Giáo án Trắc nghiệm chương 3: Muối cacbonat (MCO3)

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1716Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Trắc nghiệm chương 3: Muối cacbonat (MCO3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Trắc nghiệm chương 3: Muối cacbonat (MCO3)
Muối cacbonat (MCO3)
Câu 1: Tổng số hệ số trong phương trình phản ứng Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 ở dạng phân tử và ion rút gọn lần lượt là
A. 4,5	B. 6,4	C. 6,5	D. 5,6
Câu 2: Có 4 dung dịch không màu: HCl, NaCl, Na2CO4, H2SO4. Có thể dùng thêm một trong các dung dịch dưới đây để phân biệt 4 dung dịch trên
A. KOH	 	 B. AgNO3	C. BaCl2	 D. Phenol phtalein
Câu 3: Có bốn lọ mất nhản gồm: Na2CO3, Na2SO4, Na2SiO3, Na2S, Na2SO3. Chỉ dùng một trong các dung dịch sau để nhận biết
A. NaOH	B. H2SO4	C. HCl	D. Ba(OH)2
Câu 4: Dung dịch muối X làm quỳ tím ngả sang màu xanh, dung dịch Y không làm đổi màu quỳ tím .Trộn lẫn dung dịch hai muối thì thu được kết tủa. Dung dịch X, Y có thể là: 
A. NaOH và K2SO4 	B. K2CO3 và Ba(NO3)2 	
C. KOH và FeCl2 	D. Na2CO3 và KNO3
Câu 5: Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hoá học nào sau đây?
 	A. 
B. 
 	C. 	
D. 
Câu 6: Phản ứng nào sau đây không xảy ra
 A. 	B. 
 C. 	D. 
Câu 7: Ca(HCO3)2 có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy
A. HCl, Cu(NO3)2, Mg(OH)2	B. HCl, BaCO3, KOH
C. HNO3, Na2CO3, Ba(OH)2	D. HNO3, BaCl2, NaOH
Câu 8: Để phân biệt 4 chất rắn Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O đựng trong 4 lọ riêng biệt, có thể dùng
	A. H2O và dung dịch HCl	
	B. H2O và dung dịch NaOH
	C. Giấy quỳ ẩm và H2SO4 đặc
	D. Dung dịch NaOH và dung dịch phenoltalein
Câu 9: Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2 thì số chất có thể nhận ra được là 
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 10: Có thể nhận biết từng chất bột trắng sau: NaCl, Na2SO4 , BaCO3, Na2CO3 , BaSO4 
A. Khi dùng thêm quỳ tím và HCl	
B. Khí cacbonic và H2O
C. Không dùng thêm hoá chất nào khác	
D. Dùng thêm quỳ tím và NaOH
Câu 11: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất bột sau NH4Cl, NaCl, CaCO3, Na2SO4. Có thể sử dụng nhóm chất nào sau đây để nhận biết được cả 4 chất trên?
A. Dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4
B. Dung dịch Ba(OH)2, dung dịch HCl
C. Dung dịch KOH, dung dịch HCl
D. Dung dịch BaCl2, dung dịch HCl
Câu 12: Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3, BaCl2 số mol bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước (dư), đun nóng, thu được dung dịch chứa 
A. KCl, KOH	B. KCl	
C. KCl, KHCO3	D. KCl, KOH, BaCl2
Câu 13: Có 4 dung dịch: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên?
A. Dung dịch HNO3	B. Dung dịch KOH	
C. Dung dịch BaCl2	D. Dung dịch NaCl
Câu 14: Có ba dung dịch riêng biệt là Ba (NO3)2, Ca(HCO3)2 và MgSO4 bị mất nhãn. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết được cả ba dung dịch trên?
