B đều sai
Câu 27: Số lượng tỉnh (thành phố) giáp biển của nước ta là
a. 25 	b. 28 	c. 29 	d. 31
Câu 28: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác
	a. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang chính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
b. Nước ta nằm trọn trong vành đai nhiệt đới
 c. Từ vĩ độ 20°B tới điểm cực Bắc nước ta, trong năm có một lần Mặt trời lên thiên đỉnh
d. Tất cả các địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam trong năm có hai lần Mật trời lên thiên đỉnh
Câu 29: Nguyên, nhân làm cho thiên nhiên nước ta khác so với các nước Tây Nam Á và Châu Phi ở cùng vĩ độ là
a. Vị trí trung tâm Đông Nam Á	b. Ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu Á
c. Nước ta giáp biển Đông	d. Ý B và C đúng
Câu 55: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta
	a. Nhiệt đới ẩm.	b. Nhiệt đới khô hạn. 	
	c. Nhiệt đới gió mùa.	d. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 56: Đặc điểm hai mùa khí hậu nước ta là
a. Mùa đông lạnh và ngắn, mùa hạ nóng và kéo dài.
b. Mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều
c. Mùa đông ấm và khô, mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
d. Mùa đông ấm và lạnh, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
Câu 57: Thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tươi, rất giàu sức sống là do
a. Nước ta giáp với Biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm.
b. Là nơi gặp gỡ của nhiều loài động thực vật trong khu vực Đông Nam Á. 
c. Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa điển hình của thế giới. 
d. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc.
Câu 58: Sự phân hoá đa dạng của tự nhiên nước ta là do
a. Vị trí chuyển tiếp giữa hai lục địa và hai đại dương.
b. Địa hình chủ yếu là đồi núi và có sự phân hoá phức tạp.
c. Đặc điểm của vị trí địa lí và hình thể nước ta.
d. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc.
Câu 59: Việc thông thương giữa nước ta với các nước Trung Quốc, Lào chỉ có thể tiến hành qua một số cửa khẩu, vì
a. Phần lớn biên giới nước ta là vùng núi cao
b. Cửa khẩu là nơi có địa hình thuận lợi cho việc đi lại
c. Phần lớn đường biên giới chạy theo các đỉnh núi, các hẻm núi.
d. Thuận lợi cho việc đảm bảo an ninh quốc gia
Câu 60: Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp nước ta có thuận lợi cơ bản là
a. Ít bị thiên tai đe doạ.
b. Nền nhiệt ẩm dồi dào và ổn định quanh năm.
c. Thời tiết quanh năm thuận lợi.
d. Cây trồng và gia súc tăng trưởng nhanh, phát triển quanh năm.
Câu 61: So với các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi, ngành trồng trọt nước ta có ưu thế
a. Phát triển các cây ưa nhiệt	b. Trồng được nhiều cà phê, cao su 
c. Có nhiều loại cây lương thực.	
d. Thực hiện thâm canh tăng vụ đa dạng hoá cây trồng.
Câu 62: Đặc điểm nào về vị trí địa lí không phải là thuận lợi của nước ta?
a. Cửa ngõ ra biển của các nước Đông dương và Đông Bắc Thái Lan,
b. Đầu cầu xâm nhập vào vùng Vân Nam Trung Quốc
c. Việc bảo vệ chủ quyển lãnh thổ dễ dàng.
d. Mở rộng quan hệ giao thông và ngoại thương với nhiều nước.
Câu 63: Yếu tố địa lí không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ở nước ta
a. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
b. Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài trên 15° vĩ tuyến 
c. Gần trung tâm vùng Đông Nam Á.
d. Khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.
Câu 64: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa khiến cho nước ta có
a. Khí hậu ôn hoà quanh năm.
b. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt.
c. Nền nhiệt ẩm cao, phân hoá theo mùa, theo vĩ độ và theo độ cao.
d. Tài nguyên khoáng sản giàu có.
Câu 65: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú là do
a. Vị trí gần trung tâm vùng Đông Nam Á.
b. Đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật. 
c. Nền nông nghiệp phát triển lâu đời.
d. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sự phát triển cùa loài động, thực vật.
