Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn: Hóa Học

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1378Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn: Hóa Học
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015 – 2016
 TRƯỜNG THCS DÂN HÒA
Môn: Hóa học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có: 02 trang
Câu 1: (3 điểm)
1. Viết các phương trình biểu diễn các biến hóa sau :
 S SO2 H2SO4 CuSO4
 ↕
 K2SO3
2. Nguyên tố B có thể tạo với nhôm thành hợp chất AlnBm mà phân tử gồm 5 nguyên tử. Khối lượng phân tử của hợp chất là 150đvC. Tìm công thức phân tử của hợp chất.
Câu 2: (4 điểm)
1. Trình bày cách phân biệt 5 gói bột có màu tương tự nhau là : CuO, FeO, MnO2 , Ag2O và hỗn hợp gồm FeO và Fe chỉ bằng một dung dịch hóa chất . Dung dịch đó là gì ? Viết các phương trình hóa học ?
2. Hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và Al. Hòa tan hoàn toàn 2,54 gam X bằng một lượng vừa đủ H2SO4 trong dung dịch loãng tạo ra 2,464 lít khí H2 ( đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch Ba(OH)2 cho tới khi gốc sunfat (= SO4) chuyển hết vào kết tủa thì thu được 27,19 gam kết tủa. Xác định kim loại M.
Câu 3: (5 điểm)
1. Ngâm một vật bằng đồng nặng 10 gam vào 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm đi 17%. Tìm khối lượng của vật sau phản ứng.
2. Có số gam nhôm và sắt bằng nhau. Cho riêng rẽ lượng nhôm và sắt vào hai bình đều chứa H2SO4 loãng, dư.
a, Xác định tỉ lệ về thể tích khí thoát ra ở hai bình ?
b, Dẫn riêng rẽ khí sinh ra ở mỗi bình đi qua 2 ống đều chứa bột CuO dư, nung nóng. Khi phản ứng kết thúc, lấy chất rắn còn lại trong mỗi ống hòa tan vào hai bình đựng HCl dư , sau một thời gian ở mỗi bình đều còn lại một chất rắn không tan có khối lượng là a1 và a2. Tìm tỉ lệ giữa a1 và a2 ?
c, Tính số gam dung dịch H2SO4 đặc, nóng (70%) đủ để hòa tan hết ( a1 + a2 ) gam chất rắn nói trên , nếu khối lượng nhôm và sắt lấy ban đầu là 9 gam.
Câu 4: (3 điểm)
 Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy dư tới phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88 gam kết tủa .
a, Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b, Tìm công thức phân tử của FexOy.
Câu 5: (5 điểm)
 Hòa tan hết 3,82 gam hỗn hợp gồm muối sunfat của kim loại M hóa trị I và muối sunfat của kim loại R hóa trị II vào nước, thu được dung dịch A. Cho 500ml dung dịch BaCl2 0,1M vào dung dịch A. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,99 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc đem cô cạn thì thu được m gam muối khan.
a, Tính m ?
b, Xác định kim loại M và R.
c, Tính phần trăm khối lượng muối sunfat của kim M và muối sunfat của kim loại R trong hỗn hợp đầu .
Biết rằng nguyên tử khối của kim loại R lớn hơn nguyên tử khối của kim loại M là 1 đvC , M là một trong các kim loại sau : Li, Na, K, Rb.
- Hết -
Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Xét duyệt của nhà trường Giáo viên
 Nguyễn Thị Hà Lê Thị Tuyết 
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016
 TRƯỜNG THCS DÂN HÒA
Môn: Hóa học
Câu
 Nội dung đáp án
Điểm
1(3điểm)
1, Viết đúng 8 PTHH × 0,25 điểm
S + O2 → SO2
SO2 + 2H2S → 2H2O + 3S
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
K2SO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + SO2
SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4 
2H2SO4 đặc,nóng + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
CuSO4 + H2S → CuS ↓ + H2SO4
2, Lập bảng biện luận :
n
1
2
3
4
m
4
3
2
1
MB
31( loại)
32( TM)
26( loại)
52(loại)
=> Hợp chất đó là : Al2S3
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2(4điểm)
1, ( 2điểm)
Dung dịch đó là HCl 
-Các PTHH : 
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2 : dd có màu xanh
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2: dd không màu
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 ↑ + H2O: Khí clo có màu vàng lục.
Ag2O + 4HCl → 2AgCl ↓ + H2O : Có kết tủa màu trắng.
-Hỗn hợp gồm FeO và Fe tác dụng với HCl cho dung dịch không màu
 và khí không màu bay ra do các phản ứng:
Fe + 2HCl →FeCl2 + H2 ↑
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2
2, (2đ)
Gọi số mol M và Al trong 2,54 gam hỗn hợp đầu lần lượt là x và y.
Ta có : x M + 27y = 2,54 ( I) 
-Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng 
 2M + H2SO4 → M2SO4 + H2 ↑
 x → 0,5x 0,5x
 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 
 y → 0,5y 1,5y
Ta có : 0,5x + 1,5y = 0,11 (II)
-Dung dịch Y chứa M2SO4 và Al3SO4. Cho tác dụng với Ba(OH)2 đủ để 
kết tủa vừa hết gốc SO4 .