A. Ba(OH)2	B. H2SO4	C. NaOH	D. Na2CO3
Câu 15: Chất X có các tính chất sau: (1) tác dụng với dung dịch HCl tạo ra khí làm đục nước vôi trong, (2) X làm mất mầu dung dịch Br2, (3) X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 có thể tạo ra 2 muối. X là 
	A. NaHCO3	B. NaClO3	C. Na2S	D. KHSO3
Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hoá:
X
X1 
A
Chất X có thể là:
	A. CaCO3	B. BaSO3	C. BaCO3	D. MgCO3
2. Các dạng toán 
(1) CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
Câu 3: Cho V lit khí CO2 (54,6 0C ; 2,5 atm) hấp thụ hoàn toàn vào 100ml Ba(OH)2 pH = 14 thu được 9,85g kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,448	B. 0,54	
C. 1,792	D. 4,48
Câu 5: Cho 11,2ml CO2 (đktc) hấp thu hết bởi 200ml dung dịch Ca(OH)2, thu được 0,1gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 là
A. 0,05M	B. 0,015M	C. 0,005M	D. 0,15M
Câu 6: Cho V lit khí CO2 (0 0C ; 1 atm) hấp thụ hoàn toàn vào 100ml Ba(OH)2 pH = 14 thu được 3,94g kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,448	B. 0,56 hoặc 1,792	
C. 0,56	D. 1,792 hoặc 0,448
Câu 7: Cho toàn bộ 4,48lít (đktc) CO2 từ từ qua bình đựng dung dịch chứa 0,15mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch tăng hay giảm sau phản ứng.
A. Tăng 8,8g	B. Tăng 10g	
C. Giảm 1,2g	D. Giảm 1,9g
Câu 8: Hấp thụ hết 1,344 lít CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch A chứa đồng thời NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M. Số gam kết tủa thu được 
	A. 1,97	B. 5,91	
 C. 11,82	 D. 7,88
Câu 9: Sục từ từ khí CO2 vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M, Ba(OH)2 0,5M và BaCl2 0,7M. Tính thể tích khí CO2 cần sục vào (đktc) để kết tủa thu được là lớn nhất.
A. V = 2,24 lít	 	B. 2,8 lít 	
C. 2,688 lít 	D. 3,136 lít
Câu 10: Dẫn toàn bộ khí CO2 điều chế được từ 5 gam CaCO3 vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 thấy tạo thành 3,94gam kết tủa trắng. Nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng 
A. 0,25	B. 0,10	C. 0,175	D. 0,2
Câu 11: Sục V ml CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,001 M thấy xuất hiện 0,1 gam kết tủa trắng, lọc kết tủa rồi đem đun nóng dung dịch thu được 0,1 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là
A. 0,672	B. 0,0672	C. 67,2	 	D. 6,72
Câu 12: Cho 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng 
A. 9,85 gam	B. 14,775gam	C. 19,7gam	D. 1,97 gam
Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 3,2256 lit CO2 (54,60C, 1atm) vào 2 lit Ca(OH)2 0,03M.Dung dịch thu được chứa các chất nào sau đây
A. Ca(HCO3)2 	B. CaCO3
C. Ca(HCO3)2 , CaCO3	D. CaCO3 ,Ca(OH)2
Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 3,584 lít CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M được kết tủa X và dung dịch Y. Khi đó khối lượng dung dịch Y so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 sẽ
A. tăng 3,04 gam 	B. giảm 3,04 gam	
C. tăng 7,04 gam	 D. giảm 4 gam
Câu 15: Dung dịch X chứa a mol Ca(OH)2. Cho dung dịch X hấp thụ 0,06 mol CO2 được 2b mol kết tủa, nhưng nếu dùng 0,08 mol CO2 thì thu được b mol kết tủa. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,08 và 0,04	B. 0,05 và 0,02	
C. 0,06 và 0,02	D. 0,08 và 0,05
Câu 18: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lit khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là 	
A. 21,2 gam	B. 20,8 gam	C. 25,2 gam	D. 18,9 gam
Câu 19: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH aM, thu được dung dịch X có khả năng hấp thụ tối đa 2,24 lít CO2 (ở đktc). Giá trị của a là
	A. 0,4	B. 0,5	C. 0,6	D. 0,8
Câu 23: Sục V lít CO2 ( điều kiện chuẩn) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa, giá trị của V là
A. 2,24 và 4,48 	B. 2,24 và 11,2 	C. 6,72 và 4,48 	D. 5,6 và 11,2
(2) Khử oxit kim loại bằng CO
Câu 1: Cho cân bằng sau: CaCO3 + CO2 + H2O ⇄ Ca (HCO3)2. Tác động nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng
A. Tăng áp suất	B. Tăng nhiệt độ
C. Thêm CaCO3 vào	D. Thêm vào dung dịch NaOH 
Câu 2: Trong quá trình sản xuất gang, xảy ra phản ứng 
Fe2O3(r) + 3CO(k) ⇄ 2Fe(r) + 3CO2(k), ∆H > 0. 