Câu 66: Nước ta có nền văn hoá phong phú và độc đáo do
a. Là nơi giao thoa của các dân tộc trong và ngoài khu vực Đông Nam Á
b. Chịu ảnh hưởng của các nền văn minh cổ đại và văn minh phương Tây
c. Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dương
d. Khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động trên TG
Câu 67: Khó khăn không phải do ảnh hưỏng của hình dạng lãnh thổ nước ta
a. Giao thông từ trung ương đến địa phương xa xôi.
b. Khí hậu phân hoá phức tạp.
c. Phân bố khoáng sản phân tán trong không gian.
d. Khó khăn trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Câu 68: Thách thức to lớn nhất của nền kinh tế nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là
a. Phải nhập khẩu nhiều hàng hoá, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến.
b. Gia công hàng xuất khẩu với giá rẻ.
c. Nhiều lao động có tay nghề cao đi tham gia hợp tác lao động quốc tế. 
d. Cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Câu 87: Đặc điểm không phù hợp với địa hình nước ta là
a. Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu.
b. Có sự tương phản giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ. 
c. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.
d. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế của con người. 
Câu 88: Nhận định đúng nhất về đặc điểm địa hình nước ta là
a. Địa hình đồng bằng chiếm diện tích lớn nhất.
b. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn nhất.
c. Địa hình cao nguyên chiếm diện tích lớn nhất.
d. Tỉ lệ ba nhóm địa hình trên tương đương nhau.
Câu 89: Trong địa hình nước ta, loại địa hình chiếm ưu thế
a. Cao trên 2500m.	b. Cao từ 1000 -1500m.
c. Cao từ 1500 - 2500m.	d. Dưới l000m.
Câu 90: Đặc điểm địa hình nào nổi bật của thiên nhiên Việt Nam?
a. Hệ thống núi chạy dọc bờ Biển Đông.
b. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất đai.
c. Đồng bằng chỉ còn là những châu thổ nhỏ, dải đất trũng xen cồn cát ven biển.
d. Hệ thống núi kéo dài 1400 km từ biên giới Việt Trung đến Đông Nam Bộ.
Câu 91: Dạng địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam là
	a. Núi cao.	b. Núi trung bình.	c. Đồi núi thấp. 	d. Đồng bằng.
Câu 92: Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực
	a. Đông Đắc.	b. Tây Bắc.	c. Bắc Trung Bộ	d. Tây Nguyên.
Câu 93: Tỉ lệ diện tích địa hình núi thấp (dưới l000m) ở nước ta so với diện tích tự nhiên chiếm khoảng
a. 80%	b. 85%	c. 78%	d. 82%
Câu 95: Các khối núi cao trên 2000m đã
a. Phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ở nước ta.
b. Làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên việt nam.
c. Tác động mạnh đến cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm của nước ta. 
d. Làm phong phú thêm cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm của nước ta.
Câu 96: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được bảo tồn ở vành đai chân núi
a. Dưới 500 - 600m ở miền Bắc, dưới 600m ở miền Nam.
b. Dưới 600-700m miền Bắc, dưới l000m miền Nam. 
c. Dưới 500 - 600m ở miền Bắc, dưới l000m ở miền Nam.
d. Dưới 600-700m ơ miền Bắc, dưới 800m ở miền Nam
Câu 97: Cảnh quan rừng chiếm ưu thế nước ta là
a. Nhiệt đới thường xanh.	b. Ôn đới.
c. Á nhiệt đới.	d. Á nhiệt đới và ôn đới.
Câu 98: Nhận xét nào không phải là tác động lớn của địa hình đồi núi đối với việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta
a. Các mỏ ngoại sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp hoá.
b. Tài nguyên rừng giàu có về thành phần các loài động thực vật với nhiều loại quý hiếm.
c. Các cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cậy ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn tập trung.
d. Các con sông có tiềm năng thuỷ điện lớn, nhiều vùng núi cao khí hậu mát mẻ đã trở thành các điểm du lịch nổi tiếng.
Câu 99: Việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền này, mà còn có tác dụng bảo vệ sinh thái cho các vùng đồng bằng là vì
a. Miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản.
b. Phù sa của các con sông lớn mang vật liệu từ miền đồi núi bồi đắp cho vùng đồng bằng.
c. Nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.
d. Giữa địa hình đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện đại.
Câu 100: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi là
a. Đất trồng cây lương thực bị hạn chế.
b. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông.
c. Khí hậu phân hoá phức tạp.
d. Khoáng sản có nhiều mỏ trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian.