 M2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2MOH 
 0,5x 0,5x
 Al2SO4 + 3Ba(OH)2 → 3Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 ↓
 0,5y 1,5y
Do M là kiềm mạnh → ta có phản ứng 
 MOH + Al(OH)3 → MAlO2 + 2H2O
 n BaSO4 = 0,5x + 1,5y = 0,11 (mol)
→ m BaSO4 = 0,11. 233 = 25,63 < 27,19 (g)
 Vậy kết tủa còn Al(OH)3 
→ MOH phản ứng hết và hòa tan được x( mol) Al(OH)3 theo pứ (5)
 m Al(OH)3 còn lại = 27,19 – 25,63 = 1,56 (g)
→ n Al(OH)3 còn lại = 0,02 ( mol) 
→ n Al(OH)3 còn lại = y – x ( mol) → y – x = 0,02 ( III)
Từ ( II, III) → x = 0,04 (mol) , y = 0,06 ( mol) 
Thay vào (I) → M =23 . Vậy M là Natri.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3(5điểm)
1,
250 gam dd AgNO3 4% chứa 10 gam AgNO3 nguyên chất .
Khi phản ứng xong AgNO3 giảm 17%, hay phản ứng hết 1,7 gam.
 Cu + 2 AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓ 
 0,005 ← 0,01 → 0,01
 Ta có : n AgNO3 = ( 1,7 : 170) =0,01 ( mol)
 Ta có : m Cu pư = 0,005 .64 = 0,32 gam
 m Ag = 0,01 .108 = 1,08 gam
→ m của vật = ( 10- 0,32 ) + 1,08 = 10,76 (g)
2,
a, PTHH 
2Al + 3H2SO4 → Al2 (SO4)3 + 3H2↑ (1)
 Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 ↑ (2)
Gọi số gam của Al và Fe ban đầu là m
→ n H2 (1) = m/18 ( mol)
→ n H2 (2) = m/56 ( mol)
→ Tỉ lệ thể tích thu được bằng tỉ lệ về số mol ≈ 3,1 lần.
b, PTHH:
 CuO + H2 → Cu + H2O (3)
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (4)
 Theo PT (3) : n H2 = n CuO pư = n Cu
→ Tỉ lệ giữa a1/ a2 cũng bằng 3,1 lần.
c, Nếu m = 9 gam 
Theo PT (3): n Cu = m/18 + m/56 = 9/18 +9/56 = 37/56 ( mol)
2H2SO4 đặc,nóng + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O (5)
Theo PT (5) n H2SO4 = 2 n Cu = 2. 37/56 = 37/28 ( mol)
→ m H2SO4 = 37/28 .98 = 129,5 g
→ m H2SO4 (70%) = ( 129,5. 100) : 70 = 185 gam.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
4(3điểm)
a, PTHH :
4FeCO3 + O2 → 2 Fe2O3 + 4CO2 ( 1)
 0,04 ← 0,02 ← 0,04
4FexOy + ( 3x - 2y) O2 → 2x Fe2O3 (2)
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O (3)
CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2 ( 4)
Ta có : n Fe2O3 = 0,14 ( mol) , n Ba(OH)2 = 0,06 ( mol)
 n BaCO3 = 0,04 ( mol)
b, 
TH1: Ba(OH)2 → Muối trung hòa ( không xảy ra phản ứng(4))
Từ PT (1) → m FeCO3 = 0,04 .116 = 4,64 gam
 → m FexOy = 20,64 g
 → m Fe2O3 (1) = 0,02.160 = 3,2 g
 → m Fe2O3 (2) = 19,2 g → n Fe2O3 (2) = 0,12 ( mol)
Từ pt (2) → n FexOy = 0,24/x ( mol)
 Từ PT (2) → m FexOy = 0,24/x ( 56x + 16y) = 20,64 
→ x/y = 8/15 ( loại)
TH2 : CO2 dư → hỗn hợp hai muối 
 CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O (5)
 0,06 ← 0,06 → 0,06
 CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2 (6)
 0,02 ← 0,02
Từ PT (5,6) → n BaCO3 (6) = n BaCO3 (5) - n BaCO3 thu được
 = 0,06 -0,04 = 0,02 ( mol)
→ n CO2(5,6) = 0,06 + 0,02 = 0,08 (mol)
 Theo PT (1) → m FeCO3 = 0,08.116 = 9,28 g
→ m FexOy = 25,28 – 9,28 = 16 g
Theo PT (1) : n Fe2O3 (1) = 0,04 ( mol)
→ n Fe2O3 (2) = 0,1 ( mol)
→ n FexOy = 0,2/x ( mol)
→ m FexOy = 0,2/x ( 56x + 16y) = 16
→ x/y = 2/3 ( TM)
Vậy CT của oxit sắt là Fe2O3.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5(5điểm)
a, 
 M2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2MCl (1)
 x → x
 RSO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + RCl2 (2)
 y → y
Ta có : n BaCl2 = 0,05 ( mol) → m BaCl2 = 10,4 gam.
ADĐLBTKL → m = 10,4 + 3,82 – 6,99 = 7,23 gam.
b, n BaSO4 = 0,03 ( mol) 
Gọi n M2SO4 = x ( mol) , n RSO4 = y ( mol)
 Từ PT (1) → x + y = 0,03 ( I)
Theo bài ra ta có : ( 2M + 96) x + ( R + 96) y = 3,82 ( II)
 Và R = M + 1 ( III)
Từ ( I,II,III) → x = ( 0,94 – 0,03R ) ÷ ( R – 2)
 Ta có : 0 < x < 0,003
 → 16,6 < R < 31,3
→ R = 24 ( Mg), M = 23 ( Na)
c, Theo PT ( 1,2) : x + y = 0,03 ( x)
 Theo bài ra : 142x + 120y = 3,82 ( xx)
 Từ ( x,xx) → x = 0,01 ( mol), y = 0,02 ( mol)
→ % Na2SO4 = 37,173 %
→ % MgSO4 = 62,287 %
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
 - Hết-

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề HSG Hóa 9 Dân Hòa ( 2015 -2016).doc