Người tác dùng các biện pháp (1) Tăng nhiệt độ phản ứng; (2) Dùng chất xúc tác; (3) Giảm nhiệt độ phản ứng; (4) Tăng áp suất chung của hệ. Yếu tố giúp tăng hiệu suất của phản ứng trên là
A. (1)	B. (3)	C. (1) (2) 	 	D. (2), (3), (4)
Câu 3: Khử hoàn toàn 17,6gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là
A. 5,6 gam	B. 6,72 gam	C. 16,0 gam	D. 11,2 gam.
Câu 4: Dẫn 1 luồng CO dư qua ống đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO nung nóng thu được chất rắn Y; khí ra khỏi ống được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 40 gam kết tủa. Hoà tan chất rắn Y trong dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí bay ra (đktc). Giá trị của m là
	A. 24	B. 16	C. 32	D. 12
Câu 5: Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 nung nóng thì thu được 10,68 gam chất rắn A và khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ vào 350ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M thì thấy tạo ra 3,0 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 11,16	B. 11,64 hoặc 11,96	
C. 11,64	D. 11,16 hoặc11,32
 (3) Muối CO32- 
Câu 1: Trộn dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02mol với dung dịch chứa HCO3- 0,04mol; CO 0,03mol và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn là
A. 39,4 gam	B. 5,91gam	C. 7,88 gam 	D. 3,94 gam
Câu 2: Cho 16,25 gam FeCl3 tác dụng hết với dung dịch Na2CO3 dư thấy có kết tủa xuất hiện. Khối lượng kết tủa thu được 
A. 10,7 gam	B. 9,0 gam	C. 14,6 gam	D. 11,6 gam
Câu 3: Để sản xuất 100kg loại thuỷ tinh có công thức Na2O.CaO.6SiO2 cần phải dùng bao nhiêu kg narti cacbonat (với hiệu suất là 75%)
A. 25,15	B. 22,17	
C. 29,56	D. 20,92
Câu 4: Dung dịch X gồm Na2CO3, K2CO3, NaHCO3. Chia X thành hai phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với nước vôi trong dư được 20g kết tủa. Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24	B. 4,48	C. 6,72	D. 3,36
Câu 5 Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu được muối clorua khan là
A. 2,66 gam	B. 22,6gam	C. 26,6 gam	D. 6,26 gam
Câu 6: Thêm từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch nước vôi trong dư vào dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.