Câu 101: Nhận định không chính xác về vùng đồng bằng ở nước ta là
a. Tất cả các vùng đồng bằng nước ta đều là những châu thổ của các con sông với diện tích lớn, nhỏ khác nhau.
b. Nước ta có nhiều đồng bằng rộng châu thổ rộng lớn được hình thành tại các vùng sụt võng.
c. Các đồng bằng duyên hải miền trung nằm ở chân núi ven biển, trong lòng có nhiều đồi sót và các cồn cát, đụn cát, đầm phá, chiếm một diện tích đáng kể.
d. Đồng bằng châu thổ sông Cửu long là đồng bằng có dịện tích lớn nhất nước ta.
Câu 102: Nhận định nào không chính xác về vùng đồi núi nước ta
a. Sự phân hoá trong vùng đồi núi cơ bản là do nhân tố kiến tạo địa mạo.
b. Từ thung lũng sông hồng đến đèo ngang là vùng núi cao, với nhiều núi cao trung bình từ 1600 - 2500m.
c. Vùng đồi từ đèo Hải Vân đến Đông Nam Bộ hẹp ngang, thấp ở hai đầu và cao ở giữa.
d. Dãy núi Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa miền bắc và miền nam. 
Câu 103: Từ Bắc đi vào lần lượt qua các đèo
a. Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông.
b. Đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả.
c. Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả.
d. Đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hài Vân, đèo Cả.
Câu 104: Nhận định không chính xác về thềm lục địa nước ta là
a. Thềm lục địa có hình dạng thu hẹp ở Nam Trung Bộ, mở rộng hai đầu Bắc Bộ và Nam Bộ.
b. Thềm lục địa có hình dạng thu hẹp hai đầu Bắc Bộ và Nam Bộ, mở rộng ở Nam Trung Bộ.
c. Thềm lục địa nước ta có diện tích khoảng 300.000 km2.
d. Thềm lục địa nước ta là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa.	
Câu 105: Diện tích của Biển Đông vào khoảng
a. 4,347 triệu km2	b. 3,447 triệu km2
c. 4,437 triệu km2	d. 3,344 triệu km2
Câu 106: Phần Biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam có diện tích
a. 0,5 triệu km2	b. khoảng trên 1,0 triệu km2
c. 1,5 triệu km2	d. khoảng trên 3,0 triệu km2
Câu 107: Hai vịnh có diện tích lớn nhất nước ta là
a. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong.
b. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang.
c. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
d. Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong.
Câu 108: Đoạn ven biển có thềm lục địa rất hẹp chỉ khoảng 50m
a. Bắc Bộ.	b. Nam Trung Bộ.
c. Bắc Trung Bộ.	d. Nam Bộ.
Câu 109: Đặc điểm cơ bản nhất của Biển Đông là
a. Nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
b. Vùng biển khép kín bởi hệ thống các đảo, quần đảo bao quanh 
c. Biển tương đối ấm, có thành phần sinh vật biển phong phú.
d. Tính chất nhiệt đới gió mùa và là vùng biển tương đối kín.
Câu 110: Nhận định không đúng với vai trò của Biển Đông của nước ta là 
a. Làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà.
b. Giảm tính khắc nghiệt của thời tiết trong mùa khô. 
c. Dịu mát thời tiết nóng bức trong mùa hè.
d. Là yếu tố quyết định tính chất nhiệt đới của nước ta.
Câu 112: Dạng địa hình ít có có giá trị du lịch biển nước ta là
a. Các bãi cát ven biển.	b. Các vịnh, vũng.
c. Các đảo ven bờ và các dạng san hô.	d. Các rừng ngập mặn ven biển.
Câu 113: Đi dọc bờ biển nước ta từ Bắc vào Nam sẽ gặp các bãi biển
a. Sầm Sơn, Mỹ Khê, Nha Trang, Vũng Tàu.
b. Nha Trang, Sầm Sơn, Vũng Tàu, Mỹ Khê.
c. Mỹ Khê, Nha Trang, Sầm Sơn, Vũng Tàu.
d. Sầm Sơn, Nha Trang, Mỹ Khê, Vũng Tàu.
Câu 114: Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là đảo
	a. Cát Bà.	b. Phú Quốc.	c. Bạch Long Vĩ.	d. Côn Đảo.
Câu 115: Bán đảo Hòn Gốm thuộc tỉnh
 	a. Phú Yên.	b. Bình Định.	c. Khánh Hòa.	d. Ninh Thuận.
Câu 116: Vịnh Vân Phong thuộc tỉnh
	a. Quảng Ngãi.	b. Phú Yên.	c. Bình Định.	d. Khánh Hoà.
Câu 117: Vùng biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động du lịch quanh năm ở nước ta
	a. Bắc Bộ.	b. Nam Trung Bộ.	c. Bắc Trung Bộ.	d. Nam Bộ.
Câu 118: Diện tích rừng nhiệt đới ẩm thường xanh ngập mặn ven biển nước ta tập trung tỉnh
	a. Bà Rịa Vũng Tàu.	b. Bạc Liêu.	c. Cà Mau.	d. Kiên Giang.
Câu 119: Nhận định không đúng với đặc điểm của Biển Đông là
a. Trải dài từ chí tuyến Bắc xuống chí tuyến Nam.
b. Biển lớn, tương đối kín, có diện tích rộng khoảng 3,447 triệu km2.
c. Nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm không khí thường trên 80%.
d. Giàu tài nguyên sinh vật biển.
Câu 120: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất và giá trị nhất của Biển Đông nước ta
a. Ti tan.	b. sa khoáng	c. Cát thuỷ tinh.	d. Dầu khí.
Câu 121: Hai bể trầm tích chứa nhiều dầu nhất trong vùng Biển Đông của nước ta là
a. Bể trầm tích sông Hồng và Trung Bộ.
b. Bể trầm tích Hoàng Sa, Trường Sa.
c. Bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn.
d. Bể trầm tích Mã Lay - Thổ Chu.
Câu 122: Hiện tượng không phải là hậu quả của bão trên Biển Đông nước ta
a. Lượng mưa đột ngột tăng lên đến 800 - 1000 mm trong 24 giờ.
b. Gió giật mạnh, sóng lớn phá huý các công trình xây dựng, nhà cửa của nhân dân.
c. Các đợt sóng lớn (sóng lừng) do bão gây nên có sức tàn phá hết lớn, gây thiệt hại về người và của.
d. Ngành nuôi trồng thuỷ sản ven bờ bị thiệt hại nghiêm trọng do bão. 
Câu 123: Vấn đề không phải là vấn đề hệ trọng cần phải giải quyết trong Chiến lược phát triển kinh tế biển của nước ta
a. Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển.
b. Phòng chống ô nhiễm môi trường biển.
c. Thực thi các biện pháp phòng chống thiên tai.
d. Hạn chế việc đánh bắt cá ngoài khơi để bảo vệ nguồn lợi hải sản.
Câu 124: Nguyên nhân không ảnh hưởng đến đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ờ nước ta
a. Hệ tọa độ địa lí.	b. Ảnh hưởng của biển Đông.
c. Hoạt động của hoàn lưu gió mùa.	d. Hình dạng lãnh thổ.
Câu 125: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi
a. Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.	b. Ảnh hưởng của biển Đông.
c. Hoạt động của hoàn lưu gió mùa.	d. Sự phân hóa của địa hình.
Câu 126: Khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các địa phương ở nước ta có đặc điểm
a. Tăng từ miền Bắc vào miền Trung, giảm từ miền Trung vào miền Nam.
b. Tăng từ miền Bắc vào miền Trung, tăng từ miền Trung vào miền Nam. 
c. Tăng từ miền Bắc vào miền Nam.
d. Tăng từ miền Nam ra miền Bắc.
Câu 127: Biểu hiện nào không thể hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?
a. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 27°c
b. Tổng nhiệt độ hàng năm đạt 8000 - 9000°c
c. Tổng số giờ nắng dao động tùy nơi từ 1400 – 3000 giờ 
d. Nếu mỗi năm Mặt trời chỉ đi qua thiên đỉnh một lần.
Câu 128: Nhận xét không đúng với vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến
a. Mỗi năm Mặt Trời đi qua thiên đỉnh hai lần.	b. Tổng bức xạ lớn.
c. Cán cân bức xạ dương quanh năm	d. Nhiệt độ các tháng mùa đông trên 20°c.
Câu 129: Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là
a. Nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm.
b. Nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. 
c. Nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá sâu sắc
d. Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hòa quanh năm.
Câu 130: Tính chất không phải là đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam
a. Nền nhiệt độ cao.	b. Có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
c. Lượng mưa lớn.	d. Phân hoá rõ nét.
Câu 131: Tính chất không

Tài liệu đính kèm:

  • docxTRAC_NGHIEM_DIA_12_TU_BAI_2_DEN_BAI_20.docx