A. 6 gam	B. 8 gam 	C. 10 gam	D. 12 gam
Chương III. CACBON – SILIC (phần 2)
I. Silic: 
Cũng giống như Cacbon Silic có các số oxi hóa là -4, 0, +2, +4:
1, tính khử:
a) tác dụng với phi kim:
tác dụng trực tiếp với Flo ở nhiệt độ thường:
 Si + 2F2 SiF4
tác dụng với Clo, Brom, Iot, Oxi khi đun nóng:
 Si + O2 SiO2
tác dụng với C, N2, S ở nhiệt độ rất cao:
b) tác dụng với hợp chất:
 tác dụng mạnh với kiềm: Si + 2NaOH + H2O Na2SiO3 + 2H2
2, Tính oxi hóa:
ở nhiệt độ cao, tác dụng với KL như; Ca, Mg, Fe:
 2Ca + Si Ca2Si
3, Điều chế: dùng chất khử mạnh (Mg, Al, C) để khử SiO2 ở nhiệt độ cao:
VD: 
 SiO2 + Al Si + Al2O3
II, Hợp chất của Silic:
1, Silic đioxit:
Tan chậm trong kiềm đặc nóng, tan nhanh trong kiềm nóng chảy:
 SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O
Tan trong axit HF:
 SiO2 + HF SiF4 + 2H2O
2, Axit silixic:
Dễ mất nước khi đun nóng. Khi mất 1 phần nước thì tạo vật liệu xốp gọi là silicagen có khả năng hấp phụ tốt => dùng để hút ẩm.
Là axit rất yếu. yếu hơn cả axit cabonic, ở dạng keo:
 Na2SiO3 + CO2 + H2O Na2CO3 + H2SiO3
3, Muối silicat:
Chỉ có muối silicat kim loại kiềm tan trong nước, dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 gọi là thủy tinh lỏng
Thủy lỏng dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và keo dán sứ
Vải hoặc gỗ tẩm thủy tinh lỏng khó bị cháy
 (1) Khái quát về Silic 
Câu 1: Chọn phát biểu đúng về than đá và kim cương:
	A. Có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau	B. Có tính chất vật lý tương tự nhau
	C. Đều do nguyên tố cacbon tạo nên 	 	D. Có tính chất hoá học không giống nhau
Câu 2: Silic tinh thể có tính chất bán dẫn thể hiện như sau:
A. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện thấp, khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện tăng lên.
B. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện cao, khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện giảm xuống.
C. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện cao, khi tăng nhiệt độ thì nó trở nên siêu dẫn.
D. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện thấp, khi tăng nhiệt độ thì nó không dẫn điện.
Câu 3: Trong các hợp chất vô cơ, silic có các số oxi hoá là
A. –4; 0; +2; +4. 	
B. –4; 0; +1; +2; +4. 	
C. –1; +2; +4. 	
D. –4; +2; +4.
(2) Tính chất hóa học của các hợp chất Silic
Câu 1: Chất nào sau đây không là nguyên liệu của công nghiệp sản xuất xi măng ?
	A. Đất sét.	B. Đá vôi.	C. Cát.	D. Thạch cao.
Câu 2: Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc công nghiệp silicat?
	A. Sản xuất gạch, ngói, sành, sứ.	B. Sản xuất xi măng.
	C. Sản xuất thuỷ tinh.	D. Sản xuất thuỷ tinh hữu cơ.
Câu 3: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
A. SiO2 + 4HF ® SiF4 + 2H2O 	
B. SiO2 + 4HCl ® SiCl4 + 2H2O 
C. SiO2 + 2C Si + 2CO	
D. SiO2 + 2Mg 2MgO + Si
Câu 4: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách nào sau đây:
A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy 	
B. Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng 
C. Cho K2SiO3 tác dụng với NaHCO3 	
D. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl
Câu 5: Silic phản ứng với dãy chất nào sau đây:
A. CuSO4, SiO2 H2SO4 (l) 	B. F2, Mg, NaOH 
C. HCl, Fe(NO3)2, CH3COOH 	D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl
Câu 6: Số oxi hóa cao nhất của Silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau đây:
A. SiO 	B. SiO2 	C. SiH4 	D. Mg2Si
Câu 7: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây:
A. SiO2 + Mg 2MgO + Si 	
B. SiO2 + 2MaOH Na2SiO3 + CO2 
C. SiO2 + HF SiF4 + 2H2O	
D. SiO2 + Na2CO3 Na2SiO3 + CO2
Câu 8: Si phản ứng với tấc cả các chất trong dãy nào sau đây
A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng 	B. F2, Mg, NaOH
C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH 	D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong_3_cacbon_silicphan_2.